Hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Campuchia ngày càng phát triển và gắn kết chặt chẽ

Chu Văn
Ngày 25/12, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Campuchia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam-Campuchia Nguyễn Đức Hải phát biểu. (Nguồn: TTXVN)
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Campuchia Nguyễn Đức Hải phát biểu. (Nguồn: TTXVN)

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề như: Vai trò của Quốc hội trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; hợp tác giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia về phát triển văn hóa, du lịch: vai trò của cơ quan lập pháp; hợp tác sông Mekong, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu…

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Đức Hải, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Campuchia cho biết, năm 2022 là năm rất đặc biệt với hai nước Việt Nam và Campuchia. Quan hệ hai nước tiếp tục phát triển và ổn định; trao đổi đoàn cấp cao và các cấp gần đây tăng mạnh; hai bên phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia 2022 kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967- 24/6/2022).

Campuchia đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng xã/phường khoá V (5/6/2022). Đây là tiền đề quan trọng tập trung chuẩn bị bầu cử Quốc hội khóa VII (7/2023), thúc đẩy quá trình chuyển giao cho thế hệ lãnh đạo kế cận. Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2022 và Chủ tịch AIPA-43, Campuchia vừa tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN 40-41 và các hội nghị cấp cao liên quan (10-13/11/2022), Đại hội đồng Liên nghị viện các nước Đông Nam Á lần thứ 4 (AIPA-43).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội/Thượng viện Vương quốc Campuchia được duy trì tốt đẹp trong khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương.

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin (tháng 9/2022), Chủ tịch Thượng viện Say Chhum (tháng10/2022) và chuyến thăm chính thức Campuchia, tham dự Đại hội đồng AIPA-43 của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từ 19-22/11/2022 vừa qua chính là sự tiếp nối, tô đậm thêm tình hữu nghị truyền thống, mối quan hệ láng giềng tốt đẹp đó với mức độ tin cậy chính trị cao; làm cho quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, hai cơ quan lập pháp càng thêm thân thiết, gần gũi.

“Việc đăng cai tổ chức Hội thảo giao lưu Nhóm Nghị sĩ hữu nghị thể hiện vai trò chủ động, tích cực cũng như tinh thần trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam trong việc thúc đẩy các cơ chế hợp tác giữa hai nước và hai cơ quan lập pháp Việt Nam-Campuchia. Trong đó, chúng ta đồng tổ chức Hội thảo ngày hôm nay nhằm thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm của cơ quan lập pháp về các lĩnh vực được hai Quốc hội quan tâm, nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Nghị viện hai nước và hai Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Campuchia, Campuchia-Việt Nam”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.

Bà Men Sam An, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quan hệ Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt Nam của Quốc hội Vương quốc Campuchia phát biểu. (Nguồn: TTXVN)
Bà Men Sam An, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quan hệ Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia-Việt Nam của Quốc hội Vương quốc Campuchia phát biểu. (Nguồn: TTXVN)

Bà Men Sam An, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quan hệ Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia-Việt Nam của Quốc hội Vương quốc Campuchia chia sẻ, Hội thảo lần này được tổ chức đúng dịp hai nước Campuchia-Việt Nam vui mừng và long trọng tổ chức 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương giữa hai nước liên tục được củng cố, tăng cường mạnh mẽ ở mọi cấp độ và tất cả các lĩnh vực.

Theo bà Men Sam An, hợp tác giữa Quốc hội hai nước Campuchia và Việt Nam ngày càng phát triển và gắn kết chặt chẽ bằng việc hai bên đã nhất trí ký kết các thỏa thuận nhằm tiếp tục củng cố hợp tác ở mọi cấp độ, thông qua việc trao đổi kinh nghiệm giữa các ủy ban chuyên trách, cán bộ chuyên trách, chia sẻ thông tin và ủng hộ lẫn nhau trong các diễn đàn liên Nghị viện khu vực, quốc tế.

