Các hoạt động nhân quyền trong ASEAN: Sự hài lòng của người dân là thước đo cao nhất

Thu Hiền (thực hiện)
TGVN. Trả lời phỏng vấn báo chí sau Phiên Đối thoại giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các Đại diện Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR), Đại sứ Nguyễn Thái Yên Hương, Đại diện AICHR của Việt Nam đã thông tin về những nỗ lực AICHR trong việc đảm bảo quyền con người trong ASEAN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
AMM-35: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Australia và ASEAN-New Zeand
AMM-53: EAS-10 kêu gọi sớm hoàn tất xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông
5852-img-8613
Đại sứ Nguyễn Thái Yên Hương, Đại diện AICHR của Việt Nam trả lời phỏng vấn báo chí. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Xin Đại sứ chia sẻ về kết quả đối thoại giữa Bộ trưởng Ngoại giao với các đại diện Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR)?

Năm nay, Việt Nam là Chủ tịch của AICHR và đã đại diện cho AICHR báo cáo các Bộ trưởng Ngoại giao tại phiên đối thoại những kết quả đã làm được, đặc biệt trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay.

Chúng tôi đã báo cáo các Bộ trưởng những kế hoạch, dự kiến phục hồi ASEAN sau đại dịch. AICHR đã nhấn mạnh hơn đến cách tiếp cận mới trong môi trường mới, ví dụ cách tiếp cận trong vấn đề y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, những quyền cơ bản của con người mà những người dân ASEAN cùng quan tâm.

Tôi cũng muốn báo một tin mừng, đó là Kế hoạch 5 năm từ 2021-2025 của AICHR và Chương trình ưu tiên cho năm 2021 đã được các Bộ trưởng thông qua. Đây là một thành công của AICHR, 2 văn kiện chính là bản lề cho hoạt động hợp tác nội bộ ASEAN liên quan đến lĩnh vực quyền con người và hợp tác khu vực về vấn đề nhân quyền.

Có thể thấy rằng AICHR ngày càng mở rộng lĩnh vực hoạt động và đi vào chiều sâu, quan tâm đến quyền cơ bản của người dân, đặc biệt chú trọng đến nhóm yếu thế như phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật. AICHR cũng nhấn mạnh hơn quyền về kinh tế xã hội, trong đó nhấn mạnh quyền nâng cao sinh kế của người dân.

AICHR với 6 lĩnh vực và có nội dung cụ thể liên quan đến những vấn đề mới, đặc biệt là những vấn đề xuyên biên giới. Tôi nghĩ rằng đó là những điều chúng ta nên ghi nhận, thể hiện sự cố gắng của các thành viên, các đại diện của 10 nước ASEAN. Vấn đề xuyên biên giới như chúng ta biết là vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, tác động của cách mạng 4.0…

Đại sứ có thể sơ lược về nội dung căn bản của Kế hoạch AICHR 5 năm và Chương trình ưu tiên cho năm 2021, đâu là những điểm mới đáng lưu ý?

Nếu so sánh với Kế hoạch AICHR 2016-2019, Chương trình ưu tiên cho năm 2021 và Kế hoạch AICHR 2021-2025 có những ưu tiên giám sát các hoạt động của từng thành viên AICHR với lĩnh vực quyền con người và những lĩnh vực mới như tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tới người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em. Kế hoạch AICHR 2021 có 11 dòng hoạt động và được mở rộng.

Nhiều hoạt động trong kế hoạch AICHR 2016-2019 vẫn chưa được triển khai do tác động của dịch Covid-19. Hiện nay, các thành viên của AICHR đã nhất trí triển khai một số cuộc họp trực tuyến từ nay cho tới cuối năm, một số hoạt động cũng được triển khai vào đầu năm 2021. Tôi hy vọng từ năm 2021 sẽ có nhiều hoạt động của AICHR được triển khai trong tình hình mới.

Thưa Đại sứ, AICHR có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của Cộng đồng ASEAN với mục tiêu hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm?

