Thuế tối thiểu toàn cầu: Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, dự kiến tác động và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam. (Nguồn: VOV) |
Tuy nhiên, việc áp dụng Quy tắc này có thể làm giảm tính hấp dẫn, cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài của những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, do khi đó các biện pháp ưu đãi thuế sẽ không còn mang lại nhiều tác dụng. Từ đó đặt ra thách thức không nhỏ đối với việc duy trì tính cạnh tranh về môi trường đầu tư của Việt Nam.
Ngày 18/4, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Kinh nghiệm áp dụng của các quốc gia, dự kiến tác động và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam” dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.
Do thuế tối thiểu toàn cầu là vấn đề mới, quan trọng và có nhiều yếu tố kỹ thuật, Hội thảo khoa học “Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Kinh nghiệm áp dụng của các quốc gia, dự kiến tác động và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam” được tổ chức để trao đổi, thảo luận nhằm nghiên cứu, đề xuất giải pháp phù hợp cho Việt Nam nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi khi thuế tối thiểu toàn cầu được thực thi cũng như duy trì sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Hội thảo tổ chức theo hình thức trực tiếp hết hợp trực tuyến với sự tham dự của hơn 200 đại biểu là đại diện Lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; một số cơ quan địa phương; đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; trường đại học khối kinh tế - tài chính; tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp và thành phần khác liên quan; nhà khoa học, chuyên gia kinh tế - tài chính trong và ngoài nước; tổ chức quốc tế (IMF, WB, GIZ, ADB, UNICEF…); cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài ngành Tài chính.
Theo kế hoạch, Hội thảo tập trung thảo luận 4 nhóm nội dung: (i) Các nội dung chính của quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu; (ii) Thực trạng triển khai và định hướng áp dụng quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu của một số quốc gia; (iii) Phân tích, đánh giá các tác động khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu đối với kinh tế, đầu tư thế giới và Việt Nam; (iv) Các biện pháp ứng phó kịp thời, đảm bảo quyền thu thuế của Việt Nam cũng như sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.
Trên cơ sở thảo luận các nội dung trên, Hội thảo gợi mở thêm nhiều vấn đề mới cần quan tâm cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, các giảng viên và nhà nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu.
Tháng 10/2021, Diễn đàn hợp tác toàn cầu về BEPS (IF) đã ban hành tuyên bố về Khung giải pháp Hai trụ cột để giải quyết các thách thức phát sinh từ nền kinh tế kỹ thuật số, đến nay đã nhận được sự đồng thuận của 142/142 nước thành viên.
Trong đó, Trụ cột 2 quy định về thuế suất tối thiểu toàn cầu gồm: 2 quy tắc nội luật kết hợp (là quy tắc thuế suất tối thiểu 15% và quy tắc đối với khoản thanh toán chịu thuế dưới mức tối thiểu) và 1 quy tắc đánh thuế của nước nguồn. Đến nay, hầu hết các nước thuộc Liên minh châu Âu; Thụy Sỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Hongkong (Trung Quốc), Australia… đã xác nhận sẽ áp dụng quy tắc thuế suất tối thiểu 15%, bắt đầu từ năm 2024.
GS.TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, hiện Việt Nam có hơn 26.000 doanh nghiệp FDI đang hoạt động, trong đó có khoảng hơn 200 doanh nghiệp có doanh thu 750 triệu Euro. Hầu hết các doanh nghiệp này đang hưởng ưu đãi thuế do Việt Nam ban hành thấp hơn thuế tối thiểu toàn cầu.
Do đó, năm 2024, khi EU, Hàn Quốc, Nhật Bản… áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, nếu Việt Nam chưa thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu thì nước có các công ty đa quốc gia đặt trụ sở chính sẽ được hưởng khoản thuế chênh lệch trên.
Với hơn 200 doanh nghiệp FDI này mỗi năm Việt Nam mất khoảng vài tỷ USD tiền thuế nếu chậm áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, đây là thiệt hại về mặt tài chính. Nhưng nghiêm trọng hơn là thiệt hại về môi trường đầu tư.
Cụ thể, như phân tích của GS.TSKH. Nguyễn Mại, nếu Việt Nam chưa ban hành cơ chế thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu thì chúng ta bị mất một khoản thuế, trong đó các nhà đầu tư cũng được hưởng một phần. Do vậy, các nhà đầu tư phải cân nhắc có nên ở lại Việt Nam hay chuyển đi, đồng thời các nhà đầu tư sắp vào Việt Nam cũng cân nhắc đưa sang Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ… nơi các nước đã có cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu, hay ở lại Việt Nam, như vậy môi trường đầu tư của Việt Nam giảm hấp dẫn đi rất nhiều. Đó mới chỉ là hai tác động trực tiếp, chưa nói đến các tác động gián tiếp.
| Giá cà phê hôm nay 18/4/2023: Yếu tố chi phối xu hướng giá cà phê, thị trường không gặp áp lực về nguồn cung? Nhìn chung giai đoạn này, yếu tố tiền tệ là sức mạnh của đồng USD và tâm lý ưa rủi ro của thị trường đang ... |
| Một 'ngoại lệ' trong lệnh trừng phạt chống Nga, Mỹ và châu Âu dù muốn cũng chưa thể xâm phạm Phần lớn các loại năng lượng xuất khẩu của Nga đã "trúng đòn" trực tiếp từ hơn 10 vòng "trừng phạt chồng trừng phạt" của ... |
| Tăng lương, phụ cấp là vấn đề quan tâm chính của người lao động trong năm 2023 Tăng lương, phụ cấp, văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc cởi mở là kỳ vọng của người lao động trong năm 2023. Đây ... |
| Thuế tối thiểu là việc đại sự toàn cầu Có thể nói, việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với việc duy trì tính cạnh tranh ... |
| Gia hạn nộp thuế năm 2023: Gia hạn nộp thuế đối với thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất Ngày 14/4, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2023/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh ... |