TIN LIÊN QUAN | |
Hà Nội là thế! | |
Chelsea được chào đón nồng nhiệt trong ngày trở về |
Sinh sống ở Mỹ đã lâu nhưng tình cảm của Giáo sư vẫn hướng về quê hương và nguồn cội. Đây có phải là lý do khiến bà chọn lĩnh vực nghiên cứu về Việt Nam?
Tôi đến Mỹ khi chưa được 5 tuổi. Có thể nói, tôi đã xa và “bị bỏ lỡ” Việt Nam kể từ đó. Tuy nhiên, tôi luôn cảm thấy tò mò về cách thức người Việt thích nghi với ngôi nhà mới ở Mỹ và sự tò mò này theo tôi tới lúc trưởng thành. Vì vậy, khi có dịp trở lại Việt Nam trong độ tuổi 20 để học tập và nghiên cứu, tôi đã có cơ hội để trả lời cho câu hỏi này.
Được biết, Giáo sư từng dẫn chương trình “Ngày trở về” của VTV vào dịp Tết 2015. Bà có thể chia sẻ gì về hành trình trở về với quê hương của chính mình?
Sinh ra tại Nha Trang và được ông bà nội nuôi dưỡng ở Sài Gòn, tuổi thơ của tôi được lấp đầy với các cuộc sum họp ấm áp tình cảm của gia đình. Khi đến Mỹ, tôi mong mỏi được sống cùng ông bà với khung cảnh, âm thanh, hương vị và “mùi vị” của gia đình. Khi ấy, tôi có một mong muốn mạnh mẽ duy trì kết nối với Việt Nam cùng niềm đam mê học về quan hệ quốc tế và sau đó là nghiên cứu khu vực (đặc biệt là Việt Nam) bắt đầu vào những năm đại học.
Giáo sư Kiều Linh Valverde cùng gia đình tại Mỹ. |
Tôi trở lại Việt Nam năm 1993 để thực hiện chuyến nghiên cứu đầu tiên. Tôi khá dễ dàng thích nghi với điều kiện sống ở Hà Nội khi ở chung với một gia đình người Việt trong gần một năm để nghiên cứu và học lại tiếng Việt. Có thể nói, đây là sự đặc cách của Chính phủ vì hầu hết các nhà nghiên cứu nước ngoài vào thời điểm đó đều ở khu vực ký túc xá tại trường Đại học Bách khoa.
Nhìn lại khoảng thời gian đó, khi buộc phải thích nghi với cuộc sống và khí hậu Việt Nam, tôi đã nhanh chóng “chuộc lại” tiếng Việt và mong muốn xây dựng tình bạn lâu dài với người dân Hà Nội. Tôi tiếp tục làm việc này trong thời gian ở Tp. Hồ Chí Minh. Nhờ đó, tôi đã duy trì được sự kết nối với người dân và biết thêm nhiều điều về đất nước của chúng ta.
Giáo sư có thể giới thiệu về cuốn sách “Transnationalizing Vietnam” của mình?
Transnationalizing Vietnam (tạm dịch Chuyển đổi Việt Nam xuyên quốc gia) cung cấp một cái nhìn sâu sắc về các kết nối năng động và lâu dài giữa Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Mỹ. Cuốn sách được ra đời sau gần 20 năm nghiên cứu tại nhiều nơi và phỏng vấn 250 người.
Giáo sư Kiều Linh Valverde có mẹ Việt lai Tây Ban Nha và Pháp, cha là người Việt lai Anh. Tại trường Đại học California Davis, bà giảng dạy và nghiên cứu: Lịch sử và lịch sử hiện đại của Đông Nam Á; Phụ nữ Việt Nam và hải ngoại; Cộng đồng Á châu ở hải ngoại; Thời trang Á châu và lịch sử người lai… |
Nghiên cứu này cũng phản ánh cuộc hành trình của tôi - một người Mỹ gốc Việt tham gia vào cuộc di tản lịch sử năm 1975 của người Việt sang Mỹ và cuối cùng đã kết nối lại với quê hương của mình. Lớn lên trong thời Chiến tranh Lạnh và hiện đang sống trong thời đại toàn cầu hóa, tôi được chứng kiến những chuyển đổi đáng kinh ngạc trên toàn thế giới và tác động của nó tới cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Thế giới quan của tôi được định hình bởi những kinh nghiệm quốc tế như đi du lịch qua châu Âu, châu Á, châu Phi và sinh sống tại các khu vực như Yemen.
Việc là một người Mỹ lai gốc châu Á đã giúp tôi có được cái nhìn sâu sắc đối với các mối quan hệ xã hội phức tạp. Những trải nghiệm cá nhân này đã “tay trong tay” với tôi trong quá trình theo đuổi con đường học thuật của mình, bắt đầu vào cuối những năm 1980, khi còn là sinh viên đại học tại Thư khố Đông Dương ở Đại học California, Berkeley. Cũng tại đây, tôi đã có dịp trao đổi với nhiều bạn bè từ Việt Nam, các học giả độc lập từ Pháp và các nhà làm phim từ Hollywood.
Vậy thông điệp mà bà muốn truyền tải qua cuốn sách này là gì?
