Cập nhật 19h ngày 1/6: Mỹ chỉ còn cách kêu gọi người biểu tình đeo khẩu trang, Nga phân phối thuốc có thể điều trị Covid-19 trong 4 ngày

Chu Văn
TGVN. Các chuyên gia y tế lo ngại, nguồn siêu lây nhiễm Covid-19 đang ẩn náu trong đám đông biểu tình ở Mỹ. Trong khi đó, một số chính trị gia ngoài việc khẳng định quyền biểu tình của công dân Mỹ chỉ còn biết kêu gọi người tham gia đeo khẩu trang, cũng như duy trì khoảng cách an toàn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cap nhat 19h ngay 16 my chi con cach keu goi nguoi bieu tinh deo khau trang nga phan phoi thuoc co the dieu tri covid 19 trong 4 ngay Cập nhật 7h ngày 1/6: Hơn 6,2 triệu ca Covid-19 toàn cầu, 'tâm chấn' Brazil thêm áp lực, Ấn Độ vào top 7
cap nhat 19h ngay 16 my chi con cach keu goi nguoi bieu tinh deo khau trang nga phan phoi thuoc co the dieu tri covid 19 trong 4 ngay Cập nhật 7h ngày 30/5: Mỹ tuyên bố chấm dứt quan hệ với WHO tài trợ cho nơi xứng đáng hơn, Viễn cảnh tồi tệ hơn từ đỉnh dịch Covid-19 thứ hai
cap nhat 19h ngay 16 my chi con cach keu goi nguoi bieu tinh deo khau trang nga phan phoi thuoc co the dieu tri covid 19 trong 4 ngay
Những gì còn lại sau một cuộc biểu tình ở thành phố Minneapolis, Mỹ, ngày 29/5. (Nguồn: AP)

Hơn 106.000 người đã chết vì Covid-19 trên đất Mỹ. Trong đó, người da màu bị ảnh hưởng nặng nề, tỷ lệ nhập viện và tử vong vượt xa so với người da trắng. Các cuộc biểu tình tự phát đòi quyền lợi cho cộng đồng này diễn ra ở các bang, ngay khi quốc gia vừa nới lệnh hạn chế, mở cửa trở lại các trường học, bãi biển và công viên.

Tại Los Angeles, tình trạng hỗn loạn khiến nhiều trạm xét nghiệm bệnh Covid-19 bị đóng cửa. Thị trưởng Eric Garcetti cảnh báo các cuộc biểu tình có thể trở thành nguồn siêu lây nhiễm Covid-19, tạo ra làn sóng bùng phát thứ hai, trong khi Mỹ có thể nói là chưa kiểm soát được đợt dịch đầu tiên.

Thống đốc bang Maryland Larry Hogan lo ngại các ca nhiễm tại đây sẽ tăng đột biến trong khoảng hai tuần, thời gian ủ bệnh trung bình trước khi biểu hiện triệu chứng đầu tiên. Trong khi đó, Keisha Lance Bottoms, Thị trưởng thành phố Atlanta, khuyến nghị người biểu tình đi xét nghiệm Covid-19 ngay trong tuần.

Những cuộc biểu tình nổ ra sau khi cảnh sát Minneapolis ghì gáy George Floyd, một người Mỹ gốc Phi, anh này sau đó đã chết tại bệnh viện.

* Còn tại Nga, sau khi cấp phép thuốc kháng virus SARS-CoV-2, có tên gọi Avifavir, do Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) và Trung tâm Công nghệ cao ChemRar hợp tác sản xuất, nhà chức trách Nga cho biết, sẽ bắt đầu phân phối loại thuốc này để điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 từ tuần tới.

Theo giới chức RDIF, các bệnh viện Nga có thể bắt đầu phân phát thuốc Avifavir cho bệnh nhân từ 11/6. Lượng thuốc được sản xuất đủ để điều trị khoảng 60.000 bệnh nhân mỗi tháng.

Trước đó, ngày 31/5, Bộ Y tế Nga đã cấp phép lưu hành thuốc kháng virus SARS-CoV-2, được đăng ký dưới tên thương mại Avifavir. Đây là loại thuốc đầu tiên điều trị Covid-19 được cơ quan y tế Nga cấp phép sau khi trải qua các cuộc thử nghiệm.

Người đứng đầu RDIF Kirill Dmitriev cho biết, các cuộc thử nghiệm được tiến hành trên 330 bệnh nhân. Kết quả cho thấy thuốc phát huy tác dụng và điều trị thành công hầu hết các ca mắc Covid-19 trong vòng 4 ngày. Theo ông, không chỉ là loại thuốc chống virus SARS-CoV-2 đầu tiên được đăng ký ở Nga, mà có thể còn là loại thuốc chống Covid-19 hứa hẹn nhất thế giới.

