Cập nhật 19h ngày 16/3: Châu Phi hết thời 'miễn dịch' Covid-19, thị trường chứng khoán 'bốc hơi' đậm

TGVN. Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã xuất hiện và lây lan ở khoảng 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, với tổng số ca nhiễm lên tới hơn 173.000 người và hơn 6.660 người tử vong.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cap nhat 19h ngay 163 chau phi het thoi mien dich covid 19 thi truong chung khoan boc hoi dam Cập nhật 14h ngày 16/3: Australia phạt nặng người không tự cách ly, diễn biến Covid-19 tại Pháp 'xấu đi rất nhanh'
cap nhat 19h ngay 163 chau phi het thoi mien dich covid 19 thi truong chung khoan boc hoi dam Cập nhật 7h ngày 16/3: Số ca nhiễm tại châu Âu tăng nhanh, thêm nhiều nước đóng cửa biên giới, áp dụng biện pháp cứng rắn
cap nhat 19h ngay 163 chau phi het thoi mien dich covid 19 thi truong chung khoan boc hoi dam
Đến nay, Covid-19 đã xuất hiện ở 27 quốc gia châu Phi. (Nguồn: AP)

Châu Phi không còn may mắn, Vùng Vịnh đón tin xấu

Châu Phi cho đến gần đây được coi là may mắn đứng ngoài những gì tệ hại nhất bởi đại dịch Coronavirus. Tuy nhiên, theo thống kê của hãng tin Reuters và các nguồn khác trong những ngày qua, hiện châu Phi đã có 27 quốc gia có người nhiễm Covid-19, chiếm ½ số lượng quốc gia của châu lục.

Quốc gia mới nhất gia nhập vào danh sách nhiễm Covid-19 ở châu Phi là Liberia khi ngày 16/3 công bố trường hợp đầu tiên nhiễm virus SARS-CoV-2. Thông báo của Bộ Thông tin Liberia cho biết, bệnh nhân trên là người đứng đầu cơ quan môi trường ở Liberia và gần đây trở về từ Thụy Sỹ.

Các chuyên gia y tế dự đoán sự may mắn của châu Phi không tồn tại lâu, do bản chất lây lan cao của loại virus này. Ngoài ra còn một số lý do khác. Đó là sự giao lưu phong phú, đa dạng với các vùng miền khác của thế giới, sự cắt giảm đáng kể trong viện trợ của Mỹ nhằm cải thiện hệ thống y tế của khu vực châu Phi sẽ làm cho một số quốc gia “lục địa đen” chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự bùng phát tệ hại của loại bệnh này và sẽ làm nặng nề thêm hệ thống y tế còn đang chống chọi với các bệnh dịch thường xuyên như bệnh sởi, viêm gan, sốt rét và HIV.

cap nhat 19h ngay 163 chau phi het thoi mien dich covid 19 thi truong chung khoan boc hoi dam Tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh hay virus corona đã ‘bỏ qua’ châu Phi

Trong khi đó, tại Bahrain, Bộ Y tế ngày 16/3 thông báo ca tử vong đầu tiên do mắc bệnh Covid-19. Theo bộ trên, bệnh nhân là một phụ nữ người Bahrain, 65 tuổi, đã có bệnh lý sẵn. Đây cũng là trường hợp tử vong đầu tiên được ghi nhận tại các nước Vùng Vịnh.

Thống kê cho thấy số ca mắc Covid-19 tại 6 nước thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) gồm Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Kuwait, Bahrain, Qatar và Oman, đã lên tới gần 1.000, hầu hết là những người trở về từ Iran. Do lo ngại dịch Covid-19 lây lan, các nước trên đã áp dụng nhiều biện pháp, trong đó có đóng cửa các rạp chiếu phim và trung tâm giải trí.

Iran - quốc gia có bờ biển bên Vùng Vịnh nhưng không phải thành viên GCC đã để cho đại dịch Covid-19 lan tràn ngoài tầm kiểm soát, trở thành ổ dịch lớn thứ hai bên ngoài Trung Quốc (sau Italy). Thậm chí, tờ The Economist đánh giá Iran là một “Nhà nước bệnh tật” khi mà không có nước nào mà virus corona tấn công vào các nhà lãnh đạo dữ dội như Iran. Hai Phó Tổng thống, nhiều Bộ trưởng và 24 nghị sỹ (chiếm 1/10 Quốc hội) đã nhiễm bệnh.

Đến ngày 16/3, Iran ghi nhận 14.991 ca nhiễm, trong đó 853 người tử vong. Riêng trong 24 giờ qua, theo quan chức Bộ Y tế Iran Alireza Vahabzade, "chúng tôi đã ghi nhận thêm 1.053 người nhiễm virus và 129 người tử vong". Iran vốn đã bị cô lập vì cấm vận của Mỹ, nay lại càng khốn khó hơn, với GDP ước tính sẽ mất đến 25-30%.

Thị trường chứng khoán “ngộp thở”

cap nhat 19h ngay 163 chau phi het thoi mien dich covid 19 thi truong chung khoan boc hoi dam
Các chỉ số chứng khoán chủ chốt trên các sàn chứng khoán châu Âu đồng loạt sụt giảm mạnh trong ngày 16/3. (Nguồn: Reuters)

Tình trạng lây lan nhanh của virus SARS-CoV-2 đã tác động mạnh tới chứng khoán châu Âu. Mở cửa phiên giao dịch ngày 16/3, các chỉ số chứng khoán chủ chốt trên các sàn chứng khoán châu Âu đã đồng loạt sụt giảm mạnh, trong đó chỉ số DAX trên sàn giao dịch Frankfurt ở Đức đã giảm trên 5%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2016.

Bất chấp biện pháp khẩn cấp ở Mỹ như việc Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất về gần mức 0%, chỉ số chứng khoán DAX của Đức đã giảm xuống dưới 9.000 điểm, còn 8.715 điểm, giảm 1% so với chốt phiên cuối tuần trước. Chỉ khoảng nửa giờ sau khi mở phiên giao dịch, DAX còn mất giá tơi 7,64% khi giảm xuống 8.525 điểm. Chỉ số MDAX cũng giảm 4,6% xuống 19.318,33 điểm và là lần đầu tiên kể từ mùa Hè năm 2016, chỉ số này giảm xuống dưới ngưỡng 20.000 điểm. Trong khi đó, chỉ số EuroStoxx 50 cũng giảm 4,7%, xuống 2.465,56 điểm.

Tại thị trường chứng khoán Paris, chỉ số CAC của 40 doanh nghiệp hàng đầu nước này cũng mất 5,9% giá trị, trong khi chỉ số chứng khoán chủ chốt ở thị trường London (Anh) cũng giảm 5,3%, tại Milan (Italy) giảm 5,4% và Madrid (Tây Ban Nha) mất gần 7%.

Về hậu quả của đại dịch Covid-19 trên lĩnh vực kinh tế, tờ L’Express (Pháp) nêu câu hỏi “Suy thoái: Phải chăng còn tệ hại hơn năm 2008?”. Chuyên gia thống kê Nassim Nicholas Taleb nổi tiếng với cuốn Thiên nga đen khẳng định điều này là chắc chắn, vì đã mất đi công cụ điều chỉnh, với chính sách lãi suất hầu như bằng 0. Lý do là con virus từ bên ngoài vừa tấn công vào tiêu thụ, vừa làm đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là công nghệ và dược phẩm. Ngoài ra, Trung Quốc vốn đóng vai trò giảm sốc năm 2008, giờ đây đang trong tâm bão và hơn nữa, thế giới ngày nay dễ tổn thương hơn so với 12 năm trước.

Ngày 16/3, thị trường chứng khoán Ấn Độ tiếp tục chứng kiến xu hướng sụt giảm trong phiên giao dịch đầu tuần khi cả hai chỉ số chính là S & P BSE Sensex giảm hơn 1.800 điểm trong phiên mở cửa trong khi NSE Nifty 50 xuống dưới mốc 10.000, giảm 500 điểm. Không mã nào trong số 30 cổ phiếu cấu thành S & P BSE Sensex được giao dịch trong sắc xanh. Các nhà đầu tư đã mất khoảng 87 tỷ USD riêng trong phiên giao dịch sáng cùng ngày. Tính từ đầu tháng 3 đến nay, thị trường chứng khoán Ấn Độ đã "bốc hơi" hơn 220 tỷ USD.

