📞

Các nước có ban hành luật quốc gia về đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao?

11:00 | 11/06/2020
TGVN. Một số nước đã không nội luật hóa chuyển Công ước Vienna 1961 thành Luật quốc gia mà coi Công ước như pháp luật Nhà nước mình. 

Cho đến nay, Công ước Vienna 1961 đã được hầu hết các nước trên thế giới tham gia. Một số ít nước tuy chưa tham gia nhưng không thể không coi trọng các điều khoản đã ghi trong Công ước. Bởi vì trong giai đoạn hiện nay, Công ước Vienna 1961 vẫn là một văn kiện công pháp quốc tế toàn diện và cơ bản vẫn là cơ sở để xem xét và điều chỉnh những vấn đề này sinh trong quá trình giao tiếp giữa các quốc gia.

Một số nước đã không nội luật hóa chuyển Công ước Vienna 1961 thành Luật quốc gia mà coi Công ước như pháp luật Nhà nước mình. Tuy nhiên, vì các quy định nêu trong Công ước chỉ có tính chất nguyên tắc, các đặc quyền mà những Cơ quan đại diện được hưởng đến đâu, rộng hay hẹp là tùy theo quy định phù hợp với điều kiện của từng nước. Vì vậy, trên cơ sở chủ quyền quốc gia và chính sách đối ngoại của mình nhiều nước đã thể hiện những quy định của Công ước Vienna 1961 vào luật pháp của nước mình.

Ngày 5/9/1986 Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong phiên họp lần thứ 17 đã thông qua văn kiện về “Những quy định của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao”.

Ngày 7/9/1993 Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ký Lệnh 25-L/CTN công bố “Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự và Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam” đã được Ủy ban Thường vụ quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa IX) thông qua ngày 23/8/1993. Pháp lệnh này là cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước chế độ ưu đãi, miễn trừ dành cho các Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Các nước có ban hành luật quốc gia về đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao