Cải thiện không khí ở New Delhi: Bài toán còn nhiều tranh cãi

TRUNG HIẾU
Nhiều trường học và nhà máy ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ buộc phải đóng cửa do tình trạng ô nhiễm không khí cao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Màn sương mù độc hại ở trung tâm thủ đô New Delhi. (Nguồn: IQ Air)
Màn sương mù độc hại ở trung tâm thủ đô New Delhi. (Nguồn: IQ Air)

Một lớp màn dày đặc của khói mù độc hại bao trùm lên thủ đô New Delhi, buộc các trường học phải đóng cửa và khiến người dân kêu gọi chính phủ hành động khẩn trương. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của Ấn Độ phản ứng chậm và ít hiệu quả.

Ô nhiễm không khí trầm trọng trở thành một hiện tượng hằng năm và các nhà khoa học Ấn Độ có thể dự đoán chính xác những ngày tồi tệ nhất. Tuy nhiên, bất đồng giữa các đảng phái và hoạt động thiếu hiệu quả của một số cơ quan đã cản trở những nỗ lực làm sạch không khí.

Cư dân New Delhi đều cho rằng có nhiều việc cần làm hơn nữa để giải quyết tình hình. Ông Jai Dhar Gupta, chủ một doanh nghiệp nhỏ, cho biết: “Mấy tuần nay tôi thấy không thể chịu đựng được nữa”.

Ông Gupta đã trở thành nhà hoạt động chống ô nhiễm không khí từ năm 2013, sau khi mắc bệnh hen suyễn.“Thực sự đáng buồn cho một quốc gia mà mỗi khi có trường hợp khẩn cấp về sức khỏe, Tòa án Tối cao buộc phải can thiệp”, ông Gupta nói.

Tòa án vào cuộc

Tòa án Tối cao Ấn Độ đã yêu cầu đóng cửa các nhà máy và ra lệnh cho nông dân ngừng đốt ruộng. Tòa án vào cuối tuần trước đã xem xét đơn kiện của một nhà hoạt động môi trường sau khi thành phố phải chịu đựng mức độ ô nhiễm tương đương với mức độ gây ra bởi các vụ cháy rừng lớn.

Vào trung tuần tháng 11, các biện pháp khẩn cấp do Tòa án yêu cầu thi hành đã có hiệu lực. Hoạt động xây dựng, máy phát điện diesel và xe tải bị cấm. Các trường học đóng cửa và các nhà tuyển dụng được yêu cầu để một nửa số nhân viên của họ ở nhà. Sáu nhà máy điện ở ngoại ô New Delhi được lệnh đóng cửa.

Tin liên quan
Ấn Độ: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, New Delhi đóng cửa trường học Ấn Độ: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, New Delhi đóng cửa trường học

Dưới áp lực từ Tòa án, các quan chức thành phố đang triển khai các hoạt động bao gồm sử dụng “súng chống khói” (tạo lớp sương mù nhân tạo để đỡ bụi), dùng xe cứu hỏa phun ướt đường phố và dùng chất khử bụi hóa học.

Chất lượng không khí của Ấn Độ bị ảnh hưởng chủ yếu bởi việc lạm dụng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt trong hai thập niên qua khi nền kinh tế nước này tăng trưởng nhanh chóng. Năm ngoái, Ấn Độ “góp mặt” 15 trong số 20 thành phố có không khí độc hại nhất trên toàn cầu và các chuyên gia y tế cho biết điều kiện sống như vậy có thể dẫn đến các vấn đề hô hấp và tử vong sớm.

Việc chấm dứt sử dụng than đá và củi sẽ rất khó khăn. Đây là một thực tế được nhấn mạnh trong các cuộc đàm phán về khí hậu vừa diễn ra ở Glasgow, Scotland. Trong các cuộc đàm phán ở Scotland, Ấn Độ yêu cầu sửa đổi vào phút cuối đối với ngôn ngữ của hiệp định, để “giảm” việc sử dụng than thay vì “ngừng” sử dụng nó.

“Nghịch lý” từ than - củi

Thủ tướng Ấn Độ Modi lập luận rằng việc Ấn Độ sử dụng nhiều than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác giúp phát triển nền kinh tế đang đưa hàng triệu người thoát đói nghèo. Nhưng khí thải từ việc đốt than làm cho vấn đề ô nhiễm trở nên tồi tệ hơn đối với cư dân thành phố.

Các thành phố cũng phải hứng chịu lượng khí thải ô tô ngày càng tăng và khói do dân nghèo đốt củi để nấu thức ăn và sưởi ấm, đặc biệt khi thời tiết lạnh hơn vào tháng 11. Chất lượng không khí của New Delhi cũng bị ảnh hưởng từ việc nông dân các bang lân cận Punjab và Haryana đốt rơm rạ. Không khí xấu lan xuống vùng đồng bằng Ấn - Hằng ở miền Bắc Ấn Độ, bị mắc kẹt giữa sa mạc Thar và dãy núi Himalaya, tạo thành một “vùng chứa” chất độc.

