TIN LIÊN QUAN | |
Anh nỗ lực tìm kiếm hiệp định thương mại tự do với Nhật Bản | |
Anh và EU sắp khởi động vòng đàm phán thứ ba về Brexit |
EEF đồng thời nhấn mạnh nguy cơ thiếu hụt lao động có tay nghề nếu họ không thể tuyển lao động từ châu Âu sau khi Anh rời khối này, hay còn gọi là Brexit.
Theo EEF, 25% số nhà máy chế tạo nằm trong hiệp hội cho biết số đơn xin việc làm từ EU giảm, và 16% cho hay ngày càng có nhiều nhân viên đến từ “lục địa già” xin thôi việc kể từ sau cuộc trưng cầu ý dân ngày 23/6/2016.
EU khẳng định Brexit không phải là kết thúc. (Nguồn: EC) |
Trong khi đó, đa số các nhà máy chế tạo “xứ sở sương mù” vẫn phụ thuộc vào lực lượng lao động đến từ EU, đồng thời số người xin việc có kỹ năng ở Anh hiện không đủ đáp ứng nhu cầu. Kết quả các cuộc khảo sát gần đây cho thấy 3/4 số nhà máy được hỏi cho biết đang gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển lao động có tay nghề từ EU.
Theo khảo sát của công ty kiểm toán KPMG, gần 1 triệu lao động có tay nghề của EU đang dự tính rời khỏi Anh.
EEF cảnh báo tình trạng thiếu hụt đội ngũ lao động có tay nghề sẽ ngày càng trầm trọng hơn trong giai đoạn hậu Brexit, nếu việc áp đặt hạn chế đối với việc di chuyển tự do giữa hai bên được thực hiện. Tuy nhiên, Thủ tướng Theresa May vẫn giữ lập trường hạn chế việc tự do đi lại giữa EU và Anh.
Các nhà máy chế tạo nước này cũng lên tiếng cảnh báo nguy cơ kinh tế tăng trưởng chậm lại bắt nguồn từ những bất ổn và khó khăn trong việc tuyển lao động đến từ các nước thành viên EU.
Ngân hàng rời Anh sẽ tạo hàng chục nghìn việc làm mới ở Đức Sự ra đi ồ ạt của các ngân hàng đóng trụ sở tại Anh do sự kiện Anh rời EU (Brexit) được kỳ vọng sẽ ... |
Kịch bản Brexit "cứng" có thể gây khó cho việc xử lý chất thải tại Anh Trong trường hợp xảy ra một Brexit "cứng", nước Anh sẽ đứng trước nguy cơ đối mặt với một "kịch bản thảm họa", có thể ... |
Ngoại giao kinh tế - công cụ giúp Ireland đối phó với Brexit Chính phủ Ireland vừa công bố kế hoạch sẽ tăng sự hiện diện của các cơ quan ngoại giao kinh tế của nước này lên ... |