Bất chấp các gói trừng phạt liên tiếp nhằm vào Nga, nền kinh tế nước này vẫn có được tăng trưởng ấn tượng trong năm 2023. (Nguồn: Qirim) |
Các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với nước Nga dường như đã tới ngưỡng. Đó là nhận định của nhóm chuyên gia tại Học viện Kinh tế quốc gia và Quản trị Công (RANAPE) trong một nghiên cứu mới được công bố.
Tin liên quan |
Các lệnh trừng phạt của EU ngày càng siết chặt đối với Nga |
Theo nhóm nghiên cứu, các biện pháp hạn chế đáng kể tiếp theo đối với Moscow sẽ khó xảy ra do có những rủi ro cao đối với chính phương Tây.
Trước đó, vào ngày 23/2, trước thời điểm tròn 2 năm bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố gói trừng phạt thứ 13. Các biện pháp mới này phần lớn nhằm tìm cách lấp các lỗ hổng có thể bị Điện Kremlin khai thác để lách các lệnh hạn chế hiện có thông qua các nước thứ ba. Cùng ngày, Bộ Tài chính Mỹ cũng công bố một gói các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga.
Ngày 27/2, trang Vedomosti của Nga đã dẫn nghiên cứu mới đây của một số chuyên gia tại RANEPA, những người lập luận rằng phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mang tính hủy diệt nhất nhằm vào Nga.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích hai kịch bản cho nền kinh tế Nga trong giai đoạn 2024-2026. Kịch bản thứ nhất dự kiến việc hạ trần gần như đồng thời đối với giá dầu của Nga xuống 50 USD mỗi thùng, đưa ra một lệnh cấm vận hoàn toàn đối với việc xuất khẩu sang Nga, cũng như các biện pháp trừng phạt thứ cấp nhằm vào các nước thứ ba.
Tuy nhiên, các tác giả của công trình nghiên cứu kỳ vọng rằng ngay cả kịch bản tiêu cực này cũng sẽ không có tác động đáng kể nào đối với nền kinh tế Nga, dù chính phủ sẽ được yêu cầu phải nhanh chóng hành động để đảm bảo điều đó. Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga có thể giảm 0,3% trong năm 2024 trong những tình huống như vậy, nhưng sau đó sẽ tăng 1,5% và 1,4% trong hai năm tiếp theo.
Kịch bản thứ hai lạc quan hơn, dự đoán khá nhiều biện pháp tương tự từ phía các quốc gia phương Tây, nhưng sẽ lan rộng theo thời gian. Theo kịch bản này, các chuyên gia nhận định Nga có thể đạt mức tăng trưởng 2,2% vào năm 2026.
Theo nghiên cứu, hai năm vừa qua đã cho thấy nền kinh tế Nga đang ở trạng thái tốt hơn so với nhận định ban đầu, do đó đã khiến các biện pháp trừng phạt của phương Tây trở nên kém hiệu quả hơn. Một trong các đồng tác giả của bài báo là Konstantin Tuzov cho rằng phương Tây "đã nghĩ ra mọi thứ có thể", còn triển vọng kinh tế của Moscow đang được cải thiện nhờ hợp tác với 2 nền kinh tế lớn là Trung Quốc và Ấn Độ.
Hôm 26/2. trang tin Euractiv dẫn một nghiên cứu của Trường Quản lí IESEG cho biết các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào Nga đang bị "phá vỡ trên diện rộng" thông qua các nước thứ ba như Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hay Kazakhstan.
Đầu tháng 2, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin từng tuyên bố nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 4% trong năm 2023, vượt xa mức dự báo 2,7% mà Ngân hàng Trung ương Nga đưa ra hồi tháng 1/2023.
| Gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga: Khoảng 20 công ty trong tầm ngắm của EU, có cả những đối tác thương mại lớn Khoảng 20 công ty, trong đó có 3 công ty từ Trung Quốc và 1 công ty Ấn Độ, có thể đối mặt với các ... |
| Gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga: Phía sau cái gật đầu bất đắc dĩ của Hungary là ‘giông tố ngầm’ trong nội bộ EU? Lý do Hungary - thành viên Liên minh châu Âu (EU) thân Nga, đã không chặn gói trừng phạt thứ 13 của khối này nhằm ... |
| Kinh tế Nga: Ngược chiều dự báo, phát triển tốt nhờ ba lý do; lệnh trừng phạt vẫn đang 'cản đường' Đã gần hai năm kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, có một điều mà các nhà kinh ... |
| EU chính thức 'tung' gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga, 200 thực thể và cá nhân 'dính đạn' Ngày 21/2, Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga. |
| Gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga: EU lần đầu làm điều này với Trung Quốc, Bắc Kinh có thể bỏ qua? Trong gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga theo kế hoạch sẽ có hiệu lực vào ngày 24/2 - tròn hai năm Moscow mở ... |