Chất lượng không khí của Ấn Độ bị ảnh hưởng chủ yếu bởi việc lạm dụng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt trong hai thập niên qua khi nền kinh tế nước này tăng trưởng nhanh chóng.

Chính phủ của ông Modi nói rằng, Delhi do một đảng chính trị đối lập điều hành, đã không thực thi các chính sách giảm thiểu ô nhiễm của họ, chẳng hạn như giới hạn phương tiện giao thông vào những ngày ô nhiễm tăng cao. Đầu tuần này, ông Adesh Gupta, thư ký khu vực Delhi của đảng BJP cầm quyền nói rằng, quan chức đứng đầu Delhi, ông Arvind Kejriwal, nên từ chức.

Ông Gupta nói: “Thay vì biến Delhi trở thành một thành phố đẳng cấp thế giới như ông ấy tuyên bố, Kejriwal đã biến nó thành một thành phố sương mù”.

Đến lượt mình, các quan chức Delhi nói rằng chính phủ ông Modi đã không thuyết phục được nông dân ở các bang lân cận ngừng dùng lửa phát quang ruộng.

Ông Kejriwal nói: “Nông dân ở các bang lân cận buộc phải đốt rơm rạ vì chính quyền bang của họ không làm gì cho họ”.

Mặt trời đỏ mờ ảo sau bầu trời đầy khói, công dân Jasmer Singh ngồi nghỉ dưới một tòa tháp lọc khói ở trung tâm Delhi. Màn hình đo mức độ ô nhiễm cho thấy không khí mà tòa tháp phun ra sạch hơn một chút, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều mức mà Tổ chức Y tế thế giới coi là an toàn.

Tuy nhiên, ông Singh cho biết: “Quanh đây, không khí đã dễ thở hơn nhiều”.

Hà Nội thí điểm đổi xe máy cũ lấy xe mới nhằm cải thiện không khí

Hà Nội thí điểm đổi xe máy cũ lấy xe mới nhằm cải thiện không khí

Chương trình thí điểm đổi xe máy cũ lấy xe mới nhằm đánh giá hiện trạng phát thải của xe môtô, xe gắn máy cũ ...

Trung Quốc muốn cải thiện quan hệ với châu Âu

Trung Quốc muốn cải thiện quan hệ với châu Âu

Theo nhận định của báo Le Figaro (Pháp), Trung Quốc muốn cải thiện quan hệ với châu Âu sau khi quan hệ hai bên xấu ...

(theo The New York Times)
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bé trai 7 tuổi sống sót thần kỳ trong khu động vật hoang dã

Bé trai 7 tuổi sống sót thần kỳ trong khu động vật hoang dã

Nhờ kỹ năng sinh tồn, cậu bé Tinotenda Pudu đã được tìm thấy sau 5 ngày lạc vào khu dành cho động vật hoang dã ở công viên Matusadona.
Chính phủ Nhật Bản tìm giải pháp tái chế pin mặt trời hết hạn sử dụng

Chính phủ Nhật Bản tìm giải pháp tái chế pin mặt trời hết hạn sử dụng

Nhiều tấm pin mặt trời lắp đặt trên khắp Nhật Bản thường có tuổi thọ từ 20 đến 30 năm, nghĩa là sẽ đến cuối vòng đời sử dụng trong ...
Tưởng nhớ và thưởng thức tài năng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto

Tưởng nhớ và thưởng thức tài năng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam sẽ trình chiếu độc quyền màn trình diễn cuối cùng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto.
Sức khỏe nền kinh tế số 1 châu Âu 'ốm yếu', 98% người dân yêu cầu cải cách chính sách 'phanh nợ'

Sức khỏe nền kinh tế số 1 châu Âu 'ốm yếu', 98% người dân yêu cầu cải cách chính sách 'phanh nợ'

Một cuộc khảo sát mới đây của ngân hàng Deutsche Bank cho thấy, có tới 98% người được hỏi tin rằng chính sách 'phanh nợ' của Đức cần được cải ...
Tiến Linh sẽ đá chính trong trận chung kết lượt về với Thái Lan

Tiến Linh sẽ đá chính trong trận chung kết lượt về với Thái Lan

HLV Kim Sang Sik khả năng không thay đổi nhiều đội hình ra sân tuyển Việt Nam đấu Thái Lan, chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, trừ việc Tiến ...
Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Tòa án Seoul bác đơn phản đối lệnh bắt giữ của ông Yoon; cơ quan an ninh Tổng thống từ chối hợp tác

Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Tòa án Seoul bác đơn phản đối lệnh bắt giữ của ông Yoon; cơ quan an ninh Tổng thống từ chối hợp tác

Ngày 5/1, Tòa án Seoul đã bác bỏ lệnh của Tổng thống Yoon Suk Yeol nhằm vô hiệu hóa lệnh của tòa để bắt giữ ông và khám xét dinh ...
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động