Nhỏ Bình thường Lớn

Thủ tướng: Không được mất cảnh giác khi dịch bệnh Covid-19 còn lây nhiễm ở nhiều nước

TGVN. Sáng 15/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban Chỉ đạo quốc gia báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
TIN LIÊN QUAN
thu tuong khong duoc mat canh giac khi dich benh covid 19 con lay nhiem o nhieu nuoc Cập nhật 7h ngày 15/5: Covid-19 khiến hơn 300.000 người thiệt mạng toàn cầu, số ca bệnh và tử vong mới có chiều hướng tăng trở lại ở Italy
thu tuong khong duoc mat canh giac khi dich benh covid 19 con lay nhiem o nhieu nuoc Việt Nam sẽ viết tiếp câu chuyện thần kỳ hậu Covid-19?
thu tuong khong duoc mat canh giac khi dich benh covid 19 con lay nhiem o nhieu nuoc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban Chỉ đạo quốc gia báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19. (Nguồn: VGP)

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, chúng ta không còn tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên, không được mất cảnh giác khi dịch bệnh còn lây nhiễm ở nhiều nước và chưa có vaccine, thuốc đặc trị.

Theo Thủ tướng, trong thời gian vừa qua (gần 30 ngày), chúng ta tiếp tục thành công bước đầu quan trọng trong thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch Covid-19, vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để không đứt gãy nền kinh tế. Chúng ta đã đẩy mạnh gói hỗ trợ an sinh xã hội với tinh thần kịp thời, chống thất thoát, tham nhũng, lạm dụng. Có nhiều tấm gương tốt, những tấm lòng của người dân trong vấn đề này, tự khắc phục khó khăn…

Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu chính quyền các cấp không được ép dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ của Nhà nước, nếu phát hiện được thì xử lý nghiêm như trường hợp gian lận.

Trong những ngày qua, chúng ta đã có giải pháp mạnh mẽ đối với các loại hình doanh nghiệp, các địa phương, các cấp, các ngành về đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm các hoạt động bình thường trên tinh thần Chỉ thị 19. Ở Việt Nam, hoạt động bình thường về kinh tế-xã hội và các mặt khác đã diễn ra tốt đẹp. Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta tiếp tục quản lý tốt bên trong và khóa chặt từ bên ngoài. Ngành y tế đã chữa trị thành công nhiều ca bệnh và ra viện. Một số trường hợp rất nặng đã được ngành y tế huy động lực lượng, thuốc men chữa trị với tất cả trách nhiệm cao nhất, Thủ tướng nêu rõ.

“Như vậy, có thể nói, chúng ta đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong gần 1 tháng qua. Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao ngành y tế, các cấp, các ngành trong vấn đề phòng, chống, điều trị Covid-19 để không có ca nhiễm mới trong cộng đồng”.

Thủ tướng cũng đề cập chủ trương nhân văn trong việc đưa người Việt Nam là người già, trẻ em, người bị kẹt ở một số nước về Việt Nam với số lượng khá lớn. Trong những trường hợp về nước có người nhiễm Covid-19 nhưng chúng ta đã chủ động cách ly an toàn, có biện pháp quản lý chặt chẽ, không để lây nhiễm ra cộng đồng.

Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao công bố các tiêu chí về trường hợp đưa về nước để tiếp tục xem xét, bố trí theo lộ trình. Còn nói chung, người Việt ở nước ngoài nên yên tâm ở nước sở tại vì nếu về dồn dập sẽ không bảo đảm an toàn, gây khó khăn trong nước.

Thủ tướng đánh giá cao Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương trong việc đưa học sinh trở lại trường với gần 100% sĩ số và hiện chưa có sự cố nào. Đây là điều đáng mừng.

Biểu dương cố gắng của các cấp, các ngành, Thủ tướng yêu cầu lực lượng thực thi công vụ tiếp tục đề cao cảnh giác, không để lây nhiễm ra cộng đồng, đặc biệt không để lây chéo trong các khu cách ly, hiện có hơn 12.000 người.

Tiếp tục khóa chặt từ bên ngoài

Sau khi xem xét ý kiến của Ban chỉ đạo quốc gia, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta không còn tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng. Đây chính là điều kiện để chúng ta thu hút đầu tư phát triển. Tuy nhiên, không được mất cảnh giác khi dịch bệnh còn lây nhiễm ở nhiều nước và chưa có vaccine, thuốc đặc trị. Các cơ quan chức năng tiếp tục đề cao tinh thần trách nhiệm, nhất là chế độ trực của ngành y tế, để khi có trường hợp phức tạp xảy ra thì kịp thời xử lý tốt nhất.

Chính vì vậy để tiếp tục thực hiện mục tiêu kép thành công hơn nữa, đó là vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch bệnh, ổn định trạng thái bình thường mới cho nhân dân, Thủ tướng yêu cầu các cấp các ngành thực hiện một số nhiệm vụ, trước hết là tiếp tục ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài, chưa cho phép nhập cảnh với khách du lịch, chỉ cấp visa đối với trường hợp như là các nhà đầu tư, chuyên gia, khách công vụ tại Đại sứ quán các nước và yêu cầu thực hiện biện pháp cách ly phù hợp.

Tiếp tục tăng cường kiểm soát cư dân đi lại qua đường mòn, lối mở trên các tuyến biên giới đường bộ. Ngành y tế và các cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch, duy trì các nhóm thông tin phản ứng nhanh để phát hiện sớm, khoanh vùng cách ly dập dịch kịp thời.

