TIN LIÊN QUAN | |
Tập trung thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Iran | |
Để doanh nghiệp FDI không còn là "ốc đảo" của nền kinh tế |
Sáng 23/10, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. Theo đó, chỉ số GDP quý III tăng 7,46%, cao hơn hẳn so với quý I (5,15%) và II (6,28%), cao kỷ lục trong sáu năm trở lại đây. Chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện khi chỉ số ICOR (đo hiệu quả vốn đầu tư) của năm 2016 là 5,3 thì năm 2017 đã giảm còn từ 4,7-5 điểm. Báo cáo nhấn mạnh, mục tiêu tăng trưởng GDP 2017 ước đạt 6,7%, lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 4%, các cân đối lớn đều được đảm bảo. Dự kiến, sẽ có tám trên 13 chỉ tiêu được Quốc hội giao đạt kế hoạch, năm chỉ tiêu khác vượt kế hoạch.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm dự án VinEco Hà Nam của Tập đoàn Vingroup. (Nguồn: VGP) |
Tăng trưởng không phụ thuộc tài nguyên
Trước Quốc hội và cử tri cả nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định cùng với GPD năm nay ước đạt 6,7%, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng bước đầu phát huy hiệu quả, giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, nhất là dầu khí.
Nhìn lại những khó khăn ở thời điểm đầu năm, khó có thể tin được chín tháng qua, nền kinh tế đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc, quý sau cao hơn quý trước và đạt tăng trưởng một cách ngoạn mục trong quý III. Tuy nhiên, cũng chính trong thời gian đó, Chính phủ đã quyết tâm đưa ra và thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện tốc độ tăng trưởng, đạt mục tiêu đề ra, để lần đầu tiên sau nhiều năm, toàn bộ 13 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội đều đạt và vượt.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, về nguyên nhân tăng trưởng GDP chín tháng đạt 6,41% và ước cả năm đạt 6,7% là nhờ cả 3 khu vực tăng trưởng khá đồng đều đó là nông nghiệp tăng gấp bốn lần cùng kỳ, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,8%; thu hút khách du lịch đạt kỷ lục, khách quốc tế đạt 9,45 triệu lượt, ước cả năm đạt 13 triệu lượt, tăng tới 30%; dự trữ ngoại hối lần đầu tiên đã lên trên 45 tỷ USD.
Tìm hiểu kỹ số liệu cho thấy, những yếu tố chủ yếu góp phần cho tăng trưởng cao được định hình ở một số nhóm ngành và lĩnh vực cơ bản. Trước hết là khối FDI đã có sự tăng trưởng ngoạn mục về xuất khẩu. Thứ hai, trong chín tháng qua, tăng trưởng của nông nghiệp đã đi vào quỹ đạo ổn định, ở mức cao đạt khoảng 2,7%, tạo bệ đỡ đảm bảo cho tăng trưởng, lạm phát đạt chỉ tiêu mà Quốc hội đã thông qua.
Nhóm thứ ba góp công lớn trong số liệu tăng trưởng vượt bậc là chỉ số của tổng tiêu dùng nội địa. Niềm tin của doanh nghiệp, người dân vào thị trường dần hồi phục, chính vì thế họ đã mạnh dạn chi tiêu tiêu dùng, cũng như đầu tư nhiều hơn trước. Niềm tin vào chính sách vĩ mô đã được cải thiện và góp phần làm cho tăng trưởng quý III ngoạn mục như vậy.
Mục tiêu 6,7% là hiện thực
Trước đó, đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2017, một số tổ chức quốc tế đã không kỳ vọng khả năng Việt Nam đạt được kế hoạch tăng trưởng năm. Dù vậy, những chỉ số kinh tế ghi nhận ở hiện tại cho thấy mục tiêu GDP 6,7% đang được bảo đảm.
Nói về các giải pháp điều hành của Chính phủ trong thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trước tình hình GDP quý I đạt thấp, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng đề ra, chỉ đạo xây dựng kịch bản hàng quý cho từng ngành, lĩnh vực; thảo luận, thống nhất tại phiên họp Chính phủ hàng tháng và yêu cầu các cấp, các ngành điều hành quyết liệt, có biện pháp cụ thể, phát triển mạnh các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch. Đồng thời, Chính phủ tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật; đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là về tín dụng, thuế, phí, đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường, xuất nhập khẩu; cắt giảm điều kiện kinh doanh; thường xuyên đối thoại, lắng nghe, giải quyết kịp thời kiến nghị của doanh nghiệp, người dân.
Cũng trong thời gian ngắn, Hội nghị Chính phủ với doanh nghiệp và nhiều hội nghị, diễn đàn về phát triển kinh tế ngành, vùng, xúc tiến thương mại, đầu tư, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư tư nhân và nước ngoài... đã được tổ chức, đáp ứng nhu cầu được đối thoại của doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2017 cũng cho thấy, Chính phủ đã tăng cường chỉ đạo rà soát, cắt giảm chi phí, trong đó giảm lãi suất, chi phí vốn, phí BOT và nhiều loại chi phí khác; tăng cường kỷ luật hành chính, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, quyết liệt chỉ đạo xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ nhân dân; phòng chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm.
Kỳ vọng mới năm 2018
Trên cơ sở kết quả năm 2017, Chính phủ đã trình Quốc hội kế hoạch và chỉ tiêu của năm 2018, đó là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Tổng sản phẩm trong nước tăng 6,5 - 6,7%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7 - 8%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33 - 34% GDP.
Để thực hiện được những mục tiêu này, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa; tạo chuyển biến rõ nét trong chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá. Chính phủ cũng sẽ tiếp tục giảm trần lãi suất cho vay và cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, đồng thời tập trung chấn chỉnh những bất cập, sai phạm trong các dự án đối tác công tư, các dự án BOT, BT; xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém theo nguyên tắc thị trường, không hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước.
Công nghệ thông tin: cơ hội để DN hoạt động bền vững Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đầu tư vào ngành CNTT&TT còn thúc đẩy đầu tư vào các ngành, lĩnh vực kinh tế ... |
Việt Nam thiệt hại kinh tế gần 1,3 tỷ USD/năm vì thiên tai Trung bình mỗi năm thiên tai làm chết và mất tích trên 300 người, thiệt hại về kinh tế từ 1-1,5% GDP (tương đương gần ... |
Vân Đồn bứt phá từ cơ chế Theo quan điểm của Quảng Ninh, đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn phải có thể chế đủ mạnh, bộ máy ... |