TIN LIÊN QUAN | |
Cảnh báo nguy cơ sinh non do ăn chay | |
Tại sao vẫn chưa có thuốc tránh thai dành cho nam giới? |
Nghiên cứu trên của Phần Lan được công bố trên tạp chí American Journal of Epidemiology, dựa trên 378 thiếu niên có tuổi trung bình là 12,5 tuổi.
Mẹ của những trẻ này đã ăn ít (dưới 249mg glycyrrhizin) hoặc không ăn cam thảo trong thời kỳ mang thai, hoặc ăn nhiều (trên 500mg glycyrrhizin mỗi tuần - tương ứng với 250g cam thảo).
Glycyrrhizin là chất làm tăng tác dụng của hormone stress cortisol do cản trở một hợp chất giúp kiểm soát nồng độ cortisol. Trong khi cortisol rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, song với lượng lớn nó lại gây hại.
Ảnh minh họa. (Nguồn: WMD) |
Kỹ năng tư duy
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Helsinki phát hiện ra rằng, những trẻ có mẹ ăn một lượng lớn cam thảo khi mang thai thực hiện các bài kiểm tra lý luận nhận thức kém hơn so với con của những người mẹ không ăn. Sự khác biệt là tương đương với bảy điểm trên bài kiểm tra IQ.
Hơn nữa, những trẻ “tiếp xúc” với cam thảo cũng có thành tích kém hơn trong các bài tập đánh giá khả năng ghi nhớ.
Ngoài ra, cha mẹ của những trẻ trong nhóm này cũng dễ báo cáo về rối loạn tăng động thiếu chú ý (ADHD) hơn so với các nhóm khác.
Dậy thì sớm
Con gái của những người mẹ ăn nhiều cam thảo dễ dậy thì ở độ tuổi sớm hơn, cao hơn và có chỉ số khối cơ thể (BMI) nhiều hơn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, phụ nữ mang thai và phụ nữ dự định có thai cần được thông tin về những tác hại mà sản phẩm có chứa glycyrrhizin - chẳng hạn như cam thảo, cam thảo muối - có thể gây ra đối với thai nhi.
Kẹo cam thảo - Món ăn phổ biến ở Phần Lan. (Nguồn: WMD) |
Hướng dẫn dùng cam thảo đúng cách
Cam thảo là 1 vị thuốc đông y, là gia vị trong nhiều loại ô mai, kẹo, mang lại vị ngọt cho nước nhân trần… Hướng dẫn sức khỏe chính thức tại Phần Lan xếp cam thảo vào mục “không huyến nghị” cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu thỉnh thoảng ăn một lượng nhỏ, như một phần của kem cam thảo hoặc một vài chiếc kẹo cam thảo là không nguy hiểm.
Một phân tích của NHS chỉ ra rằng tiêu thụ cam thảo ở Phần Lan được cho là đặc biệt cao vì sự phổ biến của một loại kẹo cam thảo mặn gọi là salmiakki.
Nghiên cứu chỉ ghi nhận mức độ ăn cam thảo và do đó chỉ có thể ước tính lượng glycyrrhizin đã được tiêu thụ.
Không có hướng dẫn nào của Anh nói rằng phụ nữ mang thai nên tuyệt đối tránh cam thảo. Tuy nhiên, có những lời khuyên cụ thể về tránh bài thuốc rễ cam thảo vì nó có chứa hàm lượng cao của glycyrrhizin.
Một phụ nữ Trung Quốc mang thai 17 tháng Một phụ nữ sống tại thành phố Tianping, tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc, có thể đã lập kỷ lục thế giới cho việc mang ... |
Tây y bắt đầu bào chế thuốc Đông y Thay vì chế thảo dược thành những đơn chất như trước đây đã thất bại, các hãng dược phương Tây giờ đây nhắm đến các ... |
Các 'chiêu' làm thuốc đông y giả Hiện nay xu hướng điều trị bằng y học cổ truyền ngày càng tăng vì bệnh nhân sợ sử dụng thuốc tây có thể bị ... |