Nhân viên y tế kiểm tra tình trạng của bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc . (Nguồn: Nypost) |
Dù các ca nhiễm virus corona mới ở Trung Quốc đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại, nhưng các y bác sĩ ở đây vẫn đang ngày đêm điều trị cho hàng nghìn trường hợp. Nhiều bác sĩ phải tiếp đón bệnh nhân với khẩu trang chuyên dụng hoặc đồ bảo hộ không đảm bảo tiêu chuẩn. Theo nhiều nguồn tin y tế, ít nhất 500 y bác sỹ tại các bệnh viện ở Vũ Hán đã nhiễm bệnh.
Trước đó, Chính quyền Trung Quốc đã thông tin về tình trạng thiếu trang thiết bị y tế bảo vệ tại nước này trong cuộc chiến chống COVID-19. Phó thị trưởng Thành phố Vũ Hán tuần trước cho biết, Thành phố có nguy cơ thiếu 56.000 khẩu trang N95 và 41.000 bộ đồ bảo hộ mỗi ngày.
Trước tình hình đó, Chính phủ nhiều nước như Ai Cập, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, EU, UNICEF… đã tích cực tham gia vào các hoạt động hỗ trợ Trung Quốc trong cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Nhiều tấn thiết bị, vật tư và dụng cụ y tế dự phòng đã được gửi tới Trung Quốc.
Theo tin mới nhất, ngày 12/2, Chính phủ Uzbekistan cho biết, nước này gửi 40 tấn quần áo bảo hộ, khẩu trang và găng tay tới Trung Quốc để hỗ trợ chính quyền Bắc Kinh trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Máy bay vận tải quân sự Uzbekistan chở số hàng viện trợ trên đã rời khỏi Thành phố Tashkent. Hiện Chính phủ Uzbekistan đã ngừng tất cả các chuyến bay thường lệ tới Trung Quốc - đối tác thương mại và là nhà đầu tư lớn của Tashkent, trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn tình trạng lây lan chủng mới của virus corona.
Trong thông báo được Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra trong cuộc họp ngày 11/2 với hơn 400 chuyên gia y tế đến từ nhiều nước cho biết, "Vaccine đầu tiên trị COVID-19 sẽ sẵn sàng trong 18 tháng tới, vì vậy chúng tôi đang gấp rút tìm ra cách xử lý tình trạng diễn biến phức tạp của dịch bệnh, đồng thời chuẩn bị cho kế hoạch phòng chống lâu dài".
Tổng giám đốc WHO nói thêm rằng, việc phát triển vaccine và các phương pháp điều trị là một phần quan trọng của chương trình nghiên cứu, nhưng cũng chỉ là một phần. Vaccine cần thời gian và trong thời gian chờ đợi đó, thế giới cần sử dụng những vũ khí sẵn có để chống dịch bệnh.
Trong khi đó, tại Việt Nam, 17h30 ngày hôm nay, ông Li Ding (66 tuổi, ở Vũ Hán, Trung Quốc) là bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam đã được xuất viện. Ông Li Ding đã có hơn 20 ngày cách ly điều trị tại Khoa Bệnh Nhiệt, Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện cho biết, bệnh nhân Li Ding đã hoàn toàn khỏi bệnh và âm tính sau 3 lần xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) vào ngày 9, 10, 11/2. Ông Li mắc nhiều bệnh lý nền nghiêm trọng như đái tháo đường, tăng huyết áp, từng đặt stent mạch vành, phẫu thuật ung thư phổi.
| Cập nhật từ Bộ Y tế: 13 thắc mắc liên quan đến phòng lây nhiễm virus corona được giải đáp TGVN. Bằng các hình ảnh và câu hỏi, trả lời đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, tất cả mọi người có thể thỏa mãn được ... |
| Chuyên gia cảnh báo thêm dấu hiệu đặc trưng của nguời nhiễm virus corona TGVN. Ông Norio Ohmagari, bác sĩ của Trung tâm Y tế và Sức khỏe Toàn cầu Quốc gia (NCGM) của Nhật Bản, cho biết cảm ... |
| Virus corona - Chưa có thuốc đặc trị, chống đến cùng hay học cách sống chung TGVN. Những đặc tính có phần vượt trội của virus corona chủng mới (2019-nCoV) đang khiến khả năng loại trừ hoàn toàn virus nguy hiểm ... |