Cán bộ ngoại giao nữ: Học hỏi không ngừng, tận cùng đam mê

Phạm Hằng
TGVN. Với nhiều người phụ nữ, gia đình là quan trọng nhất. Với những cán bộ ngoại giao nữ, gia đình cũng vô cùng quan trọng nhưng niềm đam mê cháy bỏng với nghề, khát khao được cống hiến phần nhỏ bé của mình cho vị thế của đất nước không kém phần thiêng liêng... 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hoc hoi khong ngung tan cung dam me Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam
hoc hoi khong ngung tan cung dam me Nâng cao vai trò của nữ cán bộ đối ngoại
hoc hoi khong ngung tan cung dam me Những nhà ngoại giao nữ vừa giỏi chuyên môn vừa giỏi xây tổ ấm
hoc hoi khong ngung tan cung dam me
Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga (giữa) và các đại biểu tại Diễn đàn Việt Nam - Australia ngày 3/10 tại Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Gặp Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga tại Diễn đàn Việt Nam - Australia về “Nâng cao vai trò và đóng góp của cán bộ nữ trong lĩnh vực đối ngoại”, ngày 3/10 tại Hà Nội, không ít nhà ngoại giao nước ngoài đã chia sẻ sự ngưỡng mộ đối với nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam.

Không chỉ giành sự thán phục của những nữ đồng nghiệp nước ngoài, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga chính là người truyền cảm hứng, khơi đam mê cho nhiều cán bộ nữ của Bộ Ngoại giao trong việc cân bằng cuộc sống và vươn lên thành những “bóng hồng” trong đối ngoại.

Nghề “từ trái tim đến trái tim”

Chia sẻ bên lề Diễn đàn, Đại sứ Nguyệt Nga nhớ lại quãng thời gian 30 năm về trước khi vừa mới “chân ướt chân ráo” vào ngành ngoại giao, đúng thời điểm đất nước khó khăn vì khủng hoảng kinh tế, bao vây cấm vận. Khi đó, tỷ lệ cán bộ nữ làm đối ngoại rất thấp, chỉ khoảng hơn 15% với khoảng hai nữ Vụ trưởng và một nữ Đại sứ.

Có lẽ cũng vì thế mà cô cán bộ ngoại giao ngày ấy luôn nỗ lực từng ngày. Nữ Vụ trưởng đầu tiên về kinh tế ở Bộ Ngoại giao, Đại sứ, quan chức cao cấp của Việt Nam tại Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Phó trưởng đoàn đàm phán chính phủ về kinh tế - thương mại, Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, Phó Chủ tịch Nhóm Tầm nhìn Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương... chỉ là những gạch đầu dòng nhỏ trong hơn 30 năm làm đối ngoại của Đại sứ Nguyệt Nga.

Cho đến tận bây giờ, bà vẫn mang trong mình một tinh thần truyền lửa đam mê đến với những đồng nghiệp nữ, vẫn làm việc hăng say để đảm bảo bình đẳng giới trong ngành Ngoại giao, để chiếc áo dài Việt tỏa sáng ở các diễn đàn năm châu…

Đề cao vai trò của nghề ngoại giao là nghề quan hệ giữa con người với con người, từ trái tim đến trái tim, Đại sứ Nguyệt Nga từng bày tỏ: “Chúng tôi luôn nói là phải phát huy sức mạnh mềm của Việt Nam, chiếc áo dài của người phụ nữ Việt vô cùng đẹp, phong thái của phụ nữ Việt vô cùng nhân hậu, nhân văn”.

So với thời điểm bà Nguyệt Nga bắt đầu nghiệp ngoại giao, bức tranh bình đẳng giới của Bộ Ngoại giao hiện nay đã mang diện mạo mới. Tỷ lệ nữ trong ngành Ngoại giao đã tăng lên đáng kể với 43,92%, chiếm 20% đại sứ và vụ trưởng, 40% vụ phó và trưởng phòng.

Những con số “biết nói” đó khiến bà “vô cùng tự hào và cảm thấy khích lệ. Có lẽ điều đáng mừng nhất của cán bộ nữ là khi được công nhận về tài năng và đảm nhận trọng trách lớn”.

Nữ Vụ trưởng đầu tiên về kinh tế ở Bộ Ngoại giao không giấu niềm phấn khởi khi nhắc đến thệ hệ nhà ngoại giao trẻ. “Tôi rất vui khi thế hệ trẻ của ngành rất tự tin và yêu nghề ngoại giao. Mỗi người làm việc tốt thì ngành sẽ đi lên và đất nước sẽ phát triển”, Đại sứ Nguyệt Nga chia sẻ.

Luôn sẵn sàng cho sự thay đổi

Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới có Nhóm các đại sứ và trưởng các cơ quan đại diện quốc tế (41 Đại sứ) với mục đích ủng hộ và tư vấn chính sách về bình đẳng giới với những kinh nghiệm đã có ở nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là ở những nước phát triển.

