Cạnh tranh Mỹ-Trung: Hiểu biết của Mỹ về Trung Quốc đang ở mức 'đáng báo động'

Khánh Linh
Đã có ít nhất 6 lỗi phiên dịch từ phía Mỹ được ghi nhận trong cuộc họp cấp cao Mỹ - Trung tại Alaska. Nguyên nhân được nhận định đến từ việc hiểu biết của Mỹ về Trung Quốc đang giảm dần.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hiểu biết về Trung Quốc của người Mỹ đang giảm dần trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên gia tăng. (Nguồn: SCMP)
Hiểu biết về Trung Quốc của người Mỹ đang giảm dần trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên gia tăng. (Nguồn: SCMP)

Từ cuộc họp ở Alaska...

Ngày 19/3, cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa các quan chức Mỹ dưới nhiệm kỳ Tổng thống Biden và các quan chức Trung Quốc đã diễn ra tại thành phố Anchorage (bang Alaska, Mỹ).

Đáng chú ý, tại sự kiện này, giới quan sát đã nhận ra một vấn đề đáng lo ngại trong mối quan hệ Mỹ - Trung, đó là những khoảng cách trong hiểu biết về chính phủ, chế độ chính trị, nền văn hóa, văn minh của hai bên.

Trong khi, các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc nói thông thạo tiếng Anh thì Ngoại trưởng Mỹ lại không nói được tiếng Trung.

Tin liên quan
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Khi cơn sóng ngầm ‘săn phù thủy’ dậy sóng Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Khi cơn sóng ngầm ‘săn phù thủy’ dậy sóng

Sau những cáo buộc của Mỹ đối với Trung Quốc là màn đáp trả của Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì cáo buộc Mỹ "đạo đức giả" được nói bằng tiếng Trung Quốc. Nhà ngoại giao Trung Quốc cũng không quên nói bằng tiếng Anh sau khi kết thúc cuộc họp: "Đây là một bài kiểm tra cho người phiên dịch".

Ông Dương Khiết Trì từng học ở Anh và có khả năng nói tiếng Anh trôi chảy. Nhiều lần trước khi diễn ra cuộc họp ở Alaska, ông đã lên tiếng chỉ trích công việc phiên dịch.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đồng tình với quan điểm của ông Dương rằng đó sẽ là thách thức đối với người phiên dịch. Nhưng ông Antony Blinken cũng không thể đánh giá được người phiên dịch có hoàn thành nhiệm vụ hay không khi bản thân ông không thể nói được tiếng Trung.

Tương tự, Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan hay bất kỳ cố vấn hàng đầu nào về Trung Quốc của Tổng thống Biden cũng vậy, họ đều không nói được tiếng Trung.

Theo giới quan sát, một vấn đề lớn đang "cản đường" quan hệ Mỹ-Trung là sự hiểu biết của Trung Quốc về Mỹ đang vượt xa sự hiểu biết của người Mỹ về Trung Quốc.

Chữ viết, ký tự và ngôn ngữ tiếng Trung được mô tả là khá phức tạp khiến nhiều người Mỹ không tự tin rằng họ có thể hiểu về Trung Quốc, thậm chí là khi họ "đã cố gắng hiểu".

Học giả Ezra F. Vogel của Đại học Harvard (Mỹ) đã cảnh báo về sự thiếu hiểu biết về Trung Quốc đang gia tăng ở thế hệ tri thức mới của Mỹ: "Thế hệ học giả Mỹ hiểu về Trung Quốc đã không còn, và chúng ta đã quá chậm để thay thế họ".

Viết trên tờ Washington Post, học giả này nhấn mạnh: “Trong những năm gần đây, chính sách và luận điệu chính trị của Mỹ đối với Trung Quốc đã bị chi phối bởi các quan chức có kiến ​​thức hạn hẹp về các diễn biến ở quốc gia này".

Vào thời điểm trước khi qua đời vào năm ngoái, ông Vogel đang thực hiện một tài liệu chính sách về quan hệ Mỹ-Trung mà ông dự định sẽ đệ trình lên chính quyền sắp tới của Tổng thống Biden.

...đến góc nhìn từ giáo dục

Ngay cả khi quan hệ Mỹ-Trung trở nên xấu đi dưới chính quyền ông Trump, vẫn có hơn 300.000 sinh viên Trung Quốc đến Mỹ mỗi năm. Thậm chí, con gái của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện cũng đã theo học tại Đại học Harvard.