Ông Dmitriev tin tưởng loại thuốc này có thể làm giảm áp lực của hệ thống y tế, khi có ít bệnh nhân rơi vào tình trạng nặng, trong khi 90% số bệnh nhân có thể loại bỏ virus trong vòng 10 ngày. Bên cạnh đó, loại thuốc này có thể giúp Nga khôi phục hoàn toàn hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, người đứng đầu RDIF cũng cho rằng, người dân Nga vẫn cần tuân thủ giãn cách xã hội và Nga vẫn cần vaccine phòng bệnh.

Ngày 1/6, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 của LB Nga cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 9.035 trường hợp mắc Covid-19 tại 84 chủ thể liên bang. Như vậy, tính đến nay, Nga ghi nhận tổng cộng 414.878 người mắc Covid-19, trong đó có 175.877 người đã bình phục và 4.855 trường hợp tử vong.

Thủ đô Moscow vẫn là địa phương ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 mới nhất, với 2.297 trường hợp, đưa tổng số người nhiễm virus SARS-CoV-2 tại đây lên 183.088 người. Hiện đã có 82.239 trường hợp đã khỏi bệnh và 2.553 người tử vong.

Theo kế hoạch, trong ngày 1/6, các trung tâm thương mại và công viên sẽ được mở cửa trở lại tại Thủ đô Moscow sau khi Tổng thống Vladimir Putin thông báo nước Nga đã qua đỉnh dịch Covid-19.

Tin liên quan
cap nhat 19h ngay 16 my chi con cach keu goi nguoi bieu tinh deo khau trang nga phan phoi thuoc co the dieu tri covid 19 trong 4 ngay Thị trường dầu mỏ hồi phục nhanh hơn dự kiến, nửa mừng nửa lo

* Cũng ngày, Bộ Y tế Belarus cho biết nước này đã ghi nhận thêm 894 ca mắc Covid-19. Tính đến nay, Belarus đã ghi nhận tổng cộng 41.658 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó có 17.964 bệnh nhân đã bình phục và 229 người tử vong.

Belarus là một trong 5 nước châu Âu ghi nhận tổng số ca mắc Covid-19 nhiều nhất trong vòng 14 ngày qua đồng thời là một trong 10 nước có tỷ lệ số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trên một triệu dân lớn nhất.

* Trong khi đó, Hội đồng An ninh quốc gia và quốc phòng Ukraine thông báo nước này ghi nhận thêm 468 trường hợp mắc Covid-19, đưa tổng số người mắc bệnh ở nước này lên 23.672 trường hợp. Hiện đã có 798 người tử vong do mắc Covid-19 tại Ukraine.

* Ngày 1/6, với dân số 83 triệu người, Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi nhận hơn 4.500 ca tử vong do COovid-19 trong số 163.900 bệnh nhân.

* Trong khi đó, Phần Lan ghi nhận 6.776 ca nhiễm Covid-19 và 314 ca tử vong trong tổng dân số 5,5 triệu người.

* Na Uy xác nhận 8.411 ca nhiễm Covid-19 và 236 ca tử vong. Nước này đã áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh từ ngày 12/3 và đã từng bước nới lỏng từ ngày 20/4.

* Ngày 1/6, Iran thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 2.979 ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2. Đây là mức tăng số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất trong hai tháng qua tại nước Hồi giáo này. Iran là một trong những nước ở Trung Đông chịu tác động nghiêm trọng nhất của dịch Covid-19.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Iran ghi nhận tổng cộng 154.445 ca mắc Covid-19, trong đó có 7.878 ca tử vong sau khi có thêm 81 ca tử vong trong 24 giờ qua. Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, Bộ trưởng Y tế Iran Saeed Namaki cảnh báo nước này có thể đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới nghiêm trọng hơn nếu người dân không tuân thủ các hướng dẫn và các quy định về giãn cách xã hội.

Phát biểu tại cuộc họp báo được phát trên truyền hình, Bộ trưởng Namaki nêu rõ: "Dịch bệnh chưa kết thúc và có thể tái bùng phát bất kỳ lúc nào với mức độ nghiêm trọng hơn trước". Ông nhấn mạnh nếu người dân không tuân thủ các hướng dẫn y tế thì nước này có nguy cơ phải đón nhận tình huống tồi tệ nhất, đồng thời khẳng định Iran vẫn còn phải trải qua một chặng đường dài trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19.

* Bộ Y tế Ấn Độ ngày 1/6 thông báo trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 8.392 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Đây là ngày có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất từ trước tới nay.

Tính tới nay, quốc gia Nam Á này ghi nhận tổng cộng 190.535 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 5.394 người tử vong và 91.819 người khỏi bệnh. Như vậy, Ấn Độ đã vượt Pháp, trở thành nước có số ca nhiễm bệnh nhiều thứ 7 trên thế giới.

Mặc dù số ca mắc Covid-19 tại Ấn Độ khá cao, song số ca tử vong so với những nước có số ca mắc Covid-19 tương tự lại khá thấp. Chính phủ Ấn Độ cho rằng, điều này là nhờ các biện pháp phong tỏa giúp kiềm chế số ca mắc theo cấp số nhân và các bệnh viện vẫn còn đủ chỗ để chữa trị. Tuy nhiên, hiện vẫn còn lo ngại nếu số ca mắc Covid-19 tiếp tục tăng, đặc biệt là tại Delhi và Mumbai, hệ thống y tế sẽ trở nên quá tải.

