Cập nhật 7h ngày 10/7: Trung Quốc bác cáo buộc của Mỹ về Covid-19, Tổng thống Bolivia dương tính với virus SARS-CoV-2, cảnh báo về làn sóng dịch mới

Tấn Thông
TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, tính tới 6h ngày 10/7, thế giới có 12.376.423 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó có 556.473 trường hợp tử vong và 7.181.093 bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Cập nhật 7h ngày 8/7: Không thể có miễn dịch cộng đồng, số ca Covid-19 mới toàn cầu lại tăng vọt, danh tính tổng thống tiếp theo 'dính bệnh'
Cập nhật 7h ngày 7/7: Số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ vượt 3 triệu, Tổng thống Brazil có triệu chứng mắc bệnh
cap nhat 7h ngay 107
Một nhân viên y tế Bolivia đeo khẩu trang và mặt nạ chống Covid-19 trong khi làm nhiệm vụ. (Nguồn: AP)

Ngày 9/7, Trung Quốc bác bỏ phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng Bắc Kinh đã không nói cho thế giới biết sự thật về dịch Covid-19, đồng thời nhấn mạnh, phát biểu này một lần nữa cho thấy bản chất của ông Pompeo là lừa đảo và dối trá.

Phát biểu họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhấn mạnh: "Nói về sự đáng tin, Mỹ với khẩu hiệu "nước Mỹ trên hết" đã liên tục từ bỏ các cam kết và nghĩa vụ quốc tế của mình, thường xuyên rút khỏi các hiệp ước và ra khỏi các tổ chức quốc tế, bắt đầu trở thành kẻ gây rối lớn nhấn trong những năm gần đây... Về trách nhiệm giải trình, số ca mắc Covid-19 ở Mỹ đã vượt quá 3 triệu ca, với hơn 130.000 ca tử vong, Chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm không thể chối cãi về điều này...".

Tin liên quan
Trung Quốc yêu cầu Mỹ chấm dứt ngay lập tức việc chính trị hóa dịch Covid-19 Trung Quốc yêu cầu Mỹ chấm dứt ngay lập tức việc chính trị hóa dịch Covid-19

Theo người phát ngôn này, Trung Quốc hối thúc Mỹ lắng nghe những ý kiến phải đối mạnh mẽ việc nước này thường xuyên rút khỏi các hiệp ước và tổ chức. Ông còn khẳng định, sau khi bùng phát Covid-19, Trung Quốc đã nhanh chóng thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thời gian hai bên công bố rõ ràng khớp với những thực tế liên quan và có thể được xác minh cho nhau. Việc bóp méo sự thật và đổ lỗi không thể che đậy được những sai lầm của Chính phủ Mỹ trong công tác xử lý đại dịch này.

Trong bối cảnh dịch bệnh nghiêm trọng, ngày 9/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo sẽ thành lập một ủy ban độc lập nhằm đánh giá cách thức xử lý Covid-19 của tổ chức này, cũng như công tác phòng chống dịch của chính phủ các nước.

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với các đại diện của 194 nước và vùng lãnh thổ thành viên, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu Tổng thống Liberia Ell Johnson Sirleaf đã đồng ý đứng đầu ủy ban trên và sẽ lựa chọn các thành viên. Ông Ghebreyesus cũng cho biết ủy ban này sẽ cung cấp một báo cáo sơ bộ cho cuộc họp thường niên của các Bộ trưởng Y tế dự kiến sẽ được triệu tập vào tháng 11 tới.

Ngoài ra, người đứng đầu WHO cũng đề cập tới việc hồi tháng Năm vừa qua, các nước thành viên của WHO đã nhất trí thông qua nghị quyết của Liên minh châu Âu (EU), trong đó kêu gọi đánh giá độc lập về biện pháp ứng phó quốc tế đối với khủng hoảng, bao gồm cả cuộc điều tra về cách thức xử lý của WHO liên quan đến đại dịch Covid-19.

Về tình hình dịch Covid-19 tại các quốc gia, tính tới 6 giờ sáng 10/7 (giờ Việt Nam), với trên 3,2 triệu ca mắc và trên 135.000 ca tử vong, Mỹ là quốc gia chịu tác động mạnh nhất bởi dịch bệnh này.

Số ca mắc Covid-19 đang tăng cao trở lại tại nhiều bang "điểm nóng" ở miền Nam, trong đó có Texas, Florida, Louisiana và Arizona, trong khi giảm mạnh tại những nơi từng là tâm dịch như bang New York và các bang vùng Đông Bắc.

Đặc biệt, thành phố Tulsa thuộc bang Oklahoma, nơi Tổng thống Donald Trump tổ chức cuộc vận động tranh cử đầu tiên kể từ khi nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại, số ca mắc Covid-19 đang gia tăng mỗi ngày.

Trong hai ngày qua, Tulsa ghi nhận gần 500 ca bệnh, nâng tổng số ca bệnh ở thành phố này lên 4.571 ca. Theo giới chức địa phương, khoảng 6.200 người đã tham gia sự kiện vận động tranh cử của Tổng thống Trump và phần lớn đều không đeo khẩu trang.

