Cập nhật 7h ngày 12/8: Dư luận quốc tế quanh vaccine Covid-19 Nga, Đức nghi ngờ, Mỹ nói 'đồ tụt hậu', WHO thận trọng, Tổng thống Serbia muốn dùng thử

Thế Việt
TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, tính đến 6h ngày 12/8, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 20.492.335 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 744.0884 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 13.414.017 người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Covid-19 ở Việt Nam sáng 12/8: Thêm 3 ca nhập cảnh từ Nhật Bản, cách ly theo dõi 134.248 trường hợp
Cuộc chiến chống Covid-19 và vũ khí được mong chờ mang tên ‘vaccine’
cap nhat 7h ngay 128 du luan trai chieu quanh vaccine covid 19 nga duc my nghi ngo who than trong tong thong serbia muon dung thu
Vaccine Covid-19 của Nga được cấp phép đăng ký với tên Sputnik-V. (Nguồn: AFP)

Mỹ đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 với 5.303.161 ca nhiễm, trong đó có 167.500 ca tử vong.

Toàn khu vực Bắc Mỹ trong 24 giờ qua ghi nhận 61.029 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số người mắc bệnh lên 6.237.543, trong đó có 237.584 ca tử vong. Trong khi đó, tại Nam Mỹ, 71.929 ca nhiễm mới đã được ghi nhận trong 24 giờ qua, nâng tổng số người mắc bệnh lên 4.870.559, trong đó có 162.934 người thiệt mạng.

Tại châu Âu, trong 24 giờ qua ghi nhận 19.605 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số người mắc bệnh lên 3.084.005, trong đó có 206.717 ca tử vong.

Để phòng dịch, chính phủ một số nước đã ban hành quy định bắt buộc người dân đeo khẩu trang tại một số khu vực công cộng. Cụ thể, từ ngày 10/8, người dân Ireland phải đeo khẩu trang khi đến những cơ sở bán lẻ như cửa hàng và trung tâm thương mại. Trong khi đó, tại Pháp, cũng từ ngày 10/8, khẩu trang trở thành vật dụng bắt buộc tại các khu vực công cộng tập trung đông người ở Thủ đô Paris và 4 tỉnh vệ tinh Hauts-de-Seine, Seine-Saint-Denis, Val-de-Marne và Val d'Oise.

Tại châu Á, trong 24 giờ qua ghi nhận thêm 86.263 người mắc bệnh, nâng tổng số ca nhiễm lên 5.207.128, trong đó có 115.572 ca tử vong, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết ghi nhận thêm 44 ca nhiễm mới tại đại lục, nâng tổng số người mắc bệnh lên 84.712 ca, trong đó có 4.634 ca tử vong. Tổng cộng có 79.284 bệnh nhân đã khỏi bệnh và được xuất viện.

Tại Hàn Quốc, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (KCDC) cho biết, có thêm 34 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, trong đó có 23 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 11 ca nhập cảnh. Tổng số ca mắc Covid-19 tại Hàn Quốc tính đến nay là 14.660 người, trong đó 305 người tử vong. Số bệnh nhân đã khỏi và được xuất viện là 13.729 người.

Tại Campuchia, Bộ Y tế xác nhận thêm 15 ca mắc Covid-19, đưa tổng số ca nhiễm tại nước này lên 266. Hiện đã có 220 ca mắc Covid-19 tại Campuchia khỏi bệnh và nước này không ghi nhận ca nào tử vong. Để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh, Campuchia cũng đã quyết định tạm ngừng các chuyến bay từ Philippines.

Trong khi đó, Singapore thông báo trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 61 ca mắc Covid-19. Đây là ngày có số ca mắc mới Covid-19 thấp nhất trong hơn 4 tháng qua tại quốc gia Đông Nam Á này. Tổng số ca nhiễm và tử vong tại nước này hiện lần lượt là 55.353 ca và 27 ca.

Tại Australia, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhà chức trách Lãnh thổ phía Bắc Australia cho biết vẫn chưa thể mở cửa đón du khách trong 18 tháng tới nhằm bảo vệ người dân bản địa khỏi dịch Covid-19.

Australia hiện ghi nhận gần 22.000 ca mắc Covid-19, trong đó có 332 ca tử vong. Quốc gia này hiện cũng đã đóng cửa các đường biên giới, và chưa xác định được thời gian mở lại.

Ngày 11/8, Nga đã cấp phép đăng ký cho vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên trên thế giới sau chưa đầy 2 tháng thử nghiệm trên người và đặt tên là "Sputnik-V" lấy theo tên vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới được Liên Xô phóng lên quỹ đạo vào năm 1957.

Người đứng đầu Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) Kirill Dmitriev cho biết, vaccine mới do Viện Gamaleya phát triển này đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ nước ngoài với các đơn đăng ký đặt mua tổng cộng hơn 1 tỷ liều từ 20 quốc gia.

Ông cho biết, cùng với các đối tác nước ngoài, Nga đang chuẩn bị sản xuất hơn 500 triệu liều vaccine/năm tại 5 quốc gia, hướng tới việc tăng cường năng lực sản xuất hơn nữa. Cho đến nay, các nước tại Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Á đều tỏ ra rất quan tâm tới vaccine này và RDIF đang hoàn tất một số hợp đồng đặt mua vaccine.

Vaccine của Nga hiện vẫn chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm thứ 3 với sự tham gia của hàng nghìn người để đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả. Ông Dmitriev nhấn mạnh, giai đoạn thử nghiệm này sẽ được tiến hành ở nước ngoài. Nga đã đạt được thỏa thuận tiến hành thử nghiệm vaccine mới với các đối tác tới từ Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Saudi Arabia và một số nước khác.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều từ quốc tế xung quanh vấn đề an toàn của loại vaccine này. Ông Jarbas Barbosa, Trợ lý Giám đốc Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO), thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày 11/8 cho biết, WHO chưa nhận được đầy đủ thông tin về vaccine ngừa Covid-19 của Nga để đánh giá.