Thị trường tài chính Hàn Quốc vẫn chưa có dấu hiệu ổn định trở lại do tâm lý lo ngại dịch Covid-19 kéo dài. Chỉ số chứng khoán tổng hợp Hàn Quốc (KOSPI) khép lại phiên giao dịch ngày 16/3 ở mức 1.714,86 điểm, giảm 56,58 điểm (tương đương 3,19%). Chỉ số này mở đầu phiên với 1.805,43 điểm, giảm 33,99 điểm (1,92%) so với phiên trước, sau đó tiếp tục lao dốc tới cuối phiên.

Khoa học - giả thuyết và nhận định

Tác động của thời tiết tới tốc độ lây lan virus SARS-CoV-2 tới nay vẫn chưa rõ rệt. Đây là thông tin mới nhất được bà Tào Vĩ, Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Đại học Y Hiệp hòa Bắc Kinh (Trung Quốc) đưa ra trong cuộc họp báo ngày 16/3.

Đánh giá trên khiến những hy vọng rằng virus SARS-CoV-2 sẽ "yếu đi" vào mùa Hè khi thời tiết nóng trở nên mong manh. Hồi tuần trước, các nhà khoa học của Đại học Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc đã phát hiện ra rằng tốc độ lan truyền của SARS-CoV-2 phụ thuộc vào mùa và nhiệt độ. Cụ thể, kết quả nghiên cứu đăng trên báo South China Morning Post số ra ngày 12/3 cho biết sau một loạt thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng virus SARS-CoV-2 rất nhạy cảm với nhiệt độ cao.

Các nhà khoa học ước tính rằng nhiệt độ lý tưởng để SARS-CoV-2 sinh sản và lây lan là 8,72 độ C. Thời tiết nóng và ẩm có thể làm virus suy yếu, song nếu không có vaccine thì bệnh dịch khó có thể biến mất - dịch vẫn phát tác dù không bùng phát nghiêm trọng như trong mùa Đông.

Về triển vọng chữa trị Covid-19, trong Chương trình BBC Radio 4’s Today Programme, Cố vấn trưởng về khoa học của chính phủ Anh, chuyên gia Patrick Vallance, nói rằng “miễn dịch cộng đồng” sẽ được tạo ra khi có khoảng 60% dân số Anh (tức 39 triệu người) nhiễm Covid-19. Theo trang The Independent, ông Patrick Vallance nói rằng Covid-19 có khả năng trở thành một “virus thường niên” và chiến lược tương ứng là hạn chế tác động chứ không ngăn chặn virus hoàn toàn.

Giới khoa học Anh đã phản bác ý tưởng “miễn dịch cộng đồng”, thúc giục chính phủ áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn để ngăn chặn dịch Covid-19, thay vì chiến lược miễn dịch cộng đồng. Trong một lá thư ngỏ, nhóm 229 nhà khoa học từ các trường đại học của Anh nói rằng cách tiếp cận “miễn dịch cộng đồng” hiện nay sẽ khiến dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) bị gia tăng căng thẳng và “rủi ro nhiều sinh mạng hơn mức cần thiết”.

Tuy nhiên, Bộ Y tế Anh nói rằng bình luận của ông Patrick đã bị hiểu sai. Bộ trưởng Y tế Matt Hancock tuyên bố không dùng chiến lược “miễn dịch cộng đồng” để chống Covid-19. Một trong những chiến lược mà Anh chuẩn bị làm là sẽ cách ly người cao tuổi trong nhiều tuần và cưỡng chế cách ly với người bị nhiễm Covid-19. Những người trên 70 tuổi sẽ tự cách ly tối đa 4 tháng nhằm loại bỏ rủi ro bị mắc và lây nhiễm Covid-19.

cap nhat 19h ngay 163 chau phi het thoi mien dich covid 19 thi truong chung khoan boc hoi dam Covid-19: Mỹ chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa virus SARS-CoV-2
cap nhat 19h ngay 163 chau phi het thoi mien dich covid 19 thi truong chung khoan boc hoi dam Ấn Độ cùng các nước Nam Á 'xắn tay' tìm kiếm chiến lược chung đối phó với dịch Covid-19
cap nhat 19h ngay 163 chau phi het thoi mien dich covid 19 thi truong chung khoan boc hoi dam Chuyên gia: Chống Covid-19, 'tạo miễn dịch cộng đồng' chỉ là lý thuyết
Mai Khanh (tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động