Bức ảnh ‘ngượng ngùng’ phản ánh vấn đề bất bình đẳng vẫn còn dai dẳng tại Nhật Bản

Bảo Ngọc
Việc nước chủ nhà Nhật Bản cử một đại diện nam tới cuộc họp thượng đỉnh đặt ra câu hỏi về việc phụ nữ nước này làm thế nào để đấu tranh cho sự bình đẳng khi họ thậm chí còn không có “chỗ ngồi” ở bàn đàm phán.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Vấn đề nhức nhối

Cuối tháng trước, nhóm các quốc gia thuộc nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng về trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới tại Nikko, Nhật Bản. Không ít người đã ngạc nhiên khi nước chủ nhà Nhật Bản, chủ tịch G7 năm nay lại là quốc gia duy nhất cử một đại diện nam đến cuộc họp. Tạp chí Time gọi bức ảnh chụp các đại biểu tham dự là “một bức ảnh ngượng ngùng, nêu bật vấn đề bất bình đẳng giới vẫn còn đang tiếp diễn tại Nhật Bản”.

Đại biểu tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng G7 thảo luận về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (Nguồn: Jiji Press)
Đại biểu tham dự Hội nghị cấp bộ trưởng G7 thảo luận về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (Nguồn: Jiji Press)

Cuộc họp diễn ra chỉ vài ngày sau khi Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố “Báo cáo Khoảng cách giới tính toàn cầu 2023”, đo lường sự chênh lệch giới tính qua 4 lĩnh vực chính bao gồm kinh tế, chính trị, y tế và giáo dục. Nhật Bản xếp hạng 125 trong số 146 nền kinh tế - vị trí thấp nhất của nước này từ trước đến nay - thấp hơn cả những nước phát triển và các thành viên G7 khác. Trong khu vực, Nhật Bản cũng xếp hạng thấp nhất trong số 19 quốc gia ở Đông Á và Thái Bình Dương.

Thứ hạng thấp của Nhật Bản là do tỷ lệ đại diện nữ thấp trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế. Hiện nay, bình đẳng giới vẫn là một thách thức lớn đối với xứ sở mặt trời mọc. Dân số đang già đi nhanh chóng cũng như lực lượng lao động đang dần thu hẹp đã đặt nền kinh tế của Nhật Bản vào tình trạng căng thẳng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt lao động sẽ còn gia tăng trong những thập kỷ tới, với ước tính thiếu hụt hơn 11 triệu công nhân vào năm 2040.

Đối với một nền kinh tế đang lâm vào khó khăn vì thiếu hụt lao động như Nhật Bản, phụ nữ vốn là một nguồn lực chưa được tận dụng đúng mức. Nhật Bản là một trong những nước có tỷ lệ biết chữ cao nhất trên toàn cầu và 46% sinh viên tốt nghiệp đại học là nữ. Tuy nhiên, tại Đại học Tokyo danh giá, chỉ có khoảng 20% sinh viên theo học là phụ nữ. Ngoài ra, một số trường đại học đã bị phát hiện có tình trạng phân biệt đối xử với sinh viên nữ.

Năm 2018, trường Đại học Y khoa Tokyo đã thừa nhận có can thiệp trong điểm thi của các ứng viên nữ trong hơn một thập kỷ để đảm bảo có nhiều bác sĩ nam hơn. Vụ việc này dẫn đến các trường đại học khác cũng phải thừa nhận thực hiện các hành vi phân biệt đối xử tương tự.

Mặc dù có tỷ lệ lớn nữ giới tốt nghiệp gia nhập lực lượng lao động, song tỷ lệ việc làm của phụ nữ nước này lại có xu hướng giảm đối với những người ở độ tuổi 30. Lý do là họ phải tạm ngừng hoặc nghỉ việc để ở nhà tập trung chăm sóc con cái.

Nhận thức được rằng sự cạnh tranh cũng như năng suất của Nhật Bản phụ thuộc vào sự tham gia ngày càng tăng của phụ nữ, giới tính là một trong những vấn đề mà Thủ tướng Abe Shinzo (1954-2022) đã luôn cố gắng giải quyết trong suốt nhiệm kỳ của mình.

Tỷ lệ việc làm của phụ nữ Nhật Bản có xu hướng giảm đối với những người ở độ tuổi 30 bởi họ phải tạm ngừng hoặc nghỉ việc để tập trung chăm sóc con cái. (Nguồn:Getty Images)
Tỷ lệ việc làm của phụ nữ Nhật Bản có xu hướng giảm đối với những người ở độ tuổi 30 bởi họ phải tạm ngừng hoặc nghỉ việc để tập trung chăm sóc con cái. (Nguồn: Getty Images)

“Womenomics” - xã hội nơi phụ nữ tỏa sáng

Vào tháng 9/2013, phát biểu tại phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, ông Abe đã tuyên bố ý định của mình nhằm tạo ra "một xã hội nơi phụ nữ tỏa sáng". Một phần quan trọng trong chiến lược "Abenomics" làm nên tên tuổi của ông, được đưa ra cùng năm, chính là "womenomics" - học thuyết kinh tế phụ nữ, với mục đích tăng tỷ lệ việc làm của phụ nữ lên mức bằng với các nền kinh tế phát triển khác và thúc đẩy phụ nữ tham gia với vai trò quản lý. Ông cũng cam kết đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và chăm sóc trẻ em.

Tuy nhiên, sau một thập niên thực hiện "womenomics", kết quả lại không được khả quan. Chính phủ của ông Abe đã tăng sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động, song nhiều công việc mới được tạo ra với mức lương thấp hoặc không chính thức (bán thời gian hoặc tạm thời với mức đảm bảo an ninh thấp và ít phúc lợi). Gần 70% lực lượng lao động không thường xuyên của Nhật Bản là phụ nữ và hơn một nửa số công việc của phụ nữ là không thường xuyên.

