Những vùng tiếp xúc da với kiến ba khoang không thực sự nguy hiểm nếu được chăm sóc, điều trị đúng. |
Tác hại của kiến ba khoang đối với con người
Theo thống kê trong thời gian cao điểm (tháng 7 - 10/2020), Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh ghi nhận số ca viêm da do tiếp xúc côn trùng, chủ yếu là do kiến ba khoang, tăng mạnh với 80 - 100 ca/ngày.
Tại Hà Nội vào tháng 10/2020, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết tình hình người dân bị kiến ba khoang gây hại diễn biến phức tạp với số bệnh nhân thăm khám lên đến gần 100 người/ngày.
Kiến ba khoang không chủ động cắn hay đốt con người, tuy nhiên vì là loài săn mồi nên dịch cơ thể của chúng có chứa độc tố Pederin gây viêm da khi tiếp xúc. Người dân có thể vô ý đập hoặc chà xát kiến ba khoang khiến chất độc dính vào da hoặc tiếp xúc nọc độc qua các vật dụng như quần áo, giường nệm, khăn lau, gây nhiễm bệnh ngay tại vùng da đó.
Khi da tiếp xúc với dịch của kiến ba khoang sẽ gây nên các triệu chứng như vệt đỏ, sưng nhẹ, có mụn nước, mụn mủ, đau rát, ngứa ngáy, bỏng, phồng rộp… Mọi người thường nhầm lẫn với bệnh giời leo (Zona), nếu không xử lý vết thương kịp thời, tình trạng sẽ chuyển sang viêm loét, có rỉ dịch.
Nếu bị những tổn thương diện rộng trên da còn có thể đi kèm các biểu hiện khác như sốt, uể oải, đau nhức cơ thể, nổi hạch...
Kiến ba khoang thường xuất hiện ở đâu?
Kiến ba khoang có đặc điểm nhận diện với hình dáng thon, dài như hạt thóc (dài khoảng 1-1,2cm); thân màu cam đậm, còn vùng đầu, bụng trên và đuôi nhọn lại có màu đen.
Trong tự nhiên, kiến ba khoang sinh sống ở ven ruộng, bãi cỏ, các khu đất trống trên khắp nước ta, chuyên ăn của các loài sâu rầy gây hại hoa màu.
Thế nhưng, khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các khu nhà trọ, ký túc xá, chung cư mọc lên ngày càng nhiều đã khiến cho môi trường sinh sống tự nhiên của chúng bị thu hẹp.
Với đặc tính thích ánh đèn trắng, loài này có xu hướng xâm nhập vào nơi các sinh sống của người dân. Điều này dễ gây thành dịch, lây lan cho nhiều người trong gia đình hoặc cùng một khu dân cư mắc bệnh một lúc, hoặc trên cùng một bệnh nhân có thể mắc lại nhiều lần trong mùa.
Kiến ba khoang có thể xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất vẫn là vào mùa mưa, khoảng tháng 6 - tháng 10 hằng năm, vì lúc này chúng cần tìm đến nơi ở khô ráo hơn để sinh sống.
Xử trí đúng khi chất độc của kiến ba khoang dính vào da
Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia y tế, nếu phát hiện kiến ba khoang bám trên da hoặc quần áo, tuyệt đối không dùng tay trần để bắt, giết, chà xát kiến ba khoang. Thay vào đó dùng bao tay, khăn giấy hoặc đặt một tờ giấy vào để kiến bò lên và dễ dàng lấy ra. Sau đó tiến hành rửa sạch ngay vùng da đã tiếp xúc.
Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì phải nhanh chóng rửa nơi tiếp xúc bằng nước sạch, nước muối loãng hoặc xà phòng nhẹ. Không đưa tay đã tiếp xúc với nọc độc của kiến chạm vào các vùng da khác vì có thể gây lây lan tình trạng viêm da.
Có thể sử dụng các loại thuốc thoa tại chỗ có chứa hoạt chất kháng viêm Prednisolone Valerate Acetate giúp làm dịu da, giảm cảm giác ngứa, đau rát…
Lưu ý, người bệnh cần lưu ý quan sát kĩ các biểu hiện trên da. Trong trường hợp vết thương nghiêm trọng hoặc lan rộng toàn thân, bệnh nhân cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa sớm nhất có thể.
Để phòng tránh kiến ba khoang, người dân nên dọn dẹp sạch sẽ khu vực sinh sống, phát quang bụi rậm, tránh tạo môi trường ẩn nấp cho côn trùng. Khi phát hiện có kiến ba khoang nên thay đèn trắng bằng đèn vàng để tránh thu hút chúng.
Bên cạnh đó, nên bố trí lưới chắn côn trùng cho cửa sổ, cửa ra vào, ngủ trong màn và luôn kiểm tra quần áo, mền gối, khăn lau tránh để kiến bám vào.
| Từng là hình mẫu chống dịch, Hàn Quốc tìm cách 'lách khe cửa hẹp' đối phó với biến thể Delta Từng là điển hình thành công về chống dịch Covid-19, giờ đây với gần 2.000 ca mắc mới do biến thể Delta được ghi nhận ... |
| Hà Nội yêu cầu tuyệt đối không để người dân ra khỏi thành phố trong thời gian giãn cách Công điện mới của Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu lực lượng chức năng kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các ... |