Cập nhật 7h ngày 18/9: Số ca tử vong vì Covid-19 toàn cầu tiến gần mốc 1 triệu; Anh lâm 'hiểm cảnh', phong tỏa 10 triệu dân

Thế Việt
TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, tính đến 6h ngày 18/9, toàn cầu ghi nhận 30.326.815 người nhiễm Covid-19, trong đó có 950.055 ca tử vong và 22.011.992 bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Mỹ vẫn là nước chịu tác động mạnh nhất của dịch Covid-19 với 6.869.347 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 202.123 ca tử vong. Tiếp đó đến Ấn Độ với 5.212.686 ca nhiễm với 84.404 ca tử vong; Brazil là vùng dịch lớn thứ 3 thế giới với 4.457.443 ca nhiễm, trong đó có 135.031 ca tử vong.

0039-cap-nhat-7h-tgvn

* Tại châu Âu, một số nước đã ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao kỷ lục. Cụ thể, Ukraine ghi nhận 3.584 ca, Pháp 10.593 ca, Đức 2.194 ca nhiễm mới (mức cao nhất kể từ tháng 4).

Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu Hans Kluge đã bày tỏ lo ngại về tỷ lệ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 đáng báo động trên toàn "Lục địa Già", đồng thời cảnh báo việc nhiều quốc gia đang rút ngắn thời gian cách ly.

Một số quốc gia tại châu lục này đã áp đặt các biện pháp ngăn chặn mới. Chính phủ Anh sẽ áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau đối với toàn bộ vùng Đông Bắc England có hơn 10 triệu dân. Trước đó, toàn bộ khu vực này cũng đã bị áp lệnh phong tỏa sau khi tỷ lệ lây nhiễm tăng gấp đôi chỉ trong một tuần qua.

Ngoài ra, các bệnh viện của Anh cũng được thông báo phải gấp rút chuẩn bị thêm giường bệnh trong vòng 2 tuần tới để đối phó với làn sóng lây nhiễm lần 2. Trong khi đó, các trung tâm xét nghiệm ở Anh đang trở nên hỗn loạn sau khi người đứng đầu bộ phận xét nghiệm và truy tìm dấu vết của hệ thống y tế NHS, ông Baroness Harding, thừa nhận Anh chỉ có thể tiến hành 230.000 xét nghiệm mỗi ngày, trong khi số người đăng ký xét nghiệm trên mạng lên đến cả triệu người/ngày.

Trước đó, từ hôm 14/9, Chính phủ Anh cũng đã đưa ra quy định cấm các cuộc tiếp xúc quá 6 người trên phạm vi toàn quốc.

Trước tình hình dịch bệnh gia tăng trở lại, các nhà khoa học hàng đầu của Anh đang khuyến nghị chính phủ nên xem xét áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc lần 2, kéo dài 2 tuần trong tháng 10, để ngăn tốc độ lây lan của bệnh, đồng thời tránh đẩy các bệnh viện vào tình trạng quá tải. Tuy nhiên, Chính phủ Anh không muốn phải áp dụng lại lệnh phong tỏa toàn quốc như hồi tháng 3 vừa qua.

Tại Czech, theo cảnh báo của Giám đốc Viện Thông tin và Thống kê sức khỏe quốc gia Ladislav Dušek, dịch Covid-19 ở nước này đang có nguy cơ lây lan theo cấp số nhân. Trong bối cảnh đó, nhiều biện pháp mới nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh đã được đưa ra.

Các quán bar và nhà hàng trên toàn quốc sẽ phải đóng cửa từ nửa đêm đến 6h sáng, học sinh từ lớp 6 trở lên cũng sẽ phải đeo khẩu trang trong lớp học. Tất cả các sự kiện có trên 10 người đứng tham gia cũng sẽ bị cấm, kể cả trong các nhà hàng, quán bar, câu lạc bộ. Đối với những sự kiện có ghế ngồi thì phải bán vé cho từng ghế ngồi cụ thể.

Trước đó, CH Czech cũng đã áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và trong không gian kín từ ngày 10/9.

Theo số liệu thông kê, đến nay CH Czech đã có gần 43.000 ca mắc Covid-19, trong đó có gần 500 trường hợp tử vong và hơn 20.000 người đã được chữa khỏi. Tuy nhiên, chỉ trong ngày 16/9, nước này có hơn 2.000 ca nhiễm mới mà hầu hết các trường hợp đều không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.

Còn Áo hạn chế số người tham gia các cuộc tụ tập trong nhà xuống 10 người. Kể từ ngày 21/9, các nhà hàng và quán bar có thể chỉ được phép phục vụ khách tại bàn và yêu cầu đeo khẩu trang được mở rộng ở những nơi trong đó có các khu chợ.

* Mỹ Latinh là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19 với hơn 8 triệu ca nhiễm, trong đó có hơn 300.000 ca tử vong. Nhiều nước trong khu vực nằm trong danh sách các nước có số ca nhiễm cao nhất thế giới như Brazil, Peru, Mexico, Colombia, Argentina và Chile.

Giám đốc Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) Carissa Etienne cho rằng, các nước Mỹ Latinh đã bắt đầu nối lại các hoạt động công cộng và khôi phục cuộc sống thường nhật quá sớm khi mà đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và cần có sự can thiệp kiểm soát quan trọng.

Cụ thể, các ca mắc Covid-19 ở khu vực biