TIN LIÊN QUAN | |
Tại sao là Huawei? | |
Vụ Huawei: Sự pha trộn của tiền bạc, quyền lực và mưu đồ chính trị |
Giống như tất cả các nhà mạng không dây lớn của Mỹ, T-Mobile và Sprint không sử dụng thiết bị của Huawei. Nhưng hai chủ sở hữu của hai công ty này là Deutsche Telekom AG của Đức và SoftBank Group của Nhật Bản vẫn sử dụng một số thiết bị Huawei tại các thị trường nước ngoài khác.
Những nguồn tin thân cận với thỏa thuận giữa T-Mobile và Sprint cho biết các quan chức chính phủ Mỹ đã gây áp lực cho Deutsche Telekom phải ngừng sử dụng thiết bị Huawei. T-Mobile và Sprint cũng sẽ phải cam kết thực hiện như vậy nếu muốn Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) phê duyệt thỏa thuận của họ. Tuy nhiên, các nguồn tin tỏ ra thận trọng khi cho biết rằng cuộc đàm phán giữa hai công ty và chính phủ Mỹ vẫn chưa được hoàn tất, và thỏa thuận vẫn có thể thất bại.
Cam kết không dùng thiết bị Huawei, T-Mobile và Sprint hy vọng thỏa thuận sáp nhập sớm được thông qua. (Nguồn: Turner.com) |
Đã có những đồn đoán trong tuần này về việc Deutsche Telekom và Softbank đang tìm cách thay thế bạn hàng là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới Huawei.
SoftBank được cho là đang có kế hoạch thay thế thiết bị mạng 4G từ Huawei và chuyển sang dùng các sản phẩm của Nokia và Ericsson. Trong khi đó, Deutsche Telekom - công ty viễn thông lớn nhất châu Âu – mới đây cũng cho biết họ đang xem xét vấn đề nguồn cung sản phẩm tại Đức và các thị trường châu Âu khác nơi họ hoạt động, khi cuộc tranh luận về tính bảo mật của thiết bị mạng Trung Quốc vẫn đang khá “nóng”.
Những áp lực từ Washington đối với Huawei đã làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Đầu tháng này, bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính (CFO) và là con gái của nhà sáng lập Huawei, đã bị bắt tại Canada theo yêu cầu dẫn độ của Washington. Các công tố viên Mỹ đã cáo buộc bà lừa dối các ngân hàng đa quốc gia về sự kiểm soát của Huawei đối với một công ty hoạt động tại Iran, đẩy các ngân hàng này vào “thế nguy hiểm” khi vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với quốc gia Hồi giáo này.
Trước Huawei, Washington cũng đã “nhắm” vào một công ty thiết bị công nghệ khác của Trung Quốc là ZTE. Hồi tháng 4, Chính phủ Mỹ ra lệnh cấm các công ty nước này làm ăn với ZTE sau khi ZTE đã không nghiêm túc kỷ luật các quản lý cấp cao có liên quan đến việc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Triều Tiên. Hoạt động của ZTE đã bị tê liệt và lệnh cấm chỉ được dỡ bỏ vào tháng Bảy sau khi công ty này đồng ý nộp 1,4 tỷ USD tiền phạt cũng như chấp nhận cải tổ hệ thống nhân sự của mình.
Sách lược đối phó của Trung Quốc với “vết thương mới” có tên Huawei Đúng vào thời điểm quan trọng trong quan hệ Mỹ - Trung, sự kiện CFO của Tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei ... |
Pháp muốn nhập cuộc “tẩy chay” Huawei? Không giống như các đồng minh và các đối tác của mình đối xử với Huawei bằng một lệnh cấm công khai, dường như Paris ... |
“Thanh củi” Huawei hâm nóng lò lửa Mỹ - Trung Việc Canada, theo yêu cầu của Mỹ, bắt giữ Giám đốc Tài chính Huawei sẽ tiếp tục thổi bùng căng thẳng và đẩy cạnh tranh ... |