Ông Lê Quốc Minh cho rằng, các cơ quan báo chí trên thế giới đã quan tâm tới việc đa dạng hóa nguồn thu. (Ảnh: Quang Duy) |
Tại Hội thảo quốc tế “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số” diễn ra sáng nay (14/6), các chuyên gia đã chia sẻ góc nhìn của mình để tìm ra hướng mở cho phát triển kinh tế báo chí.
Tìm kiếm "nguồn thu an toàn"
Trong tham luận: “Kinh tế báo chí, hành trình đi từ truyền thống tới kỷ nguyên số”, ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã khái quát lại bức tranh chung về báo chí thế giới và Việt Nam.
Ông Minh cho rằng, ấn phẩm số tăng lên, còn số lượng và doanh thu của ấn phẩm in đều giảm sút. Tuy nhiên, phần tăng của ấn phẩm số không thể bù đắp cho phần mất đi của báo in.
Gỡ 'nút thắt' kinh tế báo chí truyền thông |
Tin liên quan |
Dù quảng cáo đã giảm đi nhiều, có cơ quan chỉ chiếm 40-50% doanh thu nhưng dẫu sao đây vẫn là nguồn thu rất quan trọng. Đồng thời, ông Minh cho hay, hiện Google và Facebook chiếm khoảng 70% thị phần quảng cáo.
Trước thực tế này, các cơ quan báo chí trên thế giới đã quan tâm tới việc đa dạng hóa nguồn thu, trong đó tập trung vào các giải pháp như tổ chức sự kiện, thu hút tài trợ, hợp tác với mạng xã hội cũng như các nền tảng công nghệ - trí tuệ nhân tạo...
Tổng Biên tập Báo Nhân dân nhấn mạnh, mỗi cơ quan báo chí hãy tìm ra phân khúc, phần sức mạnh của mình, để tạo ra mô hình kinh doanh phù hợp. Báo chí nên quay trở lại với bản chất ban đầu đó là phải xây dựng mối quan hệ trực tiếp với độc giả, phải gắn bó với họ, phải hiểu họ là ai để đưa ra những nội dung phù hợp. Doanh thu từ độc giả ngày càng quan trọng hơn, đó là nguồn thu an toàn và hầu hết các cơ quan báo chí lớn trên thế giới hiện nay đều thu phí.
Ông Minh dẫn chứng: “The New York Times đẩy mảng thu phí lên rồi hạ xuống, rồi lại đẩy lên. Còn Washington Post đã quyết định cạnh tranh bằng cách không thu phí rồi lại thu phí. Hầu hết các cơ quan báo chí lớn trên thế giới hiện nay đều thu phí”.
Vậy nên, đại diện truyền thông cũng là một trong những xu hướng mà nhiều cơ quan báo chí trên thế giới đang làm. Bởi chính các nhà báo là người thành thạo nhất về kỹ năng kể chuyện. Việc sản xuất nội dung quảng cáo cho thương hiệu là cách để các cơ quan báo chí có thêm nguồn thu nhờ vào chuyên môn sâu về kể chuyện của mình.
PGS. TS. Đặng Thị Thu Hương (giữa) cho hay, sự cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí truyền thông nhằm thu hút công chúng và lôi kéo nhà quảng cáo diễn ra ngày một gay gắt. (Ảnh: PK) |
Không thể "bê" nguyên xi các lý thuyết của thế giới
Tại Hội thảo, PGS. TS. Đặng Thị Thu Hương, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) cho biết, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử - cuộc CMCN 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số. Dựa trên nền tảng công nghệ mới, cốt lõi là trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, Internet vạn vật… công nghệ số đang tạo ra không gian phát triển mới cho chính phủ số - kinh tế số - xã hội số.
Trong bối cảnh đó, bà Đặng Thị Thu Hương nhận định, sự cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí truyền thông nhằm thu hút công chúng và lôi kéo nhà quảng cáo diễn ra ngày một gay gắt, quyết liệt. Sự xuất hiện và lan truyền rộng khắp của các nền tảng số như Facebook, Google và Apple cùng với khả năng bứt phá đáng kinh ngạc của công nghệ thông tin đang thách thức các mô hình kinh doanh truyền thống, từng đem lại thành công cho các cơ quan báo chí nhiều thập kỷ qua.
