TIN LIÊN QUAN | |
Đức - Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng | |
Mỹ muốn khởi đầu mới trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ |
Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã cực lực lên án việc Hà Lan từ chối cho ông nhập cảnh bằng đường hàng không là một "vụ bê bối từ mọi góc độ và không thể chấp nhận được".
Ngoại trưởng Cavusoglu nêu rõ: "Động thái này sẽ bị đáp trả. Đây là đỉnh điểm quá khích trong ngoại giao".
Biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ tại thành phố cảng Rotterdam của Hà Lan. (Nguồn: Reuters) |
Cũng trong ngày 11/3, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã lên án những tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khi liên hệ Hà Lan với chủ nghĩa phát-xít, cho rằng là "điên rồ" và "vượt quá giới hạn".
Trong bối cảnh quan hệ căng thẳng, tối 11/3, biểu tình đã nổ ra bên ngoài Lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ tại thành phố cảng Rotterdam của Hà Lan. Khoảng 1.000 người vẫy cờ Thổ Nhĩ Kỳ đã tập trung trên con đường dẫn tới tòa lãnh sự. Cảnh sát hiện diện khá dày đặc và đám đông chủ yếu biểu tình ôn hòa, tuy nhiên cũng gây ách tắc giao thông tại thành phố cảng của Hà Lan.
Ngày 12/3, cảnh sát Hà Lan đã dùng vòi rồng và ngựa để giải tán đám đông biểu tình. Thị trưởng Rotterdam cũng xác nhận thông tin, Bộ trưởng Các chính sách xã hội và gia đình Thổ Nhĩ Kỳ Fatma Betul Sayan Kaya đã được cảnh sát Hà Lan hộ tống tới biên giới Đức sau khi bà này bị ngăn phát biểu trước đám đông người ủng hộ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Trước đó, bà Kaya đã di chuyển bằng đường bộ tới Hà Lan từ Đức sau khi Chính phủ Hà Lan không cho phép máy bay chở Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ hạ cánh.
Căng thẳng ngoại giao thành căng thẳng quân sự Nhận định của phóng viên Frédéric Lelièvre, thường trú tại Hongkong đăng trên Báo Le Temps, Thụy Sỹ ngày 25/2 trong bài viết "Quân sự hóa ... |
Pháp và Vatican căng thẳng vì nhà ngoại giao đồng tính Căng thẳng ngoại giao đôi khi nằm ở những điều không nói ra hơn là những tuyên bố chính thức. Và tình trạng hiện nay ... |