Doanh nghiệp không bắt buộc phải cho người lao động nghỉ hằng tuần vào ngày Thứ bảy, Chủ nhật mà hoàn toàn có thể bố trí cho người lao động nghỉ vào các ngày khác trong tuần theo quy định. (Nguồn: Kinh tế & Đô thị) |
1. Quy định về ngày nghỉ hằng tuần có phải là Thứ bảy và Chủ Nhật?
Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật lao động 2019 thì:
Điều 111. Nghỉ hằng tuần 1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. 2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động. 3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp. |
Theo đó, người sử dụng lao động có quyền quyết định trong việc bố trí lịch nghỉ hằng tuần vào ngày Thứ bảy, Chủ nhật hoặc ngày nào đó khác trong tuần và được ghi nhận trong nội quy lao động.
Doanh nghiệp không bắt buộc phải cho người lao động nghỉ hằng tuần vào ngày Thứ bảy, Chủ nhật mà hoàn toàn có thể bố trí cho người lao động nghỉ vào các ngày khác trong tuần theo quy định. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp thường chọn thực hiện chế độ nghỉ Chủ nhật hoặc nghỉ cả Thứ bảy và Chủ nhật.
2. Cách tính tiền lương làm việc vào ngày Thứ Bảy, Chủ nhật như thế nào?
Theo như quy định trên thì Doanh nghiệp có quyền quyết định bố trí ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Thứ bảy và Chủ nhật. Theo đó, cách tính tiền lương làm việc trong 02 ngày nghỉ cuối tuần này như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 thì:
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm 1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; |
Như vậy, lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần mà người lao động được hưởng ít nhất bằng 200% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Công thức tính tiền lương cụ thể:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x 200% x Số giờ làm thêm
3. Đi làm ngày nghỉ lễ trùng với ngày Thứ bảy, Chủ nhật tính lương như thế nào?
Cũng theo dữ kiện ở trên giả sử doanh nghiệp chọn ngày nghỉ hằng tuần là Thứ bảy và Chủ Nhật thì khi đi làm ngày nghỉ lễ trùng với ngày nghỉ cuối tuần thì tiền lương được tính như thế nào?
Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần. (khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 thì:
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm 1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: ... c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. |
Công thức tính tiền lương cụ thể:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày = 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường.
Nếu tính cả tiền lương ngày lễ, người lao động được hưởng ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường.
Tiền lương làm làm thêm giờ ban đêm = 390% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường.
Nếu tính cả tiền lương ngày lễ, người lao động được hưởng ít nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường.
| Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp sửa đổi có những điểm mới nào? Quyết định 490/QĐ-BHXH sửa đổi, bổ sung một số điều của quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất ... |
| Người lao động nghỉ việc từ 14 ngày trở lên trong tháng cần lưu ý những gì? Trong quá trình làm việc thì người lao động (NLĐ) sẽ có thời gian nghỉ phép do nhiều nguyên nhân. Theo đó, đối với trường ... |
| Đi làm dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, người lao động được trả lương bao nhiêu? Năm 2023, vào dịp lễ 30/4, 1/5, người lao động được nghỉ lễ liên tiếp đến 5 ngày do trùng với giỗ Tổ Hùng Vương ... |
| Người lao động làm cho doanh nghiệp nước ngoài có được nghỉ Giỗ tổ Hùng vương, 30/4 và 1/5? Nếu NLĐ làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài có trụ hoặc chi nhánh tại Việt Nam thì sẽ được nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng ... |
| Khi con nhỏ bị ốm đau, người lao động được nghỉ hưởng BHXH mấy ngày? Theo quy định tại Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có quy định về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau. ... |