Ngoài ra, ở cấp cán bộ chuyên trách, Quốc hội hai nước cũng phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau thông qua việc ký Bản ghi nhớ giữa Ban Tổng thư ký hai Quốc hội về đào tạo cán bộ phiên dịch tiếng Việt và thông tin khoa học. Trong thời gian tới, hai bên tiếp tục thực hiện công tác này ngày càng hiệu quả hơn và khởi động mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác, đặc biệt là lĩnh vực luật pháp và nghiên cứu...

Toàn cảnh·Hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Campuchia. (Nguồn: TTXVN)
Toàn cảnh·Hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Campuchia. (Nguồn: TTXVN)

Bà Men Sam An mong muốn, hai bên thúc đẩy cùng thực hiện hiệu quả Bản ghi nhớ về củng cố hợp tác trong khuôn khổ lãnh đạo cấp cao, Nhóm Nghị sĩ hữu nghị, nữ Nghị sĩ, Nghị sĩ trẻ, Tổng thư ký. Đồng thời, phía Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ Quốc hội Campuchia; chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về khoa học công nghệ, nông nghiệp để đẩy mạnh sản xuất lương thực ở khu vực Mekong, để khu vực này trở thành kho dự trữ an ninh lương thực khu vực và thế giới, góp phần vào hoạt động nhân đạo.

“Thay mặt nhân dân Campuchia, tôi xin cảm ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam, đặc biệt là sự hy sinh to lớn của quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã dành cho nhân dân Campuchia; góp phần giải phóng Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng cũng như khôi phục và tái thiết đất nước. Đặc biệt, các bạn Việt Nam đã giúp tìm kiếm và bàn giao cho Campuchia 49 bộ hài cốt chiến sĩ của Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia vào ngày 1/12/2022 vừa qua”, bà Men Sam An bày tỏ.

Đại sứ Campuchia: Không có các chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam, tôi không có ngày hôm nay!

Đại sứ Campuchia: Không có các chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam, tôi không có ngày hôm nay!

Nhiều nhà ngoại giao nước ngoài có “duyên” với nước sở tại, phần nhiều gắn bó với sự nghiệp làm đối ngoại của họ. “Duyên” ...

Đại sứ Campuchia: ASEAN chung suy nghĩ, cùng hành động để tiến lên

Đại sứ Campuchia: ASEAN chung suy nghĩ, cùng hành động để tiến lên

Đại sứ Campuchia Chay Navuth chia sẻ với TG&VN về một số điểm nhấn trong năm Campuchia đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN và ...

Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia

Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia

Khu vực biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia đóng vai trò đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ thương mại du ...

Việt Nam ủng hộ Campuchia trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2022

Việt Nam ủng hộ Campuchia trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2022

Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi ...

Hội Khmer-Việt Nam: Điểm tựa của người gốc Việt ở Campuchia

Hội Khmer-Việt Nam: Điểm tựa của người gốc Việt ở Campuchia

Thành lập và hoạt động hợp pháp tại Campuchia, suốt những năm qua, Hội Khmer-Việt Nam đã trở thành điểm tựa tin cậy cho những ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2022

Xem nhiều

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ Alexandre Fasel nhấn mạnh trong cuộc làm việc với Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.
Cách tìm kiếm bài hát YouTube trong ứng dụng Gemini dễ dàng nhất

Cách tìm kiếm bài hát YouTube trong ứng dụng Gemini dễ dàng nhất

Cùng tìm kiếm bài hát trên YouTube bằng ứng dụng Gemini và không bỏ lỡ bất kỳ giai điệu yêu thích nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách làm ...
Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng bà Đặng Thị Phúc vẫn cố gắng để tiễn biệt.
Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng trên đà giảm mạnh; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9 khiến mốc 2.500 USD đang trở nên rất gần?
Thông điệp quốc gia của Tổng thống Philippines: Ba điểm nhấn đáng chú ý

Thông điệp quốc gia của Tổng thống Philippines: Ba điểm nhấn đáng chú ý

Có ba nội dung chủ đạo trong Thông điệp quốc gia vừa qua của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động