TIN LIÊN QUAN | |
Hội nghị sơ kết công tác nữ 6 tháng đầu năm 2016 | |
Hành trình trải nghiệm Bắc Giang của cán bộ nữ Bộ Ngoại giao |
Đây là hoạt động nằm trong Chương trình công tác nữ năm 2016 đã được Lãnh đạo Bộ Ngoại giao phê duyệt. Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ Bộ Ngoại giao, Ban Nữ công Bộ và Công đoàn Bộ đã phối hợp với Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO tổ chức buổi chuyện chuyên đề này, với sự tham dự của khách mời là các nghệ sỹ của Nhà hát Tuồng Việt Nam.
Mở đầu buổi nói chuyện, bà Ngô Thị Hòa, Trưởng Ban Nữ công - Công đoàn Bộ Ngoại giao cho biết: “Chương trình nhằm mang lại cho chị em cơ hội tìm hiểu về nét đẹp của nghệ thuật Tuồng nói riêng và nghệ thuật truyền thống Việt Nam nói chung.
Tại đây, các chị em cán bộ nữ của Bộ Ngoại giao được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với các nghệ sỹ Tuồng để có sự hiểu biết sâu hơn về môn nghệ thuật truyền thống này. Điều này rất có ý nghĩa đối với người làm công tác đối ngoại bởi trong công tác ngoại giao văn hóa thì không riêng các cán bộ ngoại giao mà bất cứ người dân Việt Nam nào cũng có thể trở thành Đại sứ văn hóa. Vì thế, chúng ta cần có sự hiểu biết đúng, cặn kẽ và sâu sắc về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đất nước mình”.
Tại buổi nói chuyện, bà Chu Thu Phương - đại diện Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO đã giới thiệu sự khác biệt giữa Tuồng của Việt Nam và Kinh kịch của Trung Quốc. Bà cho biết, về âm nhạc, nghệ thuật Tuồng của Việt Nam có trống, kèn và bộ dây, trong khi Kinh kịch Trung Quốc chỉ sử dụng mõ và chũm chọe. Về giọng hát thì hát Tuồng là hát giọng thật, còn Kinh kịch thì hát giả thanh...
Cũng tại đây, các cán bộ, nhân viên tham dự buổi nói chuyện đã được thưởng thức 3 tiết mục Tuồng tiêu biểu, những vai diễn khó qua sự thể hiện của các nghệ sỹ Nhà hát Tuồng Việt Nam.
Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam, văn hóa truyền thống của Việt Nam được các bạn bè thế giới biết đến qua nhiều kênh, trong đó có kênh ngoại giao văn hóa. Việc đưa giá trị nghệ thuật Tuồng truyền thống qua những trích đoạn tiêu biểu đến với chị em cán bộ Bộ ngoại giao sẽ giúp chị em nâng cao được hiểu biết của mình về nghệ thuật truyền thống để giới thiệu tới bạn bè quốc tế.
Dưới đây là một số hình ảnh về buổi nói chuyện:
Bà Chu Thu Phương giới thiệu sự khác biệt giữa Tuồng Việt Nam và Kinh Kịch của Trung Quốc. (Ảnh. MH) |
Trích đoạn "Ông già cõng vợ đi xem hội" do NSND Hồng Khiêm diễn xuất. (Ảnh: MH) |
Trích đoạn "Hồ Nguyệt cô hóa cáo" do nam NSND Ánh Dương và nữ NS tài năng trẻ Lôc Huyền diễn xuất. (Ảnh: MH) |
Ông Phạm Ngọc Tuấn, bà Ngô Thị Hòa (ở giữa) cùng các đại diện các đơn vị trong Bộ Ngoại giao và các diễn viên Nhà hát Tuồng chụp ảnh kỷ niệm. (Ảnh: MH) |
Công đoàn Bộ Ngoại giao sơ kết 6 tháng đầu năm 2016 Sáng 27/7, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Công đoàn Bộ Ngoại giao đã tổ chức “Hội nghị sơ kết công tác công đoàn 6 ... |
Công đoàn Bộ Ngoại giao trao quà từ thiện tại Nam Định và Thái Bình Ngày 18/3, Đoàn cán bộ Ban Nữ công - Công đoàn Bộ Ngoại giao đã tổ chức chuyến tham quan tìm hiểu lịch sử, văn ... |
Kỷ niệm 65 năm thành lập Công đoàn Bộ Ngoại giao Ngày 9/11, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập (1/10/1950-1/10/2015) và đón nhận Huân chương Lao động hạng ... |