AICHR là một tổ chức liên chính phủ và liên quan cụ thể tới quyền con người, liên quan tới người dân ASEAN, khác với những khái niệm của phương Tây. Ví dụ như cách tiếp cận với giáo dục, phát triển bền vững, bảo trợ xã hội; với những người khuyết tật hay liên quan đến những nhóm yếu thế như phụ nữ, trẻ em của AICHR rất cụ thể. Sau 5 năm ASEAN đi vào Cộng đồng, 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN đã được triển khai, hoạt động của AICHR bao phủ tất cả các lĩnh vực, trên cả 3 trụ cột Cộng đồng Chính trị-an ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-xã hội.

Trong cuộc họp lần này, chúng tôi đã báo báo với các bộ trưởng về nỗ lực của các nước thành viên liên quan tới nhiều lĩnh vực như quyền được học tập, giáo dục, các vấn đề môi trường,… những lĩnh vực ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Các lĩnh vực của AICHR cụ thể như vậy thể hiện cách tiếp cận gần người dân, không bỏ ai lại phía sau. Đây cũng là những đặc trưng của quyền con người ASEAN, khác với phương Tây.

Trong 5 năm tới, trong lĩnh vực quyền con người, AICHR có đặt ra những thước đo cụ thể để so sánh và giám sát các hoạt động đảm bảo nhân quyền ASEAN hay không, thưa Đại sứ?

Kế hoạch AICHR 2021-2025 có điểm mới cần nhấn mạnh là các chỉ số để đánh giá cụ thể hơn liên quan tới lĩnh vực nhân quyền ASEAN. Đây là một trong những bước tiến dựa trên văn bản hướng dẫn của ASEAN như Hiến chương ASEAN, Tuyên bố Nhân quyền ASEAN, Điều khoản tham chiếu (TOR) của AICHR,…

Quyền con người rất rộng và được chú trọng không chỉ ở ASEAN mà ở cả các khu vực khác trên thế giới. Thước đo đánh giá cao nhất có lẽ chính là sự hài lòng của người dân, sự tham gia của người dân đối với từng dự án cụ thể. Với các lĩnh vực cụ thể trong kế hoạch mới, với sự giám sát và hỗ trợ của Ban Thư ký ASEAN, chúng tôi sẽ triển khai trong 5 năm tới nhiều dự án và chắc chắn, người dân sẽ có những đánh giá trên từng dự án cụ thể.

Đại sứ đánh giá như thế nào về sự tham gia cũng như những nỗ lực của Việt Nam trong AICHR, trong thúc đẩy các hoạt động của AICHR?

Là Chủ tịch AICHR 2020, Việt Nam luôn cố gắng thúc đẩy sự đoàn kết, thống nhất và hợp tác giữa các nước. Các nỗ lực của Việt Nam được các bạn đánh giá cao. Gần đây nhất, tháng 5/2020, AICHR đã ra thông cáo báo chí liên quan đến dịch Covid-19, đây là tiền lệ đầu tiên trong AICHR. Nỗ lực này thể hiện sự hợp tác và thống nhất trong ASEAN, nhấn mạnh đến việc bảo vệ quyền con người trong khu vực. Trong bối cảnh dịch Covid-19, các diễn đàn của ASEAN hoạt động thành công và hiệu quả, các hoạt động của trong khuôn khổ AICHR cũng như vậy. Các nước thành viên AICHR đã trao đổi và thống nhất có những dòng hành động sẽ tổ chức trực tuyến.

Hiện nay, trong khu vực và trên thế giới đang nổi lên những thách thức về an ninh phi truyền thống. Đâu là những thách thức mà ASEAN sẽ phải đối diện trong việc bảo vệ quyền con người?

An ninh phi truyền thống là khái niệm rất rộng, liên quan đến môi trường, an ninh năng lượng, nước biển dâng,… Thách thức đối với từng nước ASEAN nói chung là làm sao đảm bảo quyền kinh tế-xã hội, nâng cao được chất lượng cuộc sống của người dân. Đối với tất cả các nước ASEAN, điều này rất quan trọng. Quyền con người sẽ được chú trọng hơn trong ASEAN và khi người dân nâng cao hiểu biết, họ cũng sẽ hiểu về quyền của chính mình khi được bảo vệ.

Xin cảm ơn Đại sứ!