Trong bối cảnh, ngân sách Nhà nước cấp cho các cơ quan báo chí chiếm tỷ lệ thấp và ngày càng giảm, hoạt động liên kết sản xuất chương trình của các đài phát thanh - truyền hình bị thu hẹp đáng kể về số lượng đối tác và số lượng chương trình, doanh thu từ quảng cáo sa sút.
Đầu năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, với các mục tiêu cụ thể, đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước), các cơ quan báo chí tối ưu hoá nguồn thu, trong đó 50% cơ quan báo chí tăng doan thu tối thiểu 20%.
Từ thực trạng đó, PGS. TS. Đặng Thị Thu Hương nhận định, kinh tế báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển kinh tế số đang đặt ra rất nhiều thời cơ và thách thức để báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, phải giữ vững mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Tuy nhiên, bà Hương cũng nhấn mạnh, sự khác biệt về môi trường chính trị - xã hội khiến chúng ta không thể "bê" nguyên xi các lý thuyết của thế giới để áp dụng vào việc điều hành, tổ chức, quản lý hoạt động kinh tế báo chí ở Việt Nam.
Theo PGS. TS. Đặng Thị Thu Hương, trong quá trình chuyển đổi số, bên cạnh việc hỗ trợ cho các cơ quan báo chí, Chính phủ cần nghiên cứu tổng thể về kinh tế báo chí trong bối cảnh truyền thông số, đồng thời, xây dựng các nền tảng số, để Việt Nam không bị lệ thuộc hoàn toàn vào các nền tảng số sẵn có của nước ngoài.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, cần phải thay đổi thể chế theo hướng khi sử dụng nội dung sáng tạo của báo chí thì phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả. Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều nỗ lực để hỗ trợ, phát triển báo chí, trong đó có vấn đề giải quyết câu chuyện kinh tế báo chí, bao gồm việc sửa đổi, cải cách thể chế. Cụ thể, Bộ sẽ trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật Báo chí năm 2016. Trong đó, sẽ đưa vào một số thể chế về mô hình, quy mô, vị trí pháp lý của cơ quan pháp lý trong bối cảnh công nghệ biến động, các mô hình kinh doanh biến động. “Có lẽ, phải đưa vào Luật Báo chí sửa đổi những khái niệm mới, tiền đề mới ở tầm luật để có thể giúp đỡ cho báo chí phát triển, trong đó có câu chuyện liên quan đến kinh tế báo chí”, ông Nguyễn Thanh Lâm nói. Bên cạnh đó, báo chí phải đáp ứng xu hướng đưa nội dung lên không gian mạng để đón người dùng thế hệ mới với thói quen hành vi đã hoàn toàn thay đổi. Báo chí không còn định vị, nhìn nhận trong các dạng thức truyền thống nữa. Các thách thức về đổi mới phương thức làm báo, giải quyết kinh tế báo chí, xét tới cùng là thách thức quản trị. “Rõ ràng thách thức về mặt quản trị là phải thay đổi cách làm báo, phải thay đổi cách kinh doanh sản phẩm báo chí. Đây là việc vô cùng khó nhưng không thể không làm”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh. |
| Từ vụ trẻ mầm non bị bỏ quên trên xe: Đại biểu Quốc hội lên tiếng Các Đại biểu Quốc hội cho rằng, vụ việc trẻ mầm non tử vong do bị bỏ quên trên xe ở Thái Bình là rất ... |
| Vụ trẻ mầm non bị quên trên xe: Cần quy trình của sự tận tâm, trách nhiệm và ứng xử vì đứa trẻ Nhìn từ vụ trẻ mầm non bị bỏ quên trên xe ô tô, dù luật có chặt chẽ, công nghệ có hiện đại đến mấy, ... |
| Ngày Thế giới chống lao động trẻ em (12/6): Nghĩ về những đứa trẻ mưu sinh trên phố Nhiều trẻ phải ra đường để kiếm tiền bằng nhiều cách, cơ quan nào có thể giúp đỡ hoặc làm sao để bảo vệ các ... |
| Sắp diễn ra 'Hội nghị Diên Hồng' của người Việt Nam ở nước ngoài Tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 3/6, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo "Hội nghị Diên Hồng" của người Việt ... |
| Tác phẩm 'Người trên đường đời': Những ánh lửa đẹp nhân lên niềm tin Nhà văn, nhà báo Hồ Quang Lợi đã ví bước đường đầy gian truân, thử thách và cống hiến của các nhân vật trong cuốn ... |