Độ tuổi mắc Covid-19 ở Mỹ đang có xu hướng trẻ hóa. Số ca nhiễm mới ở Florida có độ tuổi trung bình 35, trong khi 50% số ca nhiễm mới ở thành phố Phoenix thuộc bang Arizona dưới 35 tuổi. Nhiều bang đã buộc phải tạm ngừng các kế hoạch nới lỏng thêm các biện pháp hạn chế, thậm chí phải đóng cửa trở lại để ngăn chặn dịch lây lan.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố có tiến triển trong việc mở cửa trở lại hoạt động đi lại với Liên minh châu Âu (EU), song ông không nêu ra thời gian cụ thể. Về phần mình, EU đã từ chối cho Mỹ vào danh sách các quốc gia an toàn mà công dân được phép tới EU. Ngoại trưởng Pompeo cho biết Mỹ và EU đang thảo luận "các thủ tục và quy tắc" để có thể nối lại hoạt động đi lại giữa hai bên.

Ngoài Mỹ, một số quốc gia ghi nhận ca mắc cao trong 24 giờ qua còn có Brazil (trên 39.000 ca), Ấn Độ (25.803 ca), Nam Phi (13.674 ca), Mexico (gần 7.000 ca) và Nga (6.509 ca).

Về số ca tử vong, Brazil là nước có nhiều người chết nhất trong 24 giờ qua với 1.129 người. Tiếp theo là Mỹ (818 người) và Mexico (782 người).

Châu Mỹ 'nóng ran' vì Covid-19 khi số ca nhiễm tăng chóng mặt

Châu Mỹ 'nóng ran' vì Covid-19 khi số ca nhiễm tăng chóng mặt

TGVN. Số ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona SARS-CoV-2 tại nhiều quốc gia châu Mỹ tăng ...

Ngoài tâm dịch là Brazil, tình hình dịch Covid-19 tại khu vực Mỹ Latinh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ngày 9/7, Tổng thống lâm thời Bolivia Jeanine Añez cho biết bà đã dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Thông báo trên mạng xã hội Twitter, bà Añez khẳng định sức khỏe vẫn bình thường và sẽ vẫn tiếp tục làm việc trong thời gian cách ly. Bà Añez đã tiến hành kiểm tra sức khỏe và làm xét nghiệm sau khi nhiều thành viên trong nội các và các trợ lý thân cận bị mắc Covid-19.

Thông tin về việc nhà lãnh đạo tạm quyền Bolivia mắc Covid-19 được đưa ra chỉ một tuần sau khi Bộ trưởng Y tế nước này María Eidy Roca xác nhận đã dương tính với SARS-CoV-2. Đến nay chính phủ Bolivia đã khẳng định có ít nhất 7 bộ trưởng bị mắc Covid-19 và đang trong quá trình điều trị cách ly.

Tính đến thời điểm hiện tại, Bolivia đã ghi nhận hơn 42.000 ca mắc Covid-19, trong đó có khoảng 1.500 người tử vong. Bô Y tế Bolivia dự báo đỉnh dịch tại nước này có thể đến trong khoảng tháng 8 và 9 tới, trùng thời điểm mà nước này dự kiến sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử.

Ngày 9/7, Chính phủ Peru thông báo Bộ trưởng Sản xuất nước này Rocío Barrios hiện đang tự cách ly do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 sau khi dẫn đầu đoàn công tác phụ trách cung cấp viện trợ nhân đạo cho khu vực Loreto thuộc vùng rừng rậm Amazon, một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 tại quốc gia Nam Mỹ.

Bộ trưởng Barrios, 46 tuổi, là thành viên thứ hai trong nội các của Tổng thống Martín Vizcarra mắc Covid-19. Người đứng đầu ngành Nông nghiệp Peru Jorge Montenegro đã hồi phục sau khi nhiễm bệnh vào đầu tháng 5/2020.

Trước đó, Peru hôm 30/6 đã chính thức kết thúc giai đoạn cách ly bắt buộc trên phạm vi toàn quốc. Theo thông báo của Tổng thống Martin Vizcarra, kể từ ngày 1/7 sẽ chỉ còn 7 trên tổng số 25 vùng của Peru vẫn phải thực hiện lệnh cách ly do nguy cơ lây nhiễm vẫn ở mức cao.

Ông Vizcarra cũng khẳng định chính phủ đã chuẩn bị sẵn mọi phương án để đối phó nếu trong trường hợp Covid-19 bùng phát trở lại, thậm chí là tái ban bố lệnh cách ly bắt buộc khi diễn biến xấu đi.

Peru hiện vẫn là ổ dịch Covid-19 lớn thứ 2 tại Mỹ Latinh, sau Brazil, với hơn 312.900 ca nhiễm bệnh, trong đó có 11.133 trường hợp tử vong.

Ngày 9/7, Chính phủ Colombia thông báo đã tiếp nhận khoản hỗ trợ trị giá 5 triệu USD từ Hàn Quốc nhằm củng cố tăng cường khả năng phòng, chống bệnh Covid-19.