Theo quan chức PAHO, tất cả các nhà sản xuất vaccine đều phải tuân theo thủ tục này để đảm bảo vaccine an toàn và có được sự đề xuất sử dụng của WHO.

Trong khi đó, đại diện Bộ Y tế Đức cho rằng, vẫn chưa có dữ liệu về chất lượng, hiệu quả và độ an toàn của vaccine mà Nga điều chế và vừa được đăng ký lưu hành.

Quan chức trên nói: “Việc cấp phép cho vaccine ở châu Âu, cùng với xác nhận chất lượng tân dược, còn cần cung cấp đầy đủ thông tin thu được từ các thử nghiệm lâm sàng để chứng minh tính hiệu quả và vô hại của nó”.

Bộ Y tế Đức nhấn mạnh trước khi sử dụng vaccine, cần chứng minh “sự tích cực của lợi ích trước nguy cơ”. Cơ quan này lưu ý, vaccine của Nga vẫn chưa vượt qua nghiên cứu giai đoạn 3, vì vậy Berlin không đàm phán “cùng phát triển vaccine" với Moscow.

Trong một diễn biến khác, cố vấn Tổng thống Mỹ Donald Trump, bà Kellyanne Conway cho rằng, vaccine ngừa Covid-19 của Nga tụt hậu so với sự phát triển của Mỹ và mới được thử nghiệm cho quá ít người.

Bà Conway nói: “Chúng tôi có 6 loại vaccine tiềm năng đang trong giai đoạn phát triển thứ ba và vaccine ở Nga dường như chưa đạt được điều đó”.

Tuy nhiên, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic khi được hỏi về việc Nga trở thành quốc gia đầu tiên đăng ký vaccine ngừa Covid-19, đã cho biết: "Tôi muốn trở thành người đầu tiên dùng vaccine sau khi các chuyên gia của Serbia đánh giá. Tôi rất vui nếu Nga có thể tạo ra được vaccine ngừa Covid-19 sớm hơn dự kiến. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ kiểm tra về độ an toàn và đáng tin cậy với vaccine mới của Nga. Điều quan trọng là vaccine xuất hiện càng sớm càng tốt vì nó sẽ giúp bảo vệ nền kinh tế của Serbia".

Tại Việt Nam, tính đến nay có tổng cộng 866 ca mắc Covid-19, trong đó 321 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến hiện tại là 405 ca.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, hiện nay, có 61 ca đã có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-2 lần, 399 ca được điều trị khỏi, tuy nhiên, có 16 trường hợp đã tử vong do có các bệnh nền nghiêm trọng và mắc Covid-19.

Tin thế giới ngày 11/8: Nga cấp phép vaccine Covid-19 đầu tiên, EU xem xét lại quan hệ với Belarus, phát hiện khủng khiếp sau vụ nổ ở Beirut

Tin thế giới ngày 11/8: Nga cấp phép vaccine Covid-19 đầu tiên, EU xem xét lại quan hệ với Belarus, phát hiện khủng khiếp sau vụ nổ ở Beirut

TGVN. Vaccine ngừa Covid-19 của Nga, tình hình Belarus, những phát hiện quanh vụ nổ ở Beirut, tranh chấp ở Địa Trung Hải, căng thẳng ...

Bệnh nhân thứ 16 tử vong vì viêm phổi nặng do Covid-19, đái tháo đường type 1, suy kiệt dài ngày, suy tim

Bệnh nhân thứ 16 tử vong vì viêm phổi nặng do Covid-19, đái tháo đường type 1, suy kiệt dài ngày, suy tim

TGVN. Chiều 11/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế ...

Covid-19 ở Việt Nam chiều 11/8: Thêm 16 ca mắc, trong đó Đà Nẵng có 10 ca, tổng cộng 863 bệnh nhân

Covid-19 ở Việt Nam chiều 11/8: Thêm 16 ca mắc, trong đó Đà Nẵng có 10 ca, tổng cộng 863 bệnh nhân

TGVN. Bản tin lúc 18h ngày 11/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Covid-19 cho biết, đã ghi nhận 16 ca mắc mới, ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 20/11: Xung đột Ukraine nóng rẫy với chiêu hiểm từ Nga và Mỹ, ông Trump 'thoát' một lời tuyên án

Tin thế giới 20/11: Xung đột Ukraine nóng rẫy với chiêu hiểm từ Nga và Mỹ, ông Trump 'thoát' một lời tuyên án

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Thượng đỉnh G20: Những đồng thuận thắp lên hy vọng

Thượng đỉnh G20: Những đồng thuận thắp lên hy vọng

Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil đã khép lại ngày 19/11 với những cam kết dù khiêm tốn nhưng dấy lên hy vọng...
Đội tuyển futsal nữ Thái Lan và Việt Nam vào trận chung kết giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển futsal nữ Thái Lan và Việt Nam vào trận chung kết giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Với lợi thế có quãng nghỉ phục hồi thể lực, đội tuyển futsal nữ Thái Lan tỏ ra rất sung sức trong trận đấu với đội tuyển futsal nữ Việt ...
Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân thực hiện tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, tuần tra, quản lý vùng biển, tổ chức huấn luyện, diễn tập đúng kế ...
Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Việc Nga mới đây phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi đã khơi dậy phản ứng khác nhau của các nước.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động