Từ cuối tháng 3, Ấn Độ đã áp đặt lệnh phong tỏa sâu rộng và chưa từng có tiền lệ trên quy mô toàn quốc để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Sau 2 tháng phong tỏa khiến hàng triệu rơi vào cảnh thất nghiệp, nước này đã bắt đầu nới lỏng một số hạn chế từ ngày 1/6. Tuy nhiên, ngay trước thời điểm Ấn Độ kết thúc giai đoạn phong tỏa toàn quốc, nhiều bang của nước này đã gia hạn lệnh phong tỏa khi số ca mắc Covid-19 tăng nhanh trở lại.

* Theo Bộ Y tế Philippines, trong ngày 1/6, nước này đã ghi nhận thêm 3 ca tử vong và 552 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 18.638 ca và 960 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi là 3.979 người. Philippines hiện có số ca nhiễm cao thứ ba và số ca tử vong do Covid-19 cao thứ hai tại khu vực Đông Nam Á.

* Tại Indonesia, Bộ Y tế nước này cho biết đã ghi nhận thêm 467 ca nhiễm mới và 28 ca tử vong trong ngày 1/6, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 tại nước này lên lần lượt là 26.940 ca và 1.641 ca. Tính đến nay, số bệnh nhân phục hồi tại Indonesia là 7.637 người.

* Ngày 1/6, Celltrion, một công ty sinh học của Hàn Quốc tham gia dự án phát triển thuốc điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tuyên bố đã đạt được những kết quả khả quan khi thử thuốc trên động vật là chồn sương.

Theo Celltrion, các triệu chứng như ho đã không còn kể từ ngày thứ năm dùng thuốc, lượng virus SARS-CoV-2 đã giảm tới 100 lần khi sử dụng thuốc nồng độ cao và tình trạng viêm phổi được cải thiện rất nhiều. Công ty này sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả và độc tính của thuốc trên chuột đồng và khỉ trước khi bắt đầu thử thuốc ở người vào tháng 7 tới. Viện Y tế Quốc gia Hàn Quốc, một cơ quan nghiên cứu nhà nước, đã chọn Celltrion làm đối tác hợp tác để phát triển vaccine và thuốc điều trị Covid-19.

cap nhat 19h ngay 16 my chi con cach keu goi nguoi bieu tinh deo khau trang nga phan phoi thuoc co the dieu tri covid 19 trong 4 ngay Đại sứ Hoa Kỳ: Cả thế giới đang biết đến Việt Nam là nơi rất tuyệt vời

TGVN. “Báo chí quốc tế cũng như Hoa Kỳ nhìn nhận Việt Nam là một trong những nước thành công nhất trong chống dịch Covid-19”, Đại ...

cap nhat 19h ngay 16 my chi con cach keu goi nguoi bieu tinh deo khau trang nga phan phoi thuoc co the dieu tri covid 19 trong 4 ngay Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến, kinh tế Nhật Bản làm thế nào để thoát khỏi 'vũng lầy' suy thoái?

TGVN. Nhật Bản cần phải tạo ra những “cú huých” đủ mạnh để đưa nền kinh tế thoát khỏi “vũng lầy” suy thoái.

cap nhat 19h ngay 16 my chi con cach keu goi nguoi bieu tinh deo khau trang nga phan phoi thuoc co the dieu tri covid 19 trong 4 ngay Kinh tế hậu Covid-19: Đón đại bàng hay chim sẻ?

TGVN. Đi nhanh, chủ động mới đón được "đại bàng", đi chậm chỉ đón được "chim sẻ". Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia ...

(theo NY Times, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Diễn viên Quỳnh Nga mặc gợi cảm

Diễn viên Quỳnh Nga mặc gợi cảm

Với vóc dáng thanh mảnh, nữ diễn viên Quỳnh Nga hầu như có thể 'cân' mọi thiết kế mà không để lộ bất kỳ khuyết điểm nào.
Ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025

Ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025

Thủ tướng chủ trì Hội nghị với các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm ...
Dự báo thời tiết hôm nay (21/12): Bắc Bộ trời rét, sáng sớm có nơi sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng; Tây Nguyên nhiệt độ thấp nhất 14-17 độ C

Dự báo thời tiết hôm nay (21/12): Bắc Bộ trời rét, sáng sớm có nơi sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng; Tây Nguyên nhiệt độ thấp nhất 14-17 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực hôm nay (21/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Giá tiêu hôm nay 21/12/2024: Thị trường biến động không đồng nhất, dự báo xu hướng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 21/12/2024: Thị trường biến động không đồng nhất, dự báo xu hướng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 21/12/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 21/12/2024, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 21/12/2024, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 21/12. Lịch âm 21/12/2024? Âm lịch hôm nay 21/12. Lịch vạn niên 21/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Phiên bản di động