Cái giá cho hơn 100 ngày xung đột Israel-Hamas đắt như thế nào?

Hồng Châu
Tờ The Economist (Anh) đánh giá, hậu quả kinh tế của xung đột Israel-Hamas là rất lớn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Hơn 100 ngày sau khi cuộc xung đột Israel-Hamas nổ ra ở Trung Đông, căng thẳng vẫn đang leo thang. Hơn nữa, vụ lực lượng Houthi tấn công các phương tiện qua lại tại Biển Đỏ đã làm phức tạp thêm tình hình. Tuy vậy, nhiều nhà quan sát đánh giá, một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực nhiều khả năng sẽ không xảy ra, phần lớn là do cả Iran và Mỹ đều không muốn điều đó trở thành hiện thực.

Tuy nhiên, tờ The Economist (Anh) cho rằng hậu quả kinh tế của cuộc xung đột là rất lớn.

Cái giá cho hơn 100 ngày xung đột Israel-Hamas đắt như thế nào?
Hậu quả kinh tế nguy hiểm nhất của xung đột có thể là sự khó khăn gây ra cho người dân ở Lebanon và Bờ Tây. Ảnh minh họa.(Nguồn: Getty)

Từ tâm điểm Biển Đỏ

Vùng Biển Đỏ từng xử lý 10% tổng lượng hàng hóa di chuyển trên khắp thế giới. Tuy nhiên, kể từ khi lực lượng Houthi bắt đầu phóng tên lửa bắn phá các tàu container trên Biển Đỏ, khối lượng vận tải đi qua khu vực này đã giảm xuống chỉ còn 30% mức bình thường. Ngày 16/1, Tập đoàn Shell, “ông cả” trong ngành dầu khí, đã trở thành công ty đa quốc gia mới nhất tuyên bố sẽ tránh tuyến đường đi qua Biển Đỏ.

Đối với một số quốc gia giáp khu vực này, các cuộc tấn công bằng tên lửa của lực lượng Houthi gây ra hậu quả tồi tệ hơn nhiều. Nền kinh tế của Eritrea được thúc đẩy chủ yếu nhờ xuất khẩu đánh bắt cá, nông nghiệp và khai thác mỏ.

Tin liên quan
‘Bão’ trên Biển Đỏ ‘Bão’ trên Biển Đỏ

Tất cả các lĩnh vực này đều liên quan đến biển hoặc di chuyển bằng đường biển. Trong khi, Sudan, một quốc gia đang gặp khủng hoảng, thì Biển Đỏ là điểm tiếp nhận viện trợ duy nhất. Kể từ khi các cuộc tấn công diễn ra, hầu như không có bất kỳ khoản viện trợ nào đến được với 24,8 triệu người dân Sudan nghèo đói.

Sự gián đoạn hơn nữa có thể dẫn đến hủy hoại trên diện rộng đối với nền tài chính và thương mại của Ai Cập, một trong những quốc gia lớn nhất khu vực. Với dân số 110 triệu người, Biển Đỏ là nguồn cung cấp tài chính quan trọng của nước này. Chính phủ Ai Cập đã kiếm được 9 tỷ USD trong năm tài chính 2022-2023 (tính đến hết tháng 6/2023) từ phí cầu đường trên kênh đào Suez, nối liền Địa Trung Hải với Biển Đỏ.

Nếu không có doanh thu từ phí cầu đường, ngân hàng trung ương Ai Cập sẽ cạn kiệt dự trữ ngoại hối, ở mức 16 tỷ USD vào đầu năm 2023. Chính phủ nước này sẽ phải đối mặt với một khoản lỗ lớn trong ngân sách quốc gia, vốn đã dựa phần lớn vào việc bơm tiền mặt từ các quốc gia vùng Vịnh và Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF).

