![]() |
Ngôi mộ tập thể của người di cư mới được tìm thấy ở Libya. (Nguồn: Getty) |
Đây là thảm kịch mới nhất liên quan những người di cư tìm cách đến châu Âu thông qua quốc gia Bắc Phi đang hỗn loạn này.
Ngôi mộ tập thể đầu tiên với 19 thi thể được tìm thấy tại một trang trại ở thành phố Kufra, phía Đông Nam Libya. Chính quyền đã đưa các thi thể được tìm thấy đi khám nghiệm tử thi.
Lực lượng an ninh đã đăng tải hình ảnh trên trang mạng xã hội Facebook cho thấy cảnh sát và nhân viên y tế đang đào bới trong cát và thu thập các thi thể được quấn trong chăn.
Bên cạnh đó, một ngôi mộ tập thể khác với ít nhất 30 thi thể cũng được tìm thấy ở Kufra sau khi diễn ra vụ đột kích một trung tâm mua bán người ở khu vực này. Những người sống sót cho biết gần 70 người đã được chôn trong ngôi mộ. Các nhà chức trách vẫn đang tiếp tục tìm kiếm quanh khu vực.
Đây không phải lần đầu tiên các ngôi mộ tập thể của người di cư được tìm thấy ở Libya. Năm ngoái, các nhà chức trách đã khai quật được thi thể của ít nhất 65 người di cư ở khu vực Shuayrif, cách thủ đô Tripoli 350 km về phía Nam.
Libya là điểm trung chuyển chính cho những người di cư từ châu Phi và Trung Đông đang cố gắng đến châu Âu. Đất nước này rơi vào hỗn loạn sau khi chế độ Moammar Gadhafi bị lật đổ vào năm 2011. Đất nước giàu dầu mỏ đã bị cai trị trong hầu hết thập kỷ qua bởi các chính phủ đối địch ở miền Đông và miền Tây Libya, mỗi chính phủ được hậu thuẫn bởi một loạt các lực lượng dân quân và chính phủ nước ngoài.
Lợi dụng hơn một thập kỷ bất ổn của Libya, những kẻ mua bán người đã đưa người di cư qua biên giới của nước này với 6 quốc gia bao gồm Chad, Niger, Sudan, Ai Cập, Algeria và Tunisia.
Khi đến bờ biển, những kẻ mua bán người nhồi nhét người di cư vào những chiếc thuyền cao su kém trang bị và các tàu khác để thực hiện chuyến đi nguy hiểm trên tuyến đường biển Địa Trung Hải.
Trong nhiều năm qua, các tổ chức nhân quyền và các cơ quan của Liên hợp quốc đã ghi nhận tình trạng lạm dụng có hệ thống đối với người di cư ở Libya bao gồm lao động cưỡng bức, đánh đập, hãm hiếp và tra tấn. Tình trạng lạm dụng thường đi cùng với việc tống tiền các gia đình trước khi những người di cư được phép rời Libya.
Theo các tổ chức nhân quyền và các chuyên gia Liên hợp quốc, những người bị chặn lại và đưa trở về Libya, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, bị giam giữ tại các trung tâm giam giữ, nơi họ cũng bị ngược đãi.
![]()
| Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn: Trung Đông không thể chịu thêm một cuộc khủng hoảng di cư mới Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đang tích cực huy động nguồn lực để hỗ trợ dòng người từ Lebanon tràn ... |
![]()
| Trung Quốc: Phát hiện khu định cư của con người thời kỳ đồ đá mới Một địa điểm là nơi cư trú của con người thời kỳ đồ đá mới, có niên đại khoảng 6.000 năm, được tìm thấy ở ... |
![]()
| Biến đổi khí hậu, những phát hiện bất ngờ về tập tính di cư các loài chim Australia Ngày 28/10, các nhà nghiên cứu Australia công bố những phát hiện mới về tập tính di cư của các loài chim ở phía Nam ... |
![]()
| Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nhấn mạnh, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phác thảo rõ nét bức tranh ... |
![]()
| Số người tị nạn trên thế giới năm 2024 gia tăng ở mức báo động Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), số lượng người tị nạn trên thế giới trong năm 2024 đã vượt mốc ... |