Nhiều sinh viên Trung Quốc đã trở về nước với những hiểu biết sơ đẳng về chính trị, văn hóa và lịch sử Mỹ, và nghiễm nhiên tất cả họ đều nói thành thạo tiếng Anh.

Ngược lại, sự quan tâm của sinh viên Mỹ về du học tại Trung Quốc từng tăng đến mức đỉnh sau Thế vận hội năm 2008 ở Bắc Kinh, nhưng đã giảm dần trong những năm gần đây. Đại dịch Covid-19 và những căng thẳng song phương càng góp phần đẩy nhanh sự suy giảm này.

Tin liên quan
Người Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới kết quả bầu cử Mỹ để... giải trí Người Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới kết quả bầu cử Mỹ để... giải trí

Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung leo thang, nhiều trường đại học Mỹ đã cắt đứt quan hệ với các Viện Khổng Tử ở Trung Quốc do lo ngại về một chương trình giảng dạy được chính phủ Trung Quốc tài trợ sẽ gây ảnh hưởng chính trị đến các trường học ở Mỹ. Và việc đóng cửa sẽ hạn chế thêm cơ hội học tiếng Trung của sinh viên Mỹ.

Những mối quan tâm và cơ hội học tiếng Trung của người Mỹ đang giảm dần có thể là một trong những yếu tố làm tổn hại các nỗ lực ngoại giao của nước Mỹ.

Phiên dịch viên người Mỹ tại cuộc họp ở Alaska đã mắc ít nhất 6 lỗi trong lúc thực hiện nhiệm vụ, điều này được cho là có thể đã góp phần làm gia tăng căng thẳng hai bên.

Năm 2020, khi căng thẳng Mỹ-Trung lên đỉnh điểm, chính quyền Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump đã đình chỉ chương trình trao đổi Fulbright ở Trung Quốc. Trước đó, chương trình đã bị đình chỉ trong 30 năm, nhưng đã được nối lại khi quan hệ giữa Mỹ-Trung được bình thường hóa vào năm 1979.

Giới phân tích nhận định, đây sẽ là một "bi kịch lớn cho sinh viên Mỹ" nếu việc đình chỉ mới kéo dài. Sinh viên Mỹ muốn học về Trung Quốc sẽ phải chuyển sang các nước khác khiến tình trạng thiếu hiểu biết về Trung Quốc ở Mỹ ngày càng thêm trầm trọng.

Không chỉ sinh viên mà cơ hội tìm hiểu về Trung Quốc đối với người Mỹ cũng ngày càng trở nên hạn chế.

Trung Quốc đã trục xuất hoặc từ chối gia hạn thị thực cho các nhà báo phương Tây, bao gồm cả những người đến từ các hãng truyền thông của Mỹ bao gồm The New York Times, The Washington PostWall Street Journal.

Nhiều học giả Mỹ cho biết, việc tiếp cận của họ về Trung Quốc cũng bị hạn chế.

Không có khả năng tiếp cận các nguồn tin, không có khả năng nói chuyện với người đồng cấp và báo cáo về các hoạt động ở Trung Quốc từ đại lục, các nhà báo và học giả Mỹ sẽ bị cản trở trong nỗ lực truyền thông tới công chúng về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc.

TIN LIÊN QUAN
Không phải ông Trump, Tổng thống Mỹ Biden mới là đối thủ đáng sợ của ông Tập
Mỹ: Tổng thống Joe Biden thành lập nhóm chuyên trách của Lầu Năm Góc về Trung Quốc
Tin thế giới 5/1: Ông Biden khó hiểu 'chấp niệm' của ông Trump; Iran lộ tham vọng lớn; Trung Quốc nổi giận đòi Mỹ giải thích liên quan Covid-19
Tìm hiểu về những nét cơ bản của hệ thống bầu cử Mỹ
Trắc nghiệm về Trung Quốc? Bạn biết gì?
(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ 18-22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Sự kiện là hoạt động thiết thực trước thềm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Tại Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo và trình Trung ương quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ theo thẩm ...
Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Theo truyền thông Hàn Quốc, hai nhà sản xuất ô tô Hyundai và GM sẽ hợp tác làm xe bán tải và sử dụng chéo các sản phẩm của nhau.
Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Việc Việt Nam điều phối thành công quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và được thông qua bằng đồng thuận phán ánh tính kịp thời của Nghị quyết...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động