Khi đó giới học thuật và truyền thông tiếp tục khơi dậy các câu chuyện nói rằng người Mỹ gốc Việt đã không có đủ nguồn lực để duy trì việc kết nối xuyên quốc gia với Việt Nam và rằng dân số người Việt ở nước ngoài không thể tạo ra một tác động đáng kể đến sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, thông qua công việc của mình, tôi đã có hiểu biết sâu sắc về sự kết nối xuyên quốc gia liên tục và thậm chí đang nở rộ giữa các cá nhân, gia đình và chính phủ.
Nói tóm lại, cuốn sách là đại diện cho cuộc hành trình cá nhân và học thuật của tôi. Bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót là trách nhiệm của tôi. Hy vọng rằng tác phẩm của tôi sẽ giúp những người khác hiểu thêm lĩnh vực này, đặc biệt, trong việc so sánh các kết nối xuyên quốc gia của người Việt hải ngoại trên toàn cầu. Ví dụ, kinh nghiệm của người Việt ở hải ngoại tại những nước như Australia, Nga, Pháp, Đức và Campuchia,… đều có điểm trùng hợp và khác biệt với cộng đồng hải ngoại ở Mỹ.
Bên cạnh việc giảng dạy và nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, Giáo sư còn say mê công việc quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc?
Từ đầu thiên niên kỷ mới, tôi trở về Việt Nam khoảng hai năm một lần để thực hiện nghiên cứu và các dự án khác như chuẩn bị cho cuộc Triển lãm áo dài Việt Nam có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Bảo tàng Quilts & Textiles ở thành phố San Jose năm 2006. Tôi cũng tiếp tục hỗ trợ những người khác ở Mỹ tìm cách bảo tồn và phát huy văn hóa Việt, như Liên hoan Áo dài diễn ra hai năm một lần tại San Jose. Có quá nhiều điều tuyệt vời về văn hóa Việt và tôi sẽ dành cả đời mình để quảng bá, từ ngôn ngữ đến gu thời trang.
Giáo sư còn ấp ủ những dự án gì cho quê hương?
Tôi luôn trăn trở làm thế nào để thúc đẩy Việt Nam và giúp mang lại cho đất nước vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. Tôi muốn để lại một di sản để các thế hệ tiếp theo thêm yêu Việt Nam và giúp đất nước nhiều hơn. Điều này đôi khi khiến tôi làm việc quá sức và quên đi những niềm vui cá nhân khác.
Tôi đang triển khai một nghiên cứu mới về Việt Nam, đặc biệt là nhìn vào tương lai của Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Làm thế nào để Việt Nam duy trì tăng trưởng trong khi vẫn chăm sóc tốt cho người dân cũng như bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của mình? Đây sẽ là câu hỏi mà chúng tôi cần khám phá cùng các học giả Việt Nam và nước ngoài tại Trung tâm Nghiên cứu mới về Việt Nam, sẽ sớm được thành lập tại Đại học California Davis.
Giáo sư suy nghĩ thế nào về vấn đề thu hút và sử dụng nguồn lực trí thức kiều bào vào phát triển đất nước?
Theo tôi, một số tài nguyên lớn của Việt Nam đang nằm bên ngoài đất nước. Đối với người Việt ở nước ngoài, điều quan trọng là học hỏi và duy trì văn hóa Việt. Việt Nam nên đầu tư nhiều hơn vào các khóa học tiếng Việt tại các trường đại học và cộng đồng hải ngoại. Đồng thời đầu tư hỗ trợ ngôn ngữ tốt trong các trường đại học ở Việt Nam để trao đổi và học tập các chương trình nước ngoài.
Đối với các du học sinh, Việt Nam cần khuyến khích và cho họ cơ hội quay trở lại, sống và làm việc tại Việt Nam bằng cách đầu tư nhiều hơn ở tất cả các lĩnh vực để giúp họ có thể làm việc trong môi trường quốc tế. Việt Nam cần cởi mở chính mình để họ vui vẻ và sẵn lòng đóng góp xây dựng đất nước, bất kể ở nơi nào trên thế giới.
Bà có thể tiết lộ một chút về bản thân với độc giả báo?
Tôi thích cùng gia đình làm những điều khiến tôi nhớ về thời thơ ấu của mình như làm và thả diều. Điều này nhắc tôi nhớ đến những cánh diều bay dọc bãi biển Nha Trang khi còn nhỏ. Tôi cũng thích nhảy, đặc biệt là điệu cha cha cha và salsa. Tôi tham gia nhiều lớp học khiêu vũ và hy vọng sẽ đi đến Cuba để học nhảy thêm nữa. Tôi nghĩ cuộc sống đáng được hưởng thụ, chúng ta nên nhớ rằng sức khỏe là vàng và gia đình là trên hết!
Xin cảm ơn Giáo sư!
Gắn kết tuổi trẻ kiều bào với quê hương 160 đại biểu thanh thiếu niên kiều bào đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ đã trở về quê hương, cùng tham gia ... |
Đoàn kiều bào ưu tú về thăm quê Bác Ngày 24/4, trong chuyến trở về quê hương dự Giỗ Tổ Hùng Vương 2015, Đoàn kiều bào Việt Nam từ nhiều nước trên thế giới ... |
Ước nguyện làm từ thiện suốt đời Trở về quê hương sau hơn 30 năm, ông Hoàng Kiều - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty RAAS (Rare Antibody Antigen Supply ... |