Trên tinh thần là Việt Nam không có tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, các cấp, các ngành, các nhà máy công ty, đơn vị và người dân đẩy mạnh sản xuất, xuất nhập khẩu, đẩy mạnh du lịch nội địa và ngành du lịch cũng như ngành ngoại giao tiếp tục thúc đẩy, chuẩn bị cho mở cửa du lịch quốc tế, trước hết là một số đối tác mà đã ngăn ngừa được dịch bệnh tốt trong thời gian qua. Trong từng trường hợp cụ thể, Bộ trưởng Bộ VHTTDL sẽ báo cáo lên Thủ tướng để xem xét.

Tiếp tục thu hút các dòng đầu tư, có hình thức xúc tiến đầu tư mạnh mẽ hơn, đặc biệt tạo điều kiện cho các chuyên gia, lao động kỹ thuật cao vào Việt Nam để phát triển, đầu tư, làm ăn lâu dài có hiệu quả.

Đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là xuất khẩu các thiết bị, khẩu trang y tế, trong đó có đẩy mạnh xuất khẩu bộ kit thử.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thành quả cũng như những kinh nghiệm của Việt Nam trong phòng, chống Covid-19.

Thủ tướng đề nghị Ban chỉ đạo có biện pháp tổng kết một bước, đề xuất khen thưởng kịp thời cho các cấp, các ngành, cá nhân và đơn vị liên quan đã có nhiều thành tích trong phòng chống Covid-19.

Giờ đây, các lực lượng nòng cốt trong phòng chống dịch như y tế, quân đội, công an không được lơ là, đặc biệt các địa phương trọng điểm, đông người, Thủ tướng nói. Tuy không còn lây nhiễm trong cộng đồng suốt 1 tháng qua, nhưng phải luôn trong trạng thái sẵn sàng. Theo đó, ngành y tế tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu về thuốc, vaccine, hoàn thiện phác đồ điều trị, lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân. Lực lượng quân đội, công an tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, thực hiện tốt việc cách ly tập trung, xử lý nghiêm trường hợp tung tin đồn thất thiệt.

Các ngành, các địa phương thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về xây dựng, ban hành các bộ tiêu chí an toàn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường, đặc biệt là chú ý quản lý tốt, tạo thuận lợi nhưng chặt chẽ đối với các chuyên gia, lao động kỹ thuật, các đối tượng từ nước ngoài vào Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị có chiến lược phòng chống dịch mới, vừa có hiệu quả về y tế, vừa bền vững về kinh tế. Khi chưa có vaccine, có nghĩa là phòng, chống Covid-19 phải được xem là chiến lược lâu dài.

thu tuong khong duoc mat canh giac khi dich benh covid 19 con lay nhiem o nhieu nuoc
Toàn cảnh cuộc họp. (Nguồn: VGP)

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia (tính đến 17h ngày 14/5), thế giới ghi nhận gần 4,5 triệu trường hợp mắc Covid-19 tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ, gần 300.000 người tử vong.

Tại khu vực Đông Nam Á, ghi nhận 63.984 trường hợp mắc và 2.013 tử vong, trong đó Singapore tiếp tục ghi nhận số mắc cao nhất (26.098), Indonesia ghi nhận số tử vong cao nhất (1.028); 4 quốc gia chưa ghi nhận tử vong do dịch Covid-19 (Việt Nam, Campuchia, Timor Leste và Lào).

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, mặc dù trong 28 ngày qua, Việt Nam không ghi nhận trường hợp mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng hiện nay rất thấp nhưng vẫn còn tiềm ẩn. Dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới cũng gia tăng do mở dần các đường bay quốc tế, chuyến bay đón công dân Việt Nam về nước, yêu cầu nhập cảnh cho các nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật cao từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch nhập cảnh vào Việt Nam. Đặc biệt, rất khó kiểm soát triệt để được người dân qua lại biên giới đường bộ thông qua đường mòn, lối mở nên luôn thường trực nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và lây nhiễm cho cộng đồng trong thời gian tới.

Báo cáo cho biết, bệnh nhân số 91 vẫn đang trong tình trạng nguy kịch: Đã đánh giá được mức tổn thương phổi nhờ chụp CT phổi, tổn thương phổi mức độ lớn và có chỉ định ghép phổi; Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia khởi động chương trình tìm nguồn cho tạng đủ điều kiện ghép và chuẩn bị đầy đủ điều kiện để ghép; Thực hiện làm nuôi cấy để khẳng định không còn SARS-CoV-2, khi khẳng định âm tính mới tiến hành chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện Cục Quản lý khám chữa bệnh đang nghiên cứu xem xét các văn bản quy định pháp lý, xác định chi phí điều trị, chi phí ghép để tìm kiếm nguồn tài trợ.

thu tuong khong duoc mat canh giac khi dich benh covid 19 con lay nhiem o nhieu nuoc

Covid-19 ở Việt Nam sáng 15/5: 29 ngày không có ca mắc mới trong cộng đồng, 24 ca dương tính mới từ Nga về

TGVN. Bản tin lúc 6h ngày 15/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết 24 ca mắc mới COVID-19 là những ...

thu tuong khong duoc mat canh giac khi dich benh covid 19 con lay nhiem o nhieu nuoc

Dịch Covid-19: Đưa gần 200 công dân Việt Nam từ Philippines về nước an toàn

TGVN. Ngày 14/5, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt ...

thu tuong khong duoc mat canh giac khi dich benh covid 19 con lay nhiem o nhieu nuoc

Covid-19: Tổ chức đưa 273 công dân Việt Nam tại Malaysia về nước

TGVN. Ngày 10/5, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước, hãng Hàng ...

thu tuong khong duoc mat canh giac khi dich benh covid 19 con lay nhiem o nhieu nuoc

Dịch Covid-19: Gần 300 công dân Việt Nam từ UAE trở về nước an toàn

TGVN. Gần 300 công dân Việt Nam tại các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã trở về nước an toàn trong bối cảnh các đường ...

Chu Văn (theo VGP)