Cả hai cuộc khủng hoảng của Ai Cập đều có thể xảy ra vào năm 2024. Thu nhập tính đến thời điểm hiện tại của nước này từ kênh đào Suez đã thấp hơn 40% so với thời điểm này năm ngoái. Điều đó đặt nước này vào nguy cơ thực sự cạn tiền, đẩy chính phủ vào tình trạng vỡ nợ và ngân sách chìm trong tình trạng hỗn loạn.

...cho tới Trung Đông

Theo The Economist, các tuyến thương mại quốc tế bị chặn, làm gián đoạn hoạt động vận chuyển toàn cầu và tàn phá nền kinh tế địa phương. Cụ thể hơn, các ngành công nghiệp năng suất cao nhất ở Trung Đông đang bị ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt, ở Lebanon và Bờ Tây, khó khăn ngày càng tăng và nguy cơ gây ra nhiều bạo lực hơn nữa.

Trước khi xung đột bùng phát vào tháng 11/2023, 1/5 tổng lượng xuất khẩu trung bình của một quốc gia Trung Đông – từ công nghệ của Israel đến dầu mỏ của vùng Vịnh – được giao thương trong khu vực. Mặc dù là các đối thủ địa chính trị, nhưng trao đổi thương mại trong khu vực đang tăng lên. Điều này trái ngược với hiện tại, khi hơn một nửa số hàng hóa đã bị phong tỏa trên các tuyến đường này.

Thương mại nội khu vực đã sụp đổ. Đồng thời, chi phí vận chuyển hàng hóa ra khỏi Trung Đông tăng lên đáng kể. Điều đó sẽ khiến nhiều nhà xuất khẩu, hoạt động với tỷ suất lợi nhuận thấp, đứng trước nguy cơ phá sản trong những tháng tới.

Xung đột cũng đã tấn công các ngành công nghiệp hứa hẹn nhất ở Trung Đông. Trước ngày 7/10, lĩnh vực công nghệ của Israel là điểm sáng nhất, đóng góp 1/5 GDP cả nước. Bây giờ lĩnh vực này đang bị bủa vây bởi khó khăn. Các nhà đầu tư đang rút vốn, khách hàng hủy đơn đặt hàng và phần lớn lực lượng lao động của các công ty công nghệ đã được triệu tập để tham gia vào quân đội.

Trong khi đó, Jordan đang phải đối mặt với tình trạng ngành du lịch bị bỏ quên. Đây là một ngành thế mạnh của Jordan, chiếm 15% GDP của nước này. Ngay cả các quốc gia vùng Vịnh khác cũng đang chứng kiến số lượng khách du lịch sụt giảm nghiêm trọng. Trong những tuần sau khi xung đột nổ ra, lượng khách quốc tế đến với Jordan đã giảm 54%. Cũng giống như Ai Cập, phần doanh thu bị mất khiến nước này có nguy cơ gần như vỡ nợ.

Hai “thùng thuốc súng” trực chờ... nổ

Tuy nhiên, hậu quả kinh tế nguy hiểm nhất của xung đột có thể là sự khó khăn gây ra cho người dân ở Lebanon và Bờ Tây, hai “thùng thuốc súng” có thể dễ dàng bùng nổ thành bạo lực nhiều hơn. Hơn 50.000 người đã phải di dời (cũng như 96.000 người ở miền Bắc Israel).

Lebanon đã có một chính phủ tạm thời kể từ khi vỡ nợ vào năm 2019. Trong những tháng gần đây, nền kinh tế của nước này rơi tự do nhanh hơn, khi khách du lịch nước ngoài và các ngân hàng, cùng chiếm tới 70% GDP, đã rời khỏi Lebanon theo cảnh báo của chính phủ các nước.

Tin liên quan
Israel cự tuyệt đề xuất tiến tới chấm dứt xung đột, Hamas tuyên bố sẽ chấp nhận một điều ở Gaza và Bờ Tây Israel cự tuyệt đề xuất tiến tới chấm dứt xung đột, Hamas tuyên bố sẽ chấp nhận một điều ở Gaza và Bờ Tây

Mọi thứ cũng không khá hơn ở Bờ Tây. Trong số 3,1 triệu cư dân của thành phố, 200.000 người là công nhân nhà máy từng đến Israel hàng ngày để làm việc. Họ mất việc sau khi Israel thu hồi giấy phép của họ.

