Campuchia-Việt Nam khẳng định rõ với thế giới về một mối quan hệ bền vững, sâu sắc, toàn diện

Chu Văn
Theo Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhonn, quan hệ Campuchia-Việt Nam có khả năng chống chịu trước những biến động địa chính trị khu vực và quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Campuchia-Việt Nam khẳng định rõ với thế giới về một mối quan hệ bền vững, sâu sắc, toàn diện

Ngày 24/6/1967, Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong lịch sử chung của hai dân tộc. Trong ảnh: Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Quốc trưởng Campuchia Samdech Norodom Sihanouk ký Tuyên bố chung Việt Nam-Campuchia, ngày 5/3/1972.

Trong các ngày 24 và 25/6, hàng loạt cơ quan báo chí truyền thông uy tín của Campuchia như báo điện tử Rasmei Kampuchea (Tia sáng Campuchia), FRESH NEWS, CEN (Cambodia Express News)... đã đăng phát bài phỏng vấn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn, nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày Campuchia và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967-24/6/2022) và chào mừng Năm Hữu nghị Campuchia-Việt Nam 2022.

Phó Thủ tướng Prak Sokhonn nêu rõ Campuchia và Việt Nam là hai nước láng giềng có mối quan hệ hơn 1.000 năm qua. Hai nước đã trải qua nhiều khó khăn, đồng cam cộng khổ, hỗ trợ lẫn nhau trong sự nghiệp đòi độc lập, cho đến khi giành chiến thắng vẻ vang trước chế độ thực dân.

Mối quan hệ mật thiết đó được nhiều thế hệ lãnh đạo hai nước vun đắp, khởi đầu từ thời cố Thái Thượng hoàng Preah Bat Samdech Norodam Sihanouk cùng nguyên lãnh đạo Đảng và Chính phủ Việt Nam nhiều thời kỳ cho đến các nhà lãnh đạo hiện nay.

Từ năm 2005, quan hệ hữu nghị Campuchia-Việt Nam được nâng cấp thành “Quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác trên mọi lĩnh vực”.

Tình hữu nghị truyền thống và láng giềng tốt đẹp giữa hai đất nước được thắt chặt bền vững hơn thông qua các hoạt động giao lưu trao đổi đoàn thường xuyên ở mọi thời điểm giữa lãnh đạo các cấp, từ cấp nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, quốc hội đến các địa phương giữa hai nước.

Tháng 9/2021, Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen đã có chuyến thăm Hà Nội. Sau đó, tháng 12/2021, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia. Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Hun Sen đã đồng chủ trì lễ kỷ niệm 45 năm "Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot" tại khu vực lịch sử quân sự Techo Koh Thmo X16 ở tỉnh Tbong Khmum.

Campuchia-Việt Nam khẳng định rõ với thế giới về một mối quan hệ bền vững, sâu sắc, toàn diện
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ kỷ niệm 45 năm ‘Con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot’ (20/6/1977-20/6/2022) của Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, ngày 20/6 tại lối mở Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, Việt Nam và tỉnh Tbong Khmum, Campuchia. (Ảnh: Tuấn Anh)

Sự kiện lịch sử này là điểm nhấn về tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa Campuchia và Việt Nam, cũng như tinh thần quốc tế của nhân dân Việt Nam trong việc cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia nhấn mạnh có thể nói trong 55 năm qua, quan hệ Campuchia-Việt Nam đã khẳng định rõ với thế giới về một mối quan hệ bền vững, sâu sắc, toàn diện và có khả năng chống chịu trước những biến động địa chính trị khu vực và quốc tế.

Hai nước có khả năng giữ gìn và đưa mối quan hệ đoàn kết gắn bó, hợp tác trên mọi lĩnh vực và mọi khuôn khổ, cả song phương và đa phương từng bước phát triển ở mọi giai đoạn, nhằm cải thiện, nâng cao đời sống của người dân và lợi ích giữa hai quốc gia, góp phần quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và sự thịnh vượng của cộng đồng ASEAN và toàn thế giới.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Prak Sokhonn cũng điểm lại những thành tựu quan trọng nổi bật trong quan hệ ngoại giao giữa Campuchia và Việt Nam trong 55 năm qua.

