Nếu Mỹ vỡ nợ, nền kinh tế sẽ mất 500.000 việc làm. (Nguồn: AFP) |
Các nghị sỹ đảng Cộng hòa yêu cầu cắt giảm ngân sách như một điều kiện để nâng trần nợ, trong khi Nhà Trắng trong nhiều tháng qua khẳng định không nên thương lượng về uy tín của quốc gia.
Ông Biden mong muốn nâng trần nợ vô điều kiện, trong khi đảng Cộng hòa tuyên bố việc nâng trần nợ từ mức 31.400 tỷ USD hiện nay cần đi kèm với việc cắt giảm mạnh chi tiêu.
Nguy cơ vỡ nợ lần đầu tiên của nước Mỹ đang hiện hữu, khi không chắc chắn về thời điểm chính phủ nước này không còn khả năng thanh toán các hóa đơn.
Hai bên vẫn bất đồng dù các quan chức chính phủ và các quan chức ngân hàng trong nhiều tuần lên tiếng cảnh báo việc nước Mỹ vỡ nợ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như suy thoái kinh tế và những tác động lây lan về tài chính trên toàn cầu.
Tuy nhiên, ông Biden cho rằng cả ông và các nghị sỹ đảng Cộng hòa đều mong muốn điều đó và điều này là có thể.
Vòng đàm phán mới về trần nợ giữa ông Biden và các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, theo dự kiến vào ngày 12/5 đã được hoãn sang tuần này.
Theo ông Biden, hai bên có thể thảo luận vào ngày 16/5.
Nguồn tin của CNN cho hay, Nhà Trắng muốn tăng trần nợ ở mức đủ để hoạt động hơn 1 năm, nhằm tránh phải đàm phán tiếp trong năm sau. Đồng thời, Nhà Trắng chỉ đồng ý giới hạn chi tiêu trong giai đoạn ngắn.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, không tăng trần nợ kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế. Điều đó khiến chính phủ Mỹ có nguy cơ vỡ nợ, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử, nếu không tính lần chậm trả lãi hồi năm 1979 do lỗi sổ sách.
Theo tờ The New York Times, trong trường hợp vỡ nợ, Bộ Tài chính có thể sẽ ưu tiên các khoản thanh toán cho trái chủ, trong khi Fed sẽ mua thêm một số trái phiếu chính phủ, nghĩa là đưa thêm tiền vào lưu thông.
Một phân tích của Nhà Trắng cho thấy, rằng nếu kịch bản chưa có tiền lệ là vỡ nợ xảy ra sẽ làm mất 500.000 việc làm, thậm chí tình huống xấu hơn có thể khiến 8,3 triệu việc bị mất đi trong lâu dài, tương đương cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Việc chính phủ Mỹ vỡ nợ có thể khiến chi phí vay tăng cao và người thụ hưởng các chương trình an sinh xã hội và bảo hiểm y tế mất đi quyền lợi. Cuộc bế tắc về trần nợ hồi năm 2011 đã khiến chính phủ Mỹ bị hạ xếp hạng tín nhiệm, giảm sự tự tin của doanh nghiệp.