Calais: Người tị nạn chuyển đi, căng thẳng còn đó

Quan hệ căng thẳng giữa hai nước láng giềng Anh – Pháp xoay quanh vấn đề người tị nạn ở Calais được dự báo vẫn sẽ tiếp diễn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
calais nguoi ti nan chuyen di cang thang con do Hàng nghìn người đổ về Paris sau khi lán trại tại Calais bị dỡ bỏ
calais nguoi ti nan chuyen di cang thang con do Anh yêu cầu Pháp bảo vệ số trẻ em tị nạn còn lại ở Calais

Những giấc mơ dang dở

“6 suất được bố trí đến Rouen”, một nhân viên người Pháp nói với những người tị nạn đang đứng thành hàng để chờ lên xe trung chuyển. Dilo, một thanh niên 24 tuổi từ Afghanistan, hỏi lại: “Nơi đó là ở đâu?”. Nhân viên người Pháp mở bản đồ ra và chỉ vào vùng Normandy: “Gần Paris”. Cuối cùng, sau nhiều ngày chờ đợi, Dilo cùng nhiều người tị nạn cũng đã rời khỏi “rừng” Calais trên chuyến xe có ghi dòng chữ: “Hãy theo đuổi giấc mơ của bạn”.

Đối với khoảng 8.000 người tị nạn - chủ yếu đến từ Sudan, Afghanistan và Eritrea - sống tạm bợ trong những túp lều ở Calais trong nhiều tuần qua, lựa chọn của họ không còn nhiều. Nhiều người muốn được định cư ở Anh - phía bên kia eo biển Manche, tuy nhiên việc London xây dựng những hàng rào thép gai xung quanh khu vực đường hầm cộng với sự kiểm soát an ninh chặt chẽ của Pháp, đã khiến nhiều người tị nạn nản lòng. Một chàng trai 29 tuổi người Afghanistan tên Jan chia sẻ :“Tôi đã cố gắng vượt đường hầm nhiều lần nhưng không thành công”. Hiện tại, Jan cũng đang được bố trí tái định cư tại vùng Normandy, Pháp.

calais nguoi ti nan chuyen di cang thang con do
Khoảng 8.000 người sống tạm bợ trong các lều trại tại Calais. (Nguồn: Reuters)

Cách đây khoảng 1 tháng, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố sẽ chủ động giải quyết vấn đề người tị nạn tại Calais - một động thái có phần bất bình trước việc chính phủ Anh từ chối tiếp nhận người tị nạn đang tập trung ở khu vực này. Cho đến nay, Anh mới chỉ tiếp nhận 200 trẻ em không có người lớn đi kèm, trong tổng số 1.400 em tại Calais. Theo quy định chung, London không nhất thiết phải chấp nhận những người tị nạn thông thường, bởi theo luật của Liên minh châu Âu (EU), những người này phải đăng ký tị nạn tại quốc gia châu Âu đầu tiên mà họ đặt chân đến.

Bất chấp những căng thẳng giữa Anh – Pháp, việc giải tỏa lán trại Calais diễn ra một cách trật tự. Chỉ sau 3 ngày, gần 5.600 người đã được chuyển đến các trung tâm tiếp đón trên khắp nước Pháp. Hàng trăm trẻ em tại Calais đang được các tình nguyện viên chăm sóc tận tình để chờ đợi các thủ tục chuyển tiếp sang Anh. Tuy nhiên, nhiều em đã quyết định ở lại Pháp, chẳng hạn như Hassan. Rời khỏi quê nhà Sudan, Hassan đã phải di chuyển đến Libya, vượt biển Địa Trung Hải để đến Italy, sau đó tìm cách để đến Anh. Dù vậy, khi được hỏi về cảm nghĩ của mình khi được bố trí định cư ở Pháp, Hassan trả lời rằng: “Em thực sự cảm ơn nước Pháp”.

Sau khi người tị nạn chuyển đi, chính quyền đã đưa nhiều máy xúc đến Calais để phá dỡ những căn lều, trong khi những nhân viên vệ sinh thu dọn chăn chiếu, quần áo những người tị nạn bỏ lại để mang đi tái chế. Chính quyền Pháp cho đốt sạch những khu lều trại, khiến nhiều khu vực ở “rừng” Calais bị san thành bình địa.

calais nguoi ti nan chuyen di cang thang con do
Nhiều khu vực trong khu lán trại Calais bị đốt thành bình địa. (Nguồn: Reuters)

Quan điểm mâu thuẫn của các nước

Trên thực tế, Calais có ý nghĩa biểu tượng rất quan trọng. Cuộc sống đáng thương của những người tị nạn tại khu rừng lầy lội, bẩn thỉu này đã cho thấy quan điểm mâu thuẫn của châu Âu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn. Về lý thuyết, các nước châu Âu cần chia sẻ trách nhiệm trong việc tiếp nhận hàng trăm nghìn người từ Syria tràn vào châu lục qua ngả Hy Lạp. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có Đức là tỏ ra “rộng lượng” nhất với 447.000 người đăng ký xin tị nạn, gấp 5 lần số người xin tị nạn ở Pháp.