Trong khi đó, 160.000 công chức chưa được trả lương, kể từ khi xung đột bắt đầu. Các dịch vụ công đang ngừng hoạt động và việc công chức không trả được tiền thế chấp có nguy cơ gây ra khủng hoảng ngân hàng.

Trung Đông từ lâu đã có nhiều nền kinh tế đứng trên bờ vực. Chính phủ các nước đã xây dựng các chương trình chi tiêu, cân bằng giữa các gói cứu trợ từ các quốc gia vùng Vịnh, các khoản viện trợ từ Mỹ và các khoản vay ngắn hạn đắt đỏ. Nguy cơ tất cả sụp đổ là rất cao.

Phần còn lại của nền kinh tế thế giới cho đến nay ít phải gánh chịu hậu quả từ cuộc xung đột. Giá dầu vẫn tương đối ổn định, ngoại trừ đợt tăng đột biến vào đầu tháng 1/2024, những tác động lên tăng trưởng và lạm phát toàn cầu có thể sẽ ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, nếu phần lớn Trung Đông rơi vào khủng hoảng nợ, tất cả có thể dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng.

Động lực kinh tế quan trọng của thế giới 'ngả nghiêng' theo Trung Quốc, sẽ thấy điều kỳ diệu nếu làm điều này

Động lực kinh tế quan trọng của thế giới 'ngả nghiêng' theo Trung Quốc, sẽ thấy điều kỳ diệu nếu làm điều này

Tình hình ảm đạm của kinh tế của Trung Quốc sẽ tác động lên toàn bộ khu vực Đông Á - động lực kinh tế ...

Kinh tế Trung Quốc đang tốt hơn mong đợi, Bắc Kinh quyết tìm lại vị thế dẫn đầu bằng chiến lược mới

Kinh tế Trung Quốc đang tốt hơn mong đợi, Bắc Kinh quyết tìm lại vị thế dẫn đầu bằng chiến lược mới

Kinh tế Trung Quốc đang nổi lên nhiều yếu tố tích cực, không chỉ là các chỉ số kinh tế tốt hơn mong đợi, mà ...

Kinh tế biến động, thanh niên Trung Quốc đua nhau thi công chức, mong muốn bảo đảm 'bát cơm sắt'

Kinh tế biến động, thanh niên Trung Quốc đua nhau thi công chức, mong muốn bảo đảm 'bát cơm sắt'

Trên mạng xã hội, giới trẻ Trung Quốc gọi công chức là nghề "tận cùng của vũ trụ", là nơi an toàn nhất trong một ...

Kinh tế Nga vẫn kiên cường trước 'phong ba bão táp' trừng phạt, Bắc Kinh học được gì từ Moscow?

Kinh tế Nga vẫn kiên cường trước 'phong ba bão táp' trừng phạt, Bắc Kinh học được gì từ Moscow?

Kinh nghiệm của Nga có thể mang đến cho Trung Quốc lời nhắc nhở về việc đa dạng hóa thương mại, khiến nền kinh tế ...

Những lý do đang 'bào mòn' động lực tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Những lý do đang 'bào mòn' động lực tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Kinh tế Trung Quốc được đự đoán sẽ ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong hơn 30 năm qua vào năm 2023.

(theo The Economist)

Bài viết cùng chủ đề

Xung đột Israel-Hamas

Đọc thêm

Đại sứ Cuba Rogelio Polanco Fuentes: Việt Nam đã làm nên kỳ tích!

Đại sứ Cuba Rogelio Polanco Fuentes: Việt Nam đã làm nên kỳ tích!

Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam, Phòng Thương mại Cuba phối hợp cùng VCCI tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Cuba.
Việt Nam-Belarus: Tạo điều kiện để doanh nghiệp hai bên tăng cường hợp tác đầu tư

Việt Nam-Belarus: Tạo điều kiện để doanh nghiệp hai bên tăng cường hợp tác đầu tư

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Cộng hòa Belarus Anatoly Sivak.
Giá vàng hôm nay 3/4/2025: Giá vàng mất mốc 102 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư có thể 'đu đỉnh' bất cứ lúc nào

Giá vàng hôm nay 3/4/2025: Giá vàng mất mốc 102 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư có thể 'đu đỉnh' bất cứ lúc nào

Giá vàng hôm nay 3/4/2025 ghi nhận thị trường thế giới giữ nhịp tăng khi các nhà đầu tư tìm đến tài sản mang tính an toàn.
Giá tiêu hôm nay 3/4/2025: Nguồn cung thắt chặt, nhu cầu ổn định, người dân giữ hàng, thị trường khả năng neo ở mức giá cao

Giá tiêu hôm nay 3/4/2025: Nguồn cung thắt chặt, nhu cầu ổn định, người dân giữ hàng, thị trường khả năng neo ở mức giá cao

Giá tiêu hôm nay 3/4/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 156.000 - 157.000 đồng/kg.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi Nga là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
Thúc đẩy sớm thiết lập Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam-Armenia

Thúc đẩy sớm thiết lập Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam-Armenia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Việt Nam và Armenia có nhiều tiềm năng, dư địa để thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng có lợi trên nhiều ...
Giá tiêu hôm nay 3/4/2025: Nguồn cung thắt chặt, nhu cầu ổn định, người dân giữ hàng, thị trường khả năng neo ở mức giá cao

Giá tiêu hôm nay 3/4/2025: Nguồn cung thắt chặt, nhu cầu ổn định, người dân giữ hàng, thị trường khả năng neo ở mức giá cao

Giá tiêu hôm nay 3/4/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 156.000 - 157.000 đồng/kg.
Gần 400 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Vietnam Expo 2025

Gần 400 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Vietnam Expo 2025

Vietnam Expo 2025 khai mạc ngày 2/4, thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
Giá cà phê hôm nay 2/4/2025: Giá cà phê robusta đồng loạt tăng thêm hơn 100 USD, mốc 6.000 USD/tấn có thể sẽ được thiết lập trong thời gian tới?

Giá cà phê hôm nay 2/4/2025: Giá cà phê robusta đồng loạt tăng thêm hơn 100 USD, mốc 6.000 USD/tấn có thể sẽ được thiết lập trong thời gian tới?

Giá cà phê hôm nay 2/4/2025: Giá cà phê robusta đồng loạt tăng thêm hơn 100 USD, mốc 6.000 USD/tấn có thể sẽ được thiết lập trong thời gian tới?
Xây dựng một Việt Nam xanh (kỳ I): Bước tiến thần kỳ và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới

Xây dựng một Việt Nam xanh (kỳ I): Bước tiến thần kỳ và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới

Việt Nam đã 'ghi điểm' trong việc phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh và năng lượng tái tạo.
Giá tiêu hôm nay 2/4/2025: Thị trường giảm, người dân có điều kiện trữ tiêu, hạn chế bán ra, nguồn cung hạn chế

Giá tiêu hôm nay 2/4/2025: Thị trường giảm, người dân có điều kiện trữ tiêu, hạn chế bán ra, nguồn cung hạn chế

Giá tiêu hôm nay 2/4/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 157.000 – 158.000 đồng/kg.
VILOG 2025: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics Việt

VILOG 2025: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics Việt

Triển lãm quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3 (VILOG 2025) sẽ diễn ra từ ngày 31/7-2/8 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh.
Bất động sản: Thị trường ‘hưng phấn’, dư địa tăng giá chung cư vẫn còn, cảnh báo sốt đất ảo theo thông tin sáp nhập, chính sách có hiệu lực mới nhất

Bất động sản: Thị trường ‘hưng phấn’, dư địa tăng giá chung cư vẫn còn, cảnh báo sốt đất ảo theo thông tin sáp nhập, chính sách có hiệu lực mới nhất