Về kinh tế, quy mô thương mại song phương tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 1995, kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt 85 triệu USD thì đến năm 2019 hai nước đã đạt mục tiêu quy mô thương mại khoảng 5,2 tỷ USD.

Trong lúc thế giới đối mặt với khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19, trao đổi thương mại giữa hai nước trong năm 2020 đạt trên 5,3 tỷ USD và tiếp tục đà tăng trưởng với 9,5 tỷ USD trong năm 2021. Trong 5 tháng đầu năm nay, con số này là khoảng 5,45 tỷ USD.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Việt Nam liên tục tăng. Tính đến hết năm 2021, đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Việt Nam vào Campuchia đứng thứ 5 với tổng nguồn vốn khoảng 2,5 tỷ USD.

Trong lĩnh vực giáo dục, từ năm 1981 đến nay, hai nước thường xuyên trao đổi lưu học sinh, cấp học bổng cho sinh viên của nhau. Mỗi năm, Việt Nam cấp cho Campuchia 120 suất học bổng và phía Campuchia cấp cho phía Việt Nam 15 suất học bổng. Trong giai đoạn 1981-2021, Campuchia đã cử 3.967 lưu học sinh sang Việt Nam học ở trình độ từ trung cấp kỹ thuật đến tiến sĩ. Giai đoạn 2000-2021, Việt Nam có 477 viên chức, sinh viên sang học tập tại Campuchia.

Về an ninh - quốc phòng, lực lượng cảnh sát và quân đội của hai nước đã và đang phối hợp và có biện phép xử lý nghiêm khắc, hiệu quả trong công tác phòng chống các loại tội phạm dọc theo tuyến biên giới như khủng bố, buôn ma túy, buôn người, buôn lậu, phá rừng và các loại tội phạm xuyên quốc gia.

Về công tác biên giới, việc xây dựng đường biên giới Campuchia-Việt Nam là đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển là quan điểm và quyết tâm kiên định của Thủ tướng Hun Sen.

Liên quan công tác phân giới cắm mốc biên giới, hai nước đạt 84% tiến độ công việc và đang nỗ lực xúc tiến để sớm hoàn thành phần việc này. Hoạt động hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, mở cửa khẩu và quản lý biên giới đang tiến triển tốt.

Hiện Campuchia và Việt Nam có 43 cửa khẩu, trong đó có 4 cửa khẩu cảng biển, 14 cửa khẩu quốc tế, 13 cửa khẩu song phương và 12 cửa khẩu phụ. Mới đây, trong lễ khánh thành các hạng mục cơ sở hạ tầng ở khu vực lịch sử Techo Koh Thmo X16, Thủ tướng Hun Sen đã tuyên bố sẽ mở thêm một cửa khẩu quốc tế mới giữa Campuchia và Việt Nam ở khu vực này.

Theo Phó Thủ tướng Campuchia, việc mở các chợ kiểu mẫu biên giới Campuchia-Việt Nam “Chợ Đa” ở tỉnh Tbong Khmum không chỉ góp phần thúc đẩy hoạt động mậu dịch song phương, mà còn thúc đẩy tầm nhìn của Thủ tướng Hun Sen về phát triển và thay đổi khu vực biên giới Campuchia với nước láng giềng, nhằm nâng cao đời sống, an sinh, sự phồn vinh của người dân sinh sống ở khu vực biên giới.

Trong lĩnh vực y tế, trước thách thức của dịch bệnh Covid-19, hai nước đã hỗ trợ và ủng hộ lẫn nhau trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, cả về tài chính, vật tư y tế và tinh thần đoàn kết, trên cơ sở hợp tác kiểm soát bệnh truyền nhiễm và các bệnh khác thông qua hoạt động trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đặc biệt là giữa các tỉnh biên giới.

Bà Youk Sambath, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia (trái), trao tượng trưng số hàng của Chính phủ Hoàng gia và nhân dân Campuchia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Thành phố Hồ Chí Minh cho ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí
Bà Youk Sambath, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia (trái) trao tượng trưng số hàng của Chính phủ Hoàng gia và nhân dân Campuchia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Thành phố Hồ Chí Minh cho ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2021. (Nguồn: TTXVN)

Liên quan tới hợp tác trong các diễn đàn khu vực và quốc tế, bên cạnh hợp tác song phương, hai nước cũng hợp tác chặt chẽ cấp tiểu vùng và khu vực như các khuôn khổ hợp tác Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLM), Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV), Chiến lược Hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS), Hợp tác Kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS).