Nguồn vốn trên, được trích Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), sẽ được sử dụng chủ yếu vào tăng cường năng lực của các nhân viên y tế cũng như nâng cao năng lực chẩn đoán cho hệ thống bệnh viện tại thủ đô Bogota. Ngoài ra, khoản hỗ trợ trên sẽ giúp triển khai mô hình xét nghiệm lưu động “Drive và Walk Through”, vốn rất thành công tại Hàn Quốc, và xây dựng một bệnh viện dã chiến tại thành phố này.

Thủ đô Bogota hiện là tâm dịch Covid-19 tại Colombia, với 40.737 ca nhiễm trong số 128.638 trường hợp mắc bệnh được xác nhận tại quốc gia Nam Mỹ này.

Tin liên quan
Số ca mắc mới ở Tokyo tăng cao kỷ lục, làn sóng Covid-19 thứ hai Số ca mắc mới ở Tokyo tăng cao kỷ lục, làn sóng Covid-19 thứ hai 'tiến sát' Nhật Bản

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Thiếu tướng Aviv Kochavi đã được cách ly theo dõi, do nghi mắc Covid-19.

Trong một thông báo ngày 9/7, IDF cho hay ông Kochavi hồi tuần trước đã tiếp xúc với một sỹ quan có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS- CoV-2. Trong vài tuần gần đây, số lượng ca mắc Covid-19 mới tại Israel đã tăng lên nhanh chóng.

Như vây, cả Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng quân đội Israel hiện đều đang phải cách ly. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Benny Gantz, đồng thời là sẽ "Thủ tướng luân phiên" của Israel ngày 8/7 cho biết ông cách ly theo dõi do nghi ngờ mắc căn bênh này.

Theo quân đội Israel, Tướng Kochavi hiện trong tình trạng tốt nhưng sẽ được xét nghiệm và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong quá trình cách ly. Trước đó, ông Kochavi hồi tháng 3 cũng đã từng phải cách ly theo dõi, sau khi tham dự một cuộc họp có người mắc Covid-19 tham dự.

Lần lượt các quốc gia và vùng lãnh thổ chịu tác động mạnh nhất của Covid-19 đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh thứ 2 hoặc thứ 3. Điều này càng chỉ ra rằng rất khó kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh ngay cả khi áp dụng các biện pháp đóng cửa biên giới hoặc cách ly từng phần.

Trong tuần này, thành phố lớn thứ 2 tại Australia là Melbourne đã tái áp dụng tình trạng phong tỏa trong bối cảnh lần đầu tiên trong 100 năm qua chính phủ liên bang phải ngừng các tuyến kết nối giữa bang Victoria và bang New South Wales. Trong khi đó, tại Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), giới chức đang cố kiềm chế làn sóng dịch bệnh thứ 3 sau nhiều tuần không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Cũng giống như Australia và Đặc khu Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc, New Zealand, Singapore và Israel những ngày gần đây đều ghi nhận một làn sóng lây nhiễm mới sau khi tưởng như đã kiểm soát được dịch bệnh. Điều may mắn là tại các vùng chịu ảnh hưởng, nguy cơ lây nhiễm ở mức khá thấp và giới chức y tế đã phản ứng nhanh nhạy hơn để kiểm soát tốc độ lây lan.

Cập nhật 7h ngày 3/7: Kỷ lục hơn 200.000 người bị 'xúc tu' của Covid-19 'sờ gáy', chứng minh cho toàn nhân loại thấy đại dịch còn lâu mới hết

Cập nhật 7h ngày 3/7: Kỷ lục hơn 200.000 người bị 'xúc tu' của Covid-19 'sờ gáy', chứng minh cho toàn nhân loại thấy đại dịch còn lâu mới hết

TGVN. Tính đến 6h ngày 3/7, theo Worldometers, toàn cầu ghi nhận 10.968.271 ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó có ...

Cập nhật 7h ngày 30/6: Tình trạng Covid-19 ở Mỹ chưa bao giờ tồi tệ đến thế, WHO tuyên bố cử chuyên gia đến Trung Quốc điều tra

Cập nhật 7h ngày 30/6: Tình trạng Covid-19 ở Mỹ chưa bao giờ tồi tệ đến thế, WHO tuyên bố cử chuyên gia đến Trung Quốc điều tra

TGVN. Tính đến 6h ngày 30/6, theo Worldometers, thế giới ghi nhận 10.395.643 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó có ...

Cập nhật 7h ngày 28/6: Số ca mắc Covid-19 vượt 10 triệu, hơn nửa triệu người tử vong, Mỹ phá kỷ lục về số ca nhiễm mới

Cập nhật 7h ngày 28/6: Số ca mắc Covid-19 vượt 10 triệu, hơn nửa triệu người tử vong, Mỹ phá kỷ lục về số ca nhiễm mới

TGVN. Tính đến 7h ngày 28/6, theo thống kê của trang worldometers.info, thế giới đã ghi nhận hơn 10 triệu người mắc bệnh viêm đường hô ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động