Việc các chính phủ liên tiếp chi những khoản tiền khổng lồ đã khiến gánh tặng nợ công tăng vọt. (Nguồn: Reuters) |
Đây là kết luận trong bản nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị các ngân hàng trung ương Jackson Hole do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tổ chức ngày 26/8 tại thành phố Kansas, thuộc tiểu bang Wyoming của Mỹ.
Bản nghiên cứu nêu rõ, kể từ năm 2007, nợ công toàn cầu đã tăng trung bình từ tương đương 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tương đương 60% GDP. Thậm chí tại các nước tiên tiến, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Điển hình là Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang có khoản nợ chính phủ cao hơn GDP. Cách đây 15 năm nợ công của Mỹ tương đương khoảng 70% GDP.
Chuyên gia Serkan Arslanalp, nhà kinh tế học tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Giáo sư Barry Eichengreen tại Đại học California (Mỹ) chỉ ra rằng, bất chấp những lo ngại về việc tăng trưởng dựa trên đòn bẩy nợ công cao, “việc giảm nợ, mặc dù được mong muốn về mặt nguyên tắc, nhưng khó có thể thực hiện được trên thực tế”.
Điều này cho thấy có một sự thay đổi đáng kể so với trước đây, khi các quốc gia đã thành công giảm tỷ lệ nợ trên GDP.
Theo hai tác giả của nghiên cứu, nhiều nền kinh tế sẽ không thể giải quyết được gánh nặng nợ nần do dân số già đi. Vì vậy, sẽ cần nguồn tài chính công mới cho các nhu cầu như chăm sóc sức khỏe và lương hưu.
Trong khi đó, lãi suất tăng mạnh từ mức thấp nhất lịch sử cũng đang làm tăng thêm chi phí trả nợ và sự chia rẽ chính trị đã khiến thặng dư ngân sách của các quốc gia khó đạt được, thậm chí là khó duy trì mức hiện tại.
Hai nhà kinh tế Arslanalp và Eichengreen nhấn mạnh lạm phát, trừ khi bất ngờ tăng lên trong một thời gian dài, sẽ không làm giảm tỷ lệ nợ và việc tái cơ cấu nợ đối với các nước đang phát triển đã trở nên khó khăn hơn, khi nhóm chủ nợ ngày càng mở rộng.
Hai tác giả lưu ý các chính phủ sẽ phải chật vật với những khoản nợ “kế thừa” cao, tiếp nối từ chính phủ này sang chính phủ khác. Điều này đòi hỏi các chính phủ phải tập trung nhiều hơn vào việc giới hạn chi tiêu, xem xét tăng thuế và cải thiện quy định của các ngân hàng để tránh những vụ “vỡ nợ” có thể xảy ra.
| Nếu chậm chân, các ngân hàng trung ương sẽ không thể giành phần thắng Dù lạm phát đang chậm lại ở nhiều nước, sau các đợt nâng lãi suất trong hơn một năm qua, nhưng lạm phát vẫn ở ... |
| Cộng đồng doanh nghiệp WEF: Việt Nam là điểm đến đầu tư và tìm kiếm cơ hội hợp tác lâu dài Với các chính sách, biện pháp quyết liệt của Chính phủ để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho Việt Nam, cộng đồng doanh ... |
| Cùng đón đầu cơn gió ngược, hướng tới kỷ lục mới Chuyến thăm song phương và dự Hội nghị WEF của Thủ tướng Phạm Minh Chính được truyền thông, chuyên gia học giả Trung Quốc đánh ... |
| Cuộc chiến chống lạm phát bao giờ thành công? Những người đứng đầu các ngân hàng trung ương quan trọng nhất thế giới đang cảnh báo cuộc chiến này còn lâu mới hoàn thành. |
| Kinh tế thế giới nổi bật (18-24/8): Nga gỡ phong tỏa một phần tài sản nước ngoài, Mỹ-Trung hạ nhiệt căng thẳng, ‘đầu tàu’ châu Âu thiếu động lực BRICS mở rộng ảnh hưởng toàn cầu, Nga gỡ bỏ phong tỏa một phần tài sản nước ngoài, lạm phát tại Anh giảm, Đức có ... |