Chính phủ Nhật Bản cũng không đạt được mục tiêu có 30% vị trí lãnh đạo thuộc về phụ nữ vào năm 2020. Bình đẳng giới cũng không được cải thiện hơn trong đời sống công tại Nhật Bản khi sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị thuộc mức thấp nhất trên toàn cầu. Nội các hiện tại dưới thời Thủ tướng Kishida Fumio có 19 thành viên song chỉ có 2 phụ nữ.

Vào tháng 6/2023, Thủ tướng Kishida đã tuyên bố các biện pháp tương tự để giải quyết tình trạng bất bình đẳng giới, chẳng hạn như mục tiêu để các công ty lớn có hơn 30% giám đốc điều hành là nữ vào năm 2030, nhưng điều này lại không bắt buộc.

Đến tháng 7 năm ngoái, 18,7% các công ty hàng đầu của Nhật Bản không có thành viên hội đồng quản trị là nữ và chỉ có 2,2% có hơn 30% các vị trí điều hành do phụ nữ nắm giữ. Chính phủ của ông Kishida cũng dự định thực hiện các biện pháp khác như mở rộng lợi ích chăm sóc trẻ em, hỗ trợ học sinh sinh viên nữ thuộc nền giáo dục STEM và đầu tư vào các doanh nghiệp do phụ nữ sáng lập.

Không có giải pháp nhanh cho vấn đề giới tính ở Nhật Bản do các thách thức liên quan tới văn hóa - xã hội. Lịch sử cho thấy giá trị xã hội lý tưởng của “ryousai kenbo” - dâu hiền, vợ đảm - được khuyến khích trong thời kỳ Minh Trị, đã hợp lý hóa sự phân chia vai trò của giới tính, trong đó đàn ông sẽ đi làm còn phụ nữ sẽ đảm nhận việc nội trợ. Những kỳ vọng truyền thống này đã ăn sâu vào trong xã hội Nhật Bản từ sau chiến tranh.

Sách trắng về bình đẳng giới của Nhật Bản năm 2023 cho thấy phụ nữ phải chịu gánh nặng việc nhà và chăm sóc con cái không cân bằng, ngay cả khi người vợ làm việc toàn thời gian. Đại dịch Covid-19 cũng đã khiến sự chênh lệch giới tính ở Nhật Bản trở nên tệ hơn, nhân viên nữ dễ có khả năng mất việc làm hơn hoặc phải đối mặt với nhiều hình phạt lao động do cần phải dành nhiều thời gian chăm sóc con cái trong thời gian phong tỏa.

Đối với một nền kinh tế đang lâm vào khó khăn vì thiếu hụt lao động như Nhật Bản, phụ nữ từ lâu đã trở thành một nguồn lực không được tận dụng. (Nguồn: Getty Images)
Đối với một nền kinh tế đang lâm vào khó khăn vì thiếu hụt lao động như Nhật Bản, phụ nữ từ lâu trở thành một nguồn lực không được tận dụng. (Nguồn: Getty Images)

Rõ ràng xứ Phù Tang cần nhiều giải pháp thiết thực hơn nữa để giải quyết những thách thức dài hạn này, bao gồm việc giảm thiểu các rào cản hệ thống đối với phụ nữ trong việc đạt được các công việc có địa vị cao hơn, giảm chênh lệch lương giữa nam và nữ cũng như cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Các chính sách cụ thể hơn như đặt mục tiêu và hạn mức giới tính bắt buộc trong cả kinh tế và chính trị cũng có thể được cân nhắc.

Tăng cường sự hiện diện chính trị của phụ nữ và nâng cao tiếng nói của phụ nữ trong đời sống công sẽ là chìa khóa để thúc đẩy quyền lực của phụ nữ và bình đẳng giới tại Nhật Bản.

Các nhà ngoại giao nữ ở Vatican là 'nhóm đáng gờm'

Các nhà ngoại giao nữ ở Vatican là 'nhóm đáng gờm'

Đối với Đại sứ Australia tại Vatican Chiara Porro, làm việc với các nữ đồng nghiệp tại vùng đất này là "một nguồn cảm hứng ...

Thể thao đích thực là một công cụ ngoại giao

Thể thao đích thực là một công cụ ngoại giao

Theo Đại sứ Australia tại Vatican Chiara Porro, thể thao, giống như ngoại giao, có sức mạnh gắn kết mọi người và các quốc gia ...

Thụy Sỹ lạc quan về tiến bộ trong việc giảm bất bình đẳng tiền lương

Thụy Sỹ lạc quan về tiến bộ trong việc giảm bất bình đẳng tiền lương

Theo một nghiên cứu của Đại học St Gallen, hầu như không có sự bất bình đẳng về tiền lương giữa nam và nữ ở ...

Nâng cao quyền năng của phụ nữ: Những kinh nghiệm quý từ Việt Nam và Australia

Nâng cao quyền năng của phụ nữ: Những kinh nghiệm quý từ Việt Nam và Australia

Hội thảo 'Chia sẻ kinh nghiệm của Australia và Việt Nam về nâng cao quyền năng của phụ nữ' đã được tổ chức hôm nay ...

Hàn Quốc chọn ra Ngày Bình đẳng giới

Hàn Quốc chọn ra Ngày Bình đẳng giới

Ngày 25/5, các nghị sĩ nữ đương nhiệm và từng đảm nhiệm trước đây của Quốc hội Hàn Quốc đã cùng công bố quyết định ...

(theo Viện Lowy)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em đối mặt.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động