TIN LIÊN QUAN | |
Neymar: Thiếu Messi bóng đá không còn hấp dẫn | |
Những lời nguyền tại các kỳ EURO |
Robbie Rogers không phải là một cầu thủ quá nổi tiếng. Anh đang chơi bóng tại Mỹ trong màu áo Los Angeles Galaxy. Trước đó, chàng trai này đã hai lần thử sức tại châu Âu, nhưng không để lại ấn tượng.
Nhưng người ta vẫn phải nhắc đến Rogers như một hiện tượng của bóng đá thế giới. Bởi anh là một trong số rất ít cầu thủ trên thế giới dám công khai giới tính thật sự của mình.
Những “phát súng” đầu tiên
Sau khi bước ra khỏi “tấm màn” bằng một bài viết thừa nhận giới tính trên trang blog, chàng trai 25 tuổi này đã lập tức bị tẩy chay đến mức phải rời khỏi CLB.
“Tôi là cầu thủ, một người Công giáo và cũng là người đồng tính. Đó là những điều mà người ta vẫn nói là không thể đi cùng nhau. Nhưng gia đình đã động viên tôi đứng lên và bảo vệ tôi.” - Rogers đã viết như vậy.
Robbie Rogers. |
Tất nhiên thông tin này chẳng mấy vui vẻ gì với các CĐV. Trên các trang báo, ngoài đường, người ta gọi anh bằng những từ ngữ như: “thằng đồng tính”, “đồ pê đê” hay “đồ biến thái”.
“Tôi thường xuyên phải nghe những lời thóa mạ về giới tính trong phòng thay đồ và ngoài sân bóng, trước và sau mỗi buổi tập”, Rogers chia sẻ tại một buổi phỏng vấn của BBC. “Nỗi ám ảnh khủng khiếp nhất chính là nỗi sợ. Tôi sợ bị chính đồng đội, CĐV tẩy chay. Tôi cũng sợ rằng HLV và ông chủ không muốn có một cầu thủ đồng tính trong đội”.
“Ai cũng muốn phát triển sự nghiệp và tôi chọn con đường thể thao. Nếu những cầu thủ đồng tính như tôi bị đẩy khỏi thế giới bóng đá, họ sẽ lấy gì làm động lực sống và kiếm tiền chăm sóc gia đình?”
Sau phát súng đầu mang tên Robbie Rogers, một danh thủ thực thụ là Thomas Hitzlsperger - tiền vệ phòng ngự trứ danh của ĐT Đức với lối chơi quyết liệt cùng những cú sút xa sấm sét cũng đã lên tiếng thừa nhận giới tính.
“Có một sự khác biệt giữa im lặng và nói dối”, Hitzlsperger chia sẻ. “Tôi chưa bao giờ xấu hổ về việc mình là người đồng tính. Nhưng tôi luôn tự hỏi: Bạn bè tôi sẽ nói gì, gia đình tôi sẽ phản ứng ra sao khi biết điều này?”.
Bức tường định kiến
Với đám đông người hâm mộ bóng đá, chuyện giới tính chẳng hề đơn giản. Họ luôn xem các cầu thủ là hình mẫu. Do vậy, các cầu thủ phải thỏa mãn được những giá trị truyền thống mà các CĐV đặt ra. Bức tường định kiến càng dày đặc hơn khi người hâm mộ bóng đá chủ yếu là đàn ông. Bởi vậy, họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi một ngày nọ người hùng mà mình ngưỡng mộ thú nhận là người đồng tính.
Nếu bạn tự hỏi sự kỳ thị của người hâm mộ với các cầu thủ đồng tính lớn như thế nào, hãy nhìn vào trường hợp của Justin Fashanu - cựu cầu thủ của Nottingham Forest, Southampton và West Ham.
Justin Fashanu. |
Anh là cầu thủ đầu tiên công bố mình là người đồng tính khi trả lời phỏng vấn của tờ The Sun ngày 22/10/1990. Chỉ một tuần sau, anh bị chính anh trai mình là John Fashanu (cũng là một cầu thủ) công khai từ mặt. HLV huyền thoại Brian Clough gọi anh là “thằng xăng pha nhớt” (“A bloody poof!” - một câu chửi phổ biến của người Anh với những người đồng tính).
Cuộc đời của Fashanu bỗng đảo lộn hoàn toàn. Không CLB nào muốn nhận anh nữa. Anh dần đi vào túng quẫn. Sáng 3/5/1998, người ta tìm thấy Justin treo cổ trong nhà kho tại London.
Trong bức thư tuyệt mệnh, anh viết: “Tôi nhận ra rằng mình đã gây ra một lỗi lầm khủng khiếp. Tôi không muốn trở thành nỗi xấu hổ cho bạn bè và gia đình mình nữa.”
“Quái vật” làng bóng đá
Vấn đề phân biệt đối xử với người đồng tính trong giới bóng đá nhức nhối đễn nỗi cựu thủ môn của Man Utd là Anders Lindegaard đã từng phát biểu rằng, cần một ngôi sao đồng tính để thay đổi định kiến trong đầu người hâm mộ.
“Với tư cách cầu thủ, tôi cho rằng điều đáng sợ nhất mà một cầu thủ đồng tính phải đối mặt chính là sự dè bỉu từ người hâm mộ”, thủ thành người Đan Mạch viết trên blog.
“Đồng tính vẫn là đề tài nhạy cảm với thế giới bóng đá. Định kiến đến từ suy nghĩ cổ hủ rằng đàn ông thì phải dũng cảm, khỏe mạnh và lăn xả. Nhưng hình tượng một người đồng tính trong xã hội thì không giống như vậy.”
“Khi mà cả thế giới đang nhìn vào người đồng tính với sự cảm thông, công bằng và ít khắt khe hơn, thế giới bóng đá vẫn mắc kẹt với cái tư tưởng chết tiệt từ thời Trung cổ”.
Trong thế giới bóng đá đang tồn tại rất nhiều vấn đề về phân biệt đối xử. Nói một cách hình tượng, dường như chúng ta đang phải đối mặt với một con rắn nhiều đầu. Khi mà vấn đề phân biệt chủng tộc còn chưa được giải quyết rốt ráo thì vấn đề phân biệt giới tính, dù vẫn đang ẩn mình ở phía sau, cũng không ngừng quấy rối mỗi khi có cơ hội.
Điều kinh khủng nhất là mỗi khi chúng ta chặt đi một cái đầu, thì con quái vật ấy lại mọc thêm hai cái đầu khác và vấn đề phải giải quyết lại tăng lên gấp bội.
Và đó là một con quái vật khủng khiếp nhất đang đầu độc cả thế giới bóng đá.
Hạt giống vô địch của Antonio Conte Với chiến thắng thuyết phục 2-0 của ĐT Italy trước ĐT Tây Ban Nha, chúng ta có thể khẳng định rằng HLV Conte đã gieo ... |
Brexit sẽ ảnh hưởng đến bóng đá Anh ra sao? Cuộc trưng cầu dân ý của người dân Vương quốc Anh vừa qua đã đi đến kết luận rằng Liên hiệp này sẽ rời khời ... |
Ngoại giao bóng đá cổ động EURO 2016 Chiều 11/6, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam tổ chức trận bóng đá giao hữu đặc biệt giữa Bộ Ngoại giao ... |