Bộ Ngoại giao cũng đã đề nghị hợp tác với Australia, một trong những nước tiên phong về bình đẳng giới trên toàn cầu. Bản ghi nhớ (MOU) do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne ký ngày 12/6/2019 về “Nâng cao quyền năng cho phụ nữ trong lĩnh vực đối ngoại phục vụ hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện trong kỷ nguyên số” là một trong những minh chứng rõ nhất cho nỗ lực đó.

Dù bức tranh bình đẳng giới ở Bộ Ngoại giao đã có sự đổi màu sau nhiều thập niên, song vẫn còn đó không ít thách thức. Thông qua Diễn đàn Việt Nam - Australia về “Nâng cao vai trò và đóng góp của cán bộ nữ trong lĩnh vực đối ngoại”, Đại sứ Nguyệt Nga cho biết, vấn đề bình đẳng giới, trao quyền năng cho phụ nữ trong ngành Ngoại giao một lần nữa dấy lên sự quan tâm của đông đảo chị em và cả các anh.

Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi người ta nói nhiều đến “nhà ngoại giao 4.0”, theo Đại sứ Nguyệt Nga, có một số thách thức lớn rất mới mẻ song cũng mang hơi hướng truyền thống đặt ra đối với vấn đề bình đẳng giới trong ngành ngoại giao, ở cả những nước phát triển và đang phát triển. Những thách thức đó liên quan tới vấn đề thể chế và chính sách, định kiến tự nhiên trong xã hội, di chuyển lao động và cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình...

hoc hoi khong ngung tan cung dam me
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Kim Ngân chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ nữ của ngành Ngoại giao tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30, tháng 8/2018.

Từ đó, Đại sứ Nguyệt Nga nhấn mạnh năm giải pháp lớn mà Việt Nam cũng như ngành Ngoại giao học được từ bạn bè quốc tế và đang tích cực triển khai.

Giải pháp đầu tiên mang tính quyết định là sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của người lãnh đạo cao nhất. Tiếp đó là cần một chiến lược về bình đẳng giới trong thời đại số, mang đặc thù riêng của từng ngành, trở thành điểm tựa để xử lý các vấn đề lớn liên quan đến thách thức.

Ngoài ra, điều cần phải làm là thay đổi định kiến, có quy định chuẩn về bình đẳng giới để việc bình đẳng giới không chỉ là cảm nhận của một người mà còn là quy định của cơ quan, giúp phụ nữ vượt qua khó khăn.

Thêm nữa là sự tham gia của nam giới. Nam giới chiếm tỷ trọng cao trong xã hội và với từng ngành, do vậy, nam giới cần tham gia, hiểu về bình đẳng giới vì phát triển của Ngành và đất nước.

Cuối cùng, phụ nữ trong thời đại số cần phải vượt qua những mặc cảm, sẵn sàng học hỏi cái mới để trưởng thành, phát triển hơn.

Đại sứ Nguyệt Nga cho rằng, trong thời đại số, trước muôn vàn thách thức hiện hữu song cũng không ít cơ hội đón chờ, mỗi cán bộ nữ phải sẵn sàng cho sự thay đổi, phải học hỏi không ngừng, có ý chí đi đến cùng đam mê và khát vọng với niềm tin “chúng ta làm được và sẽ làm được”.

Thời đại số đang tạo ra nhiều cơ hội cho phụ nữ tham gia nhiều hơn vào công tác đối ngoại. Chúng ta có thể liên lạc với nhau dù ở bất cứ nơi đâu và trong hoàn cảnh nào. Kỹ thuật số cũng trở thành công cụ giúp phụ nữ nhiều hơn trong công việc nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình, từ đó dễ dàng làm trọn cả “hai vai”, ở nhà và ở cơ quan.

Ở Việt Nam, tôi nhận thấy rất rõ sự thay đổi khi nhận thức về bình đẳng giới được nâng cao, con số cán bộ nữ, đặc biệt là cán bộ nữ nắm giữ vai trò quản lý đang tăng lên ấn tượng. Để đạt được thành quả quan trọng này, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã có những bước đi cụ thể và nhất quán với những mục tiêu đề ra, đảm bảo sự tham gia cân bằng về giới trong công tác ngoại giao. Tôi hy vọng Australia và

Việt Nam sẽ là những nhân tố tích cực, đi đầu trong chương trình nghị sự về bình đẳng giới.

Vụ trưởng Bộ Ngoại giao Australia Julie Heckscher

hoc hoi khong ngung tan cung dam me

Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga: Tâm thế mới của Đối ngoại đa phương Việt Nam

TGVN. Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Phó Chủ tịch Nhóm Tầm nhìn APEC, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Việt Nam về Hợp tác ...

hoc hoi khong ngung tan cung dam me

Thắt chặt hơn nữa tình cảm gắn bó giữa cán bộ ngoại giao nữ Việt – Lào

Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bà Alouny Kommasith, Phu nhân Bộ trưởng Ngoại ...

hoc hoi khong ngung tan cung dam me

Tọa đàm về bình đẳng giới và nâng cao vai trò phụ nữ

Sáng 5/12 tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao và Quỹ châu Á tổ chức tọa ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Minh tinh Angelina Jolie cho biết, con cái là tất cả với cô, không thứ gì khác quan trọng bằng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử ...
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 ...
Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động