Ở cấp khu vực, hai nước có diễn đàn ASEAN và thường xuyên phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau nhằm đề cao vai trò trung tâm, đoàn kết, thống nhất và cấu trúc ASEAN. Riêng trên diễn đàn quốc tế, trong khuôn khổ Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế, Campuchia và Việt Nam cũng thường xuyên dành cho nhau sự ủng hộ.

Về các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác Campuchia-Việt Nam trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Prak Sokhonn nhấn mạnh hai nước cùng nhau giữ gìn, vun đắp và củng cố hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu dài và hợp tác tác diện, vốn không ngừng phát triển trên tinh thần láng giềng tốt đẹp, đoàn kết, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, vì lợi ít chung của hai dân tộc và nhân dân hai nước.

Campuchia và Việt Nam sẽ tiếp tục tích cực xúc tiến thực hiện các cơ chế sẵn có như Hội nghị Ủy ban hỗn hợp Campuchia-Việt Nam về hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học và công nghệ (JC), Hội nghị Hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Campuchia-Việt Nam và Hội nghị Ủy ban Biên giới hỗn hợp Campuchia-Việt Nam (JBC) cùng các cơ chế song phương khác để mở rộng hơn nữa, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác song phương.

Hai nước quyết tâm cụ thể hóa các văn kiện và thỏa thuận đã được các nhà lãnh đạo thông qua trong thời gian qua, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, thịnh vượng và phát triển bền vững của cộng đồng ASEAN và thế giới.

Campuchia và Việt Nam sẽ cùng tiếp tục nỗ lực giải quyết các thách thức phát sinh trên nguyên tắc láng giềng tốt, hiểu biết lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Prak Sokhonn bày tỏ mong muốn những điều tốt đẹp nhất, hạnh phúc, thịnh vượng và phát triển đến với đất nước và nhân dân hai nước và mối quan hệ Campuchia-Việt Nam ngày càng bền chặt.

Giữ gìn và vun đắp mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Việt Nam-Campuchia

Giữ gìn và vun đắp mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Việt Nam-Campuchia

Chiều 24/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp xã giao bà Men Sam An, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng ...

Việt Nam coi trọng mối ‘láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài’ với Campuchia

Việt Nam coi trọng mối ‘láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài’ với Campuchia

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 45 năm ‘Con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot’ (20/6/1977-20/6/2022) của Thủ tướng Campuchia ...

Bài viết cùng chủ đề

Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2022

Đọc thêm

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024

Năm 2024 sẽ có tất cả 20 phương thức xét tuyển đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể. Mời độc giả tham khảo bài ...
Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio  - hành trình kiên định tư duy vì một mục tiêu đặc biệt

Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio - hành trình kiên định tư duy vì một mục tiêu đặc biệt

Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio đã luôn nỗ lực để hiện thực hóa mong mỏi đưa quan hệ Nhật-Việt phát triển thành đối tác thực sự đặc biệt.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc công du châu Âu lần đầu tiên sau 5 năm vào tuần tới. Xung đột giữa lợi ích và trách nhiệm, có nguy cơ khiến EU ...
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tranh cãi đề minh họa thi lớp 10 'không có sự đổi mới', Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng

Tranh cãi đề minh họa thi lớp 10 'không có sự đổi mới', Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng

Ngay sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố đề thi minh họa vào lớp 10, nhiều ý kiến cho rằng, đề thi không có sự đổi mới so với ...
Mỹ muốn 'triệt hạ' Arctic LNG 2 của Nga, 'tung đòn' trừng phạt mới, bên thứ ba 'chịu trận'

Mỹ muốn 'triệt hạ' Arctic LNG 2 của Nga, 'tung đòn' trừng phạt mới, bên thứ ba 'chịu trận'

Mỹ nhắm trừng phạt vào các thực thể liên quan đến dự án Arctic LNG 2 - vốn đang phải đối mặt với những trở ngại.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động