Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và lãnh đạo các bộ, ngành ở Trung ương tham dự trực tiếp ở điểm cầu Hà Nội và lãnh đạo các địa phương tham dự theo hình thức trực tuyến.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. (Nguồn: TTXVN) |
Theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà, năm 2023, Ủy ban Dân tộc xác định là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2021-2025, là năm có nghĩa rất quan trọng trong thực hiện thắng lợi mục tiêu của giai đoạn. Ngay từ đầu năm, Ủy ban Dân tộc đã tập trung quyết liệt công tác chỉ đạo điều hành, phối hợp có hiệu quả với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương vùng DTTS và miền núi, thường xuyên quan tâm, tổ chức thực hiện công tác dân tộc và đã đạt được kết quả quan trọng, cơ bản đạt mục tiêu đề ra, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội địa bàn vùng DTTS và miền núi nói riêng và cả nước nói chung.
Dưới chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực cố gắng của đồng bào các dân tộc trong việc triển khai thực hiện đồng bộ 188 chính sách tại vùng DTTS và miền núi (trong đó có 136 chính sách dân tộc), các chính sách an sinh xã hội nên đời sống của người dân vùng DTTS và miền núi năm 2023 ngày càng được ổn định, từng bước cải thiện nâng cao.
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93% (giảm 1,1%); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); tỷ lệ hộ nghèo DTTS còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Một số tỉnh vùng DTTS, tỷ lệ nghèo năm 2023 giảm nhanh như: An Giang giảm 11,3%, Quảng Nam giảm 10,4%, Quảng Trị 6,73%, Hà Giang giảm 5,96%, Yên Bái giảm 5,25%, Lào Cai giảm 5,2%, Gia Lai giảm 4,21%, Kon Tum giảm 4,04%, Cao Bằng giảm trên 4%... Các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Cần Thơ, Đồng Nai, Long An, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 1%; tỉnh Quảng Ninh đến hết năm 2023 không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Trung ương. |
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp kinh tế vĩ mô, thực hiện Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và thực hiện đồng thời 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), trọng tâm là CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng đồng bào DTTS, đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước phát triển sản xuất, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS.
Bày tỏ sự đồng tình với báo cáo của Ủy ban Dân tộc và ý kiến tham luận tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá cao sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện công tác dân tộc năm 2023, khẳng định đây là những kết quả rất đáng ghi nhận, với việc triển khai nhiều mô hình, cách làm hay để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu.
Đề cập những khó khăn trong việc triển khai thực hiện các chính sách, nhiệm vụ về công tác dân tộc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho rằng, cần nhận diện rõ những hạn chế như đời sống, sinh kế của đồng bào DTTS phần lớn còn phụ thuộc và bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí chưa cao, nhiều địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức tới công tác dân tộc, còn tình trạng tâm lý người dân trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước...
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh: “Cả Trung ương, địa phương, các bộ, ngành đều phải lưu ý, đó là cần quan tâm đúng mức công tác này... Thực tế cho thấy địa phương nào, ngành nào mà có sự quan tâm tốt lĩnh vực này thì nơi đó kết quả triển khai rất tốt. Các địa phương cần sự linh hoạt nhất định, bởi vì chúng ta có 53 DTTS, ‘mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh’, không thể đem chính sách của vùng đồng bào Tây Nguyên áp dụng ở miền núi phía Bắc được, cho nên phải linh hoạt, phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán, điều kiện cụ thể về mức sống ở mỗi nơi”.
Theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, trong điều kiện các chính sách đều mang tính phổ quát, quá trình triển khai các nhiệm vụ về công tác dân tộc cần có sự linh hoạt nhất định để phù hợp với điều kiện văn hóa, phong tục tập quán, điều kiện cụ thể về mức sống của từng vùng, từng khu vực; tuyên truyền để đồng bào cùng đồng lòng, chia sẻ, không để bị lôi kéo, kích động bởi các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước...
Làm rõ những vấn đề về công tác dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, trên cơ sở kết quả đạt được trong năm 2023, để chương trình công tác năm 2024 và những năm tiếp theo đạt được các mục tiêu đề ra, công tác dân tộc năm 2024 sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tổ chức thực hiện tốt các CTMTQG, trọng tâm là CTMTQG 1719; xây dựng các đề án, chính sách dân tộc. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các chương trình, chính sách dân tộc để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ. Tăng cường công tác theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn vùng DTTS và miền núi...
Tiếp tục quan tâm đến công tác an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ủy ban Dân tộc và các địa phương tiếp tục tổ chức các đoàn công tác liên ngành thăm hỏi, tặng quà tập thể, hộ nghèo, gia đình chính sách người DTTS, người có uy tín vào dịp lễ, Tết. Huy động các nguồn lực xã hội để trao quà cho các hộ gia đình DTTS nghèo, gia đình chính sách, học sinh DTTS...
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số, Ủy ban Dân tộc Lê Tuấn Hà. (Nguồn: TTXVN) |
Tại Hội nghị, ông Lê Sơn Hải, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba; ông Lê Tuấn Hà, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số (Ủy ban Dân tộc) đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
| Lâm Đồng giữ gìn văn hóa dân tộc thiểu số Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa có hiệu quả góp phần không nhỏ tạo nên những thành tựu trong phát triển ... |
| Trà Vinh khai thác tiềm năng bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch Trong những năm qua, tỉnh Trà Vinh đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát ... |
| Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719 ở Kiên Giang - Cơ hội phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ... |
| Vì tương lai phát triển toàn diện của trẻ em vùng dân tộc thiểu số Bảo đảm quyền lợi trẻ em vùng dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng, được Đảng, Nhà nước, người dân hết sức quan ... |
| Người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm Ngày 27/12, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức gặp mặt, tôn vinh điển hình tiên tiến là người có uy tín trong đồng bào dân ... |