Cảnh báo 'sốt đất ảo' theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành; dư địa tăng giá chung cư vẫn còn… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Kiểm soát chặt dòng vốn chảy vào địa ốc, người nước ngoài đang gia tăng mua nhà tại Việt Nam, trình tự chuyển mục đích sử dụng đất

Bất động sản: Kiểm soát chặt dòng vốn chảy vào địa ốc, người nước ngoài đang gia tăng mua nhà tại Việt Nam, trình tự chuyển mục đích sử dụng đất

Cần có biện pháp quyết liệt tái cấu trúc thị trường, người nước ngoài đang gia tăng mua nhà tại Việt Nam… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản vùng ven khu công nghiệp hút khách

Bất động sản vùng ven khu công nghiệp hút khách

Thị trường bất động sản vùng ven khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam.
Bất động sản: ‘Ngôi sao hy vọng’ của thị trường, bất ngờ về giá đất Hòa Lạc, Đà Nẵng định lại giá đất 11 dự án vướng mắc

Bất động sản: ‘Ngôi sao hy vọng’ của thị trường, bất ngờ về giá đất Hòa Lạc, Đà Nẵng định lại giá đất 11 dự án vướng mắc

Nhà ở xã hội sẽ là 'ngôi sao hy vọng' cho người dân thu nhập thấp, giá đất nền Hòa Lạc (Hà Nội) tăng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Điểm danh 11 dự án ở Hà Nội mở bán mới nhất, nhà giá rẻ vẫn tiếp tục vắng bóng, khởi công khu đô thị mới tại Đà Nẵng

Bất động sản: Điểm danh 11 dự án ở Hà Nội mở bán mới nhất, nhà giá rẻ vẫn tiếp tục vắng bóng, khởi công khu đô thị mới tại Đà Nẵng

Danh sách 11 dự án ở Hà Nội mở bán mới nhất, quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu, phát triển hạ tầng khu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2025-2030

Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu, phát triển hạ tầng khu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2025-2030

Thị trường bất động sản KCN đang trở thành điểm sáng đầu tư trong bối cảnh thị trường bất động sản nhà ở còn nhiều thách thức.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/4: USD và Yen Nhật cùng tăng nhẹ, thị trường rất lo lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/4: USD và Yen Nhật cùng tăng nhẹ, thị trường rất lo lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/4 ghi nhận đồng USD ổn định, trong khi đồng Yen bật tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/4: USD tăng nhẹ, 'mây đen' bao phủ thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/4: USD tăng nhẹ, 'mây đen' bao phủ thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/4 ghi nhận đồng USD tăng giá so với Yen Nhật và EUR vì những mối lo ngại chính sách thuế quan Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/3: USD có thể giảm xuống mốc 103

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/3: USD có thể giảm xuống mốc 103

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/3 ghi nhận USD giảm trong bối cảnh các nhà giao dịch cân nhắc mức thuế quan của ông Trump.
Khẳng định vị thế dẫn đầu, BIDV nhận trọn bộ giải thưởng danh giá từ                    The Asian Banker

Khẳng định vị thế dẫn đầu, BIDV nhận trọn bộ giải thưởng danh giá từ The Asian Banker

Tự hào 10 năm dẫn đầu lĩnh vực ngân hàng bán lẻ Việt Nam, BIDV không ngừng phát triển hệ sinh thái, mang đến các giải pháp tài chính toàn diện.
BIDV triển khai gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ thuê/mua nhà

BIDV triển khai gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ thuê/mua nhà

Với gói vay này, khách hàng BIDV được vay tối đa 70% giá trị nhà ở dự định mua và 50% giá trị đối với nhu cầu vay thuê mua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: EUR dứt đà giảm, USD đi xuống vì tin thuế ô tô

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: EUR dứt đà giảm, USD đi xuống vì tin thuế ô tô

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ, EUR chấm dứt chuỗi sáu ngày giảm giá liên tiếp.
Phiên bản di động