Xét nghiệm Covid-19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 14/6. (Nguồn: VCG) |
Bắc Kinh tái áp đặt biện pháp hạn chế
Theo hãng tin Reuters (Anh), chính quyền Bắc Kinh đã buộc phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế nêu trên sau khi chỉ trong 4 ngày qua, cơ quan y tế sở tại đã ghi nhận 79 ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng - mức cao nhất kể từ tháng 2. Đây là điều đáng quan ngại vì Bắc Kinh hiện là nơi tập trung nhiều trụ sở công ty lớn và cũng như nhiều thành phố khác, chính quyền thủ đô đang nỗ lực khôi phục cuộc sống thường nhật cũng như hoạt động kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Giới chức Bắc Kinh cho biết sau khi phát hiện ổ dịch tại chợ Tân Phát Địa - chợ đầu mối có quy mô lớn gấp 20 lần chợ hải sản ở thành phố Vũ Hán (tương đương diện tích của gần 160 sân bóng đá tiêu chuẩn) - là nơi bùng phát dịch hồi tháng 12 năm ngoái, có tất cả 7.200 khu vực lân cận và gần 100.000 lực lượng nhân viên kiểm soát dịch bệnh đã được triển khai tại đây.
Ngoài ra, chính quyền cũng đã nối lại việc kiểm tra thân nhiệt tại lối ra/vào các trung tâm thương mại, siêu thị và văn phòng. Người dân Bắc Kinh được khuyến nghị tránh xa nơi tập trung đông người và tránh tụ tập ăn uống đông người.
Theo Tân Hoa xã, ngày 15/6, chính quyền thủ đô Bắc Kinh thông báo đã tiến hành xét nghiệm nucleic acid cho 76.499 người, trong đó 59 ca dương tính với virus SARS-CoV-2. Ủy ban Y tế thành phố Bắc Kinh cho biết tổng số ca lây nhiễm cộng đồng tại thành phố này hiện là 499 ca.
Chỉ đạo sau khi phát hiện các ổ dịch mới, Phó Thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan kêu gọi các cơ quan hữu quan đưa ra các biện pháp kiên quyết, theo đó tiến hành "các cuộc điều tra dịch tễ chặt chẽ nhất" tại các ổ dịch mới, tăng cường năng lực xét nghiệm tại Bắc Kinh nhằm kiểm soát tất cả các khu vực chủ chốt, cũng như các nhóm dân cư then chốt.
Bà Tôn Xuân Lan cũng kêu gọi cộng đồng thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, sàng lọc các ca nhiễm, ca nghi nhiễm, những bệnh nhân bị sốt có thể mang bệnh, cũng như các nguồn tiếp xúc gần, đưa họ đi cách ly tại các cơ sở được chỉ định.
Tính đến cuối tuần qua, Trung Quốc ghi nhận khoảng 83.000 ca mắc Covid-19, trong đó hơn 4.600 trường hợp đã tử vong.
Ca Covid-19 tử vong tại Indonesia cao kỷ lục
Tin liên quan |
Bộ Ngoại giao phản ứng về việc Trung Quốc xây cáp ngầm nối các thực thể nhân tạo ở Hoàng Sa |
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế Indonesia công bố ngày 15/6, trong 24h giờ qua đã ghi nhận thêm 1.017 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 64 ca tử vong. Đây là số ca tử vong trong ngày cao nhất kể từ đại dịch Covid-19 bùng phát tại quốc gia Đông Nam Á.
Bộ Y tế Indonesia cho biết tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và số ca tử vong do Covid-19 đã lên tới con số lần lượt là 39.294 ca và 2.198 ca; số người bình phục là 15.123.
Hiện chính giới Indonesia bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch. Theo người phát ngôn lực lượng cảnh sát Vùng Đại Jakarta, ông Yusri Yunus, có 2.702 binh sĩ và cảnh sát đã được triển khai tại các trung tâm mua sắm tại thủ đô Jakarta và 4 thành phố vệ tinh trong ngày 15/6 - ngày đầu các địa điểm này được mở cửa trở lại.
Ông Yusri cho biết quân đội và cảnh sát không chỉ bảo vệ bên ngoài các trung tâm mua sắm mà còn được giao nhiệm vụ đảm bảo thực thi các biện pháp y tế phòng chống Covid-19 bên trong các địa điểm này.
* CovidD-19 vẫn lây lan tại một số nước Đông Nam Á
* Tại Philippines, tổng số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 đã lên tới 26.420 ca sau khi ngày 15/6, Bộ Y tế thông báo ghi nhận thêm 490 ca nhiễm mới. Số người tử vong trong ngày là 10, nâng tổng số bệnh nhân không qua được tại nước này lên tới 1.098 ca.
* Cùng ngày, Malaysia thông báo có 41 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 8.494 ca. Hiện số ca tử vong vẫn duy trì ở con số 121 ca.
Từ tháng 7, hãng hàng không giá rẻ AirAsia Group sẽ khôi phục toàn bộ các đường bay nội địa theo hướng dẫn của Chính phủ nước này về nới lỏng các biện pháp hạn chế thời kỳ dịch bệnh Covid-19. AirAsia chủ trương chuyển hướng vận tải hàng hóa trong thời gian tới như một giải pháp ứng phó với tình trạng nhu cầu đi lại sụt giảm và đường bay quốc tế chưa được khôi phục.
* Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sáng 15/6, Cơ quan Tiền tệ Singapore công bố dự báo kinh tế nước này sẽ giảm 5,8% trong năm nay, đảo ngược hoàn toàn so với dự đoán tăng trưởng 0,6 % của các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát trước đó.
Những lĩnh vực chịu tác động tồi tệ nhất của dịch Covid-19 là bán buôn và bán lẻ, dịch vụ cho thuê văn phòng, dịch vụ kinh doanh ăn uống và tiêu dùng cá nhân.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng có chút lạc quan về các lĩnh vực khác. Lĩnh vực sản xuất được dự báo tăng trưởng 2,2% trong năm 2020, so với mức giảm 0,3% dự đoán trước đó. Lĩnh vực tài chính và bảo hiểm được cho là đạt 3,1%, so với 2,6% dự đoán trước đó.
Nhân tố Trung Quốc trong bầu cử Mỹ |
Dịch bệnh Covid-19 là rủi ro chính dẫn đến suy giảm tăng trưởng Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore. Ngoài ra, sự leo thang căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và những rủi ro bắt nguồn từ sự suy giảm trong thị trường lao động, trong đó có tình trạng thất nghiệp gia tăng cũng là những vấn đề gây lo ngại.
Singapore đã sẵn sàng cho sự suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử với dự báo tăng trưởng năm 2020 từ -4 đến -7%. Tăng trưởng GDP của Singapore được dự kiến sẽ phục hồi ở mức 4,8% vào năm 2021.
Pháp kêu gọi người dân tiếp tục cảnh giác
Ngày 15/6, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran kêu gọi người dân vẫn tiếp tục duy trì cảnh giác trước tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến khó lường dù nước này đã vượt qua giai đoạn đỉnh dịch.
Phát biểu trên Đài Truyền hình LCI, Bộ trưởng Veran nêu rõ: "Giai đoạn tồi tệ nhất của dịch bệnh đã qua, song virus SARS-CoV-2 chưa chết. Chúng ta chưa đánh bại nó hoàn toàn và chúng ta đang kiểm soát sự lây lan". Ông nhấn mạnh Pháp sẽ tăng cường công tác xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết làm việc ở nhà vẫn là một sự lựa chọn ưu tiên, song không phải là giải pháp đối phó với những tác động do dịch bệnh gây ra trong bối cảnh nước này đang tìm cách tăng cường mở cửa trở lại nền kinh tế.
Phát biểu trên Đài Phát thanh France Info, Bộ trưởng Le Maire nêu rõ: "Làm việc ở nhà vẫn là một ưu tiên theo cách cho phép chúng ta dần quay trở lại và có thể kiềm chế tốc độ lây lan của virus". Tuy nhiên, ông khẳng định làm việc ở nhà không phải là giải pháp để đối phó với dịch bệnh. Cho dù nhiều cửa hàng và nhà hàng ở Pháp đã bắt đầu mở cửa hoạt động, song các quận kinh doanh lớn ở thủ đô Paris vẫn vắng vẻ do nhiều nhân viên vẫn đang làm việc ở nhà.
Hy Lạp mở cửa hàng không đón du khách nước ngoài
Trong khi đó, ngày 14/6, Hy Lạp đã mở cửa trở lại các sân bay lớn của nước này cho các chuyến bay quốc tế nhằm khởi động ngành du lịch sau 3 tháng nước này áp đặt các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch Covid-19.
Theo đó, các du khách đến từ các sân bay được xếp loại có nguy cơ cao theo đánh giá của Cơ quan An toàn hàng không Liên minh châu Âu (EU) sẽ được tiến hành xét nghiệm đối với virus SARS-CoV-2 và được cách ly 14 ngày tùy theo kết quả xét nghiệm. Hy Lạp vẫn áp đặt hạn chế nhập cảnh đối với du khách đến từ Anh và Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi các hành khách đến từ các sân bay khác sẽ được tiến hành xét nghiệm bất chợt.
Hy Lạp có khoảng 700.000 nhân viên làm việc trong ngành du lịch, chiếm 20% sản lượng kinh tế và đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế của nước này.
Năm 2019, Hy Lạp đón khoảng 33 triệu lượt du khách, mang lại doanh thu 19 tỷ Euro.
| Cập nhật Covid-19 ở Trung Quốc: Cố gắng ngăn chặn lây lan, Bắc Kinh phong tỏa thêm 10 khu lân cận ổ dịch mới TGVN. Ngày 15/6, nhà chức trách Trung Quốc cho biết, nước này hiện đang phong tỏa thêm 10 khu vực phụ cận ở Bắc Kinh ... |
| Hậu Covid-19: Thái Lan lên kế hoạch đón 1.000 khách nước ngoài mỗi ngày, không cần cách ly 2 tuần TGVN. Truyền thông sở tại dẫn một kế hoạch chuẩn bị được trình lên Trung tâm Kiểm soát tình hình Covid-19 (CCSA) Thái lan cho ... |
| Dịch Covid-19: Thêm gần 50 ca nhiễm, chủ yếu ở Bắc Kinh, Chính phủ Trung Quốc báo động TGVN. Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) Trung Quốc thông báo ghi nhận thêm 49 ca mắc Covid-19 mới vào ngày 15/6, trong đó ... |