Về phần mình, Pháp cho rằng họ là một quốc gia trung chuyển hơn là đích đến của những người tị nạn. Vì vậy, Pháp không thể chấp nhận được việc trở thành “người gác cổng bất đắc dĩ” cho Anh. Trong nội bộ chính trường Pháp, tình hình tại Calais đang khiến cho đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia giành thêm sự ủng hộ của người dân, qua đó đạt thêm nhiều lợi thế cho kỳ bầu cử Tổng thống vào năm sau. Cả ông Alain Juppe - thủ lĩnh phe trung tả, và cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy đang có ý định tái tranh cử, đe dọa sẽ hủy bỏ thỏa thuận Le Touquet, cho phép Anh có quyền kiểm tra xuất nhập cảnh tại khu vực Calais. “Chúng tôi không thể chấp nhận được việc Anh lựa chọn ngay trên đất Pháp những người mà phía họ không muốn tiếp nhận”, ông Juppe nhấn mạnh.

calais nguoi ti nan chuyen di cang thang con do
Calais nằm ở đầu đường hầm xuyên eo biển Manche nối Anh - Pháp. (Đồ họa: BBC)

Trong bối cảnh đó, cho dù khu trại Calais được giải tỏa một cách yên ổn, căng thẳng giữa Anh – Pháp được dự báo vẫn sẽ tiếp diễn. Ông Pascal Brice, người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ người tị nạn của Pháp (OFPRA) cho biết, khoảng 70% trong số những người tị nạn Calais nộp đơn xin định cư ở Pháp được chấp nhận. Năm ngoái, OFPRA còn đưa nhiều chuyến xe sang Đức để chở người tị nạn về Pháp. Những người tái định cư ở nhiều thành phố của Pháp, chẳng hạn như Cergy-Pontoise gần Paris, được đi học tiếng Pháp và bắt đầu cuộc sống mới. Tuy vậy, nhiều người cũng bỏ trốn và di chuyển về bờ biển phía Bắc nhằm tìm đường đến Anh. Trong khi chính quyền đang dỡ bỏ khu lán trại tại Calais, nhiều khu khác lại mọc lên tại Dunkirk, Saint-Omer, dọc theo bờ biển.

Không đến được Anh, nhiều người tị nạn đành cam chịu ở lại Pháp. Ngồi một mình trên một đụn cát cao, Ibrahim nhìn người ta tháo dỡ khu trại bên dưới. Đằng sau Ibrahim là căn lều dựng từ gỗ và vải dầu, trên đó anh ghi dòng chữ “Khách sạn London”. Với tình hình hiện nay, Ibrahim đã từ bỏ hy vọng được định cư tại thủ đô Anh quốc. Giấc mơ thôi thúc anh từ bỏ quê nhà Sudan để đến châu Âu nay đã vỡ tan. Khi được hỏi về cảm xúc hiện tại, Ibrahim trả lời: “Tôi cảm thấy trống rỗng”.

calais nguoi ti nan chuyen di cang thang con do Pháp hoàn tất chiến dịch xóa sổ khu trại tị nạn ở Calais

Ngày 26/10, nhà chức trách Pháp cho biết chiến dịch xóa sổ khu lán trại tạm bợ "Jungle" ở cánh rừng ngoại ô thành phố ...

calais nguoi ti nan chuyen di cang thang con do Tổng thống Pháp quyết tâm giải tỏa toàn bộ khu lán trại tại Calais

Số lượng người nhập cư hiện có mặt tại các khu lán trại ở Calais là khoảng 7.000 đến 10.000 người, chủ yếu đến từ ...

calais nguoi ti nan chuyen di cang thang con do "Vạn lý trường thành Calais"

Chính quyền Anh xác nhận triển khai dự án xây dựng một bức tường rào giáp thành phố cảng Calais của Pháp nhằm ngăn dòng ...

Quang Chinh (theo The Economist)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? Lý do nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn chọn kim loại quý?
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp các nguyên Lãnh đạo cấp cao Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp các nguyên Lãnh đạo cấp cao Lào

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam luôn trân trọng những đóng góp hết sức quý báu của các đồng chí nguyên Lãnh đạo Lào đối với quan hệ đặc biệt ...
Quảng Trị: Mang Xuân đến bà con nơi biên giới

Quảng Trị: Mang Xuân đến bà con nơi biên giới

Ngày 10/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore

Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đánh giá cao về sự hợp tác giữa Việt Nam-Singapore, quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và PAP.
Việt Nam luôn sát cánh, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với Lào trong quá trình phát triển

Việt Nam luôn sát cánh, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với Lào trong quá trình phát triển

Thủ tướng đề nghị Lào tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh, góp phần nâng cao đời sống của người dân Lào.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động