AMM 53: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các đối tác

AMM 53: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các đối tác

TGVN. Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 và các Hội nghị liên quan, chiều ngày 9/9, Phó Thủ ...

AMM 53: Hội nghị Uỷ ban Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ)

AMM 53: Hội nghị Uỷ ban Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ)

TGVN. Ngày 9/9, ngay sau Lễ khai mạc và Phiên toàn thể Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 tại Hà Nội ...

Các Ngoại trưởng ASEAN hướng về Hội nghị AMM 53

Các Ngoại trưởng ASEAN hướng về Hội nghị AMM 53

TGVN. Trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53), các Ngoại trưởng Thái Lan và Indonesia đã bày tỏ ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Top 10 nhà sản xuất ô tô có doanh số cao nhất trên thế giới

Top 10 nhà sản xuất ô tô có doanh số cao nhất trên thế giới

Trong quý III, doanh số ô tô toàn cầu đạt khoảng 22 triệu chiếc, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng thị ...
Tân Tổng thống Sri Lanka tái định hình tương lai đất nước hậu khủng hoảng

Tân Tổng thống Sri Lanka tái định hình tương lai đất nước hậu khủng hoảng

Ngày 18/11, Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka Vijitha Herath thông báo, Tổng thống nước này Anura Kumara Dissanayake sẽ thăm Ấn Độ vào giữa tháng 12.
Lịch thi đấu V-League vòng 9 mùa giải 2024/25: Quảng Nam vs Hà Nội, Bình Dương vs Nam Định, Thanh Hóa vs Đà Nẵng

Lịch thi đấu V-League vòng 9 mùa giải 2024/25: Quảng Nam vs Hà Nội, Bình Dương vs Nam Định, Thanh Hóa vs Đà Nẵng

Lịch thi đấu V-League - Lịch thi đấu vòng 9 V-League mùa giải 2024/25, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Haval Jolion chính thức cập cảng Việt Nam, ngày ra mắt đã rất gần

Haval Jolion chính thức cập cảng Việt Nam, ngày ra mắt đã rất gần

Sau nhiều lần trễ hẹn, mẫu crossover cỡ B+ Haval Jolion cũng đã chính thức cập cảng Việt Nam, hứa hẹn ra mắt ngay trong tháng 11 này.
Tiện lợi, tiết kiệm hơn khi mua sắm tại Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia

Tiện lợi, tiết kiệm hơn khi mua sắm tại Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia

Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2024 có nhiều ưu đãi với hàng nghìn sản phẩm chất lượng.
Lạm phát tràn lan khắp nước Nga, nền kinh tế 'bùng nổ' nhưng khủng hoảng đang dần tích tụ

Lạm phát tràn lan khắp nước Nga, nền kinh tế 'bùng nổ' nhưng khủng hoảng đang dần tích tụ

Lạm phát ở Nga đang tăng vọt và giới chuyên gia dự đoán, nền kinh tế phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng đang dần tích tụ.
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em đối mặt.
Tổng thống Mexico: Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ của đất nước được hiến pháp bảo vệ quyền lợi

Tổng thống Mexico: Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ của đất nước được hiến pháp bảo vệ quyền lợi

Mexico chính thức đưa vấn đề bình đẳng giới vào hiến pháp quốc gia, nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.
Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người

Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người

Liên minh có sự tham gia của 41 quốc gia, với cam kết giúp 500 triệu người thoát đói nghèo qua các chương trình chuyển tiền mặt và bảo trợ xã hội.
Giải 'Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái' lần thứ 3 sắp  diễn ra tại Hà Nội

Giải 'Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái' lần thứ 3 sắp diễn ra tại Hà Nội

Giải 'Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái' lần thứ 3 được tổ chức tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, Hà Nội vào ngày 8/12.
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024

Ngày 15/11 đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024.
Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói 'chưa từng thấy trong một thế hệ'

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói 'chưa từng thấy trong một thế hệ'

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch dùng nhiều cách tuyên truyền kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.
Dải Gaza mất bao lâu để vực dậy từ tro tàn?

Dải Gaza mất bao lâu để vực dậy từ tro tàn?

Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas không chỉ phá huỷ gần như toàn bộ Dải Gaza mà còn khiến nền kinh tế khu vực này hoàn toàn suy kiệt.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động