TIN LIÊN QUAN | |
Anh sẽ bảo vệ quyền lợi cho công dân EU hậu Brexit | |
Brexit: Bà May yếu thế, EU ghi điểm |
Theo điều tra của văn phòng kiểm toán Pháp Deloitte công bố ngày 27/6, cho biết gần 50% những người lao động trình độ cao mang quốc tịch EU có ý định rời Anh trong 5 năm tới, thậm chí 25% trong số này có ý định rời Anh trong vòng 3 năm.
Những người lao động phản đối hợp đồng 0 giờ. (Nguồn: The Guardian) |
Tại đất nước mà người nước ngoài hiện chiếm tới 11% lực lượng lao động, tình trạng "chảy máu chất xám" này sẽ ảnh hưởng lớn đến các khu vực đô thị phát triển của Anh.
Deloitte đã khảo sát 2.242 lao động, gồm những người mang quốc tịch châu Âu và không mang quốc tịch châu Âu, một nửa trong đó sống tại Anh và số còn lại sinh sống ngoài nước Anh. Những người lao động nước ngoài, đặc biệt là những người mang quốc tịch châu Âu, chia sẻ rằng họ đang suy nghĩ nhiều hơn về việc rời khỏi nước Anh.
Trong số những người có ý định rời nước Anh có 28% muốn trở về quê hương, 14% cho biết sẽ đến Tây Ban Nha, 11% dự định sẽ đến Mỹ, 9% chọn Australia và 8% muốn tới Canada. Kết quả điều tra khẳng định chắc chắn rằng một phần không nhỏ trong số họ sẽ rời Anh bằng bất cứ giá nào.
Nhiều chuyên gia dự đoán các nhà tuyển dụng Anh sẽ gặp khó khăn để "lấp đầy" những vị trí bị bỏ trống do làn sóng người lao động trình độ cao ra đi, nhất là trong trường hợp kết quả đàm phán Brexit dẫn đến việc nước Anh cứng rắn hơn trong cách thức tuyển dụng lao động quốc tế.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết Anh vẫn là một điểm đến sinh sống và làm việc hấp dẫn hơn cả Mỹ, Canada và Australia. 87% những người ở bên ngoài nước Anh khi được hỏi đã bày tỏ nguyện vọng được đến định cư tại Anh.
Liên quan tiến trình Anh rời EU hay còn gọi là Brexit, ngày 27/6, Chính phủ Anh thông báo sẽ thành lập một nhóm cố vấn nhằm giúp đưa tiếng nói của giới doanh nghiệp tham gia vào tiến trình đàm phán Brexit.
Bộ trưởng Doanh nghiệp, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp Anh Greg Clark cho biết chính phủ đang thành lập một nhóm cố vấn Brexit với nhiệm vụ bảo đảm ý kiến của giới kinh doanh được lắng nghe và có ảnh hưởng trong tiến trình đàm phán với EU.
Theo Bộ trưởng Clark, từ sau cuộc trưng cầu ý dân về Brexit, ông đã tiến hành nhiều cuộc trao đổi với các doanh nghiệp, người lao động và lãnh đạo địa phương trên toàn nước Anh cũng như các nhà đầu tư quốc tế. Ông sẽ tiếp tục công việc này trong các tháng tới, và sẽ tiến hành gặp gỡ với người đứng đầu của 5 tổ chức doanh nghiệp hàng đầu của Anh.
Một số báo cáo cho biết nhóm cố vấn mới sẽ bao gồm đại diện 5 tổ chức doanh nghiệp là Hiệp hội Doanh nghiệp, EEF - Tổ chức các nhà sản xuất của Anh, Phòng Thương mại Anh, Hội các giám đốc và Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ.
Trong nhiều tháng trở lại đây, giới doanh nghiệp Anh từng nhiều lần hối thúc chính phủ từ bỏ phương án "Brexit cứng" sẽ khiến London phải ra khỏi thị trường chung và khu vực phi thuế quan của EU, cũng như ngăn chặn dòng lưu chuyển người lao động tự do giữa các nước thuộc khu vực tự do đi lại Schengen.
Giới doanh nghiệp cũng cảnh báo sự thiếu rõ ràng trong khái niệm Brexit đang ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư vào Anh và việc không có được một thỏa thuận thương mại mới trong tình huống London rời thị trường chung EU sẽ khiến Anh phải quay về hoạt động dưới các quy định khó khăn hơn của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
EU đề xuất bảo vệ quyền lợi cho người Anh hậu Brexit Theo bản dự thảo các mục tiêu đàm phán của giới chức Liên minh châu Âu (EU), EU sẽ đề xuất việc bảo vệ các ... |
Anh tuyên bố sẵn sàng rời EU mà không có thỏa thuận Ngày 21/5, Bộ trưởng phụ trách đàm phán Brexit của Anh David Davis cảnh báo nước này đã chuẩn bị cho trường hợp rời khỏi Liên minh ... |
Người Anh chia rẽ vì Eurovison Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, là một trong những nguyên nhân khiến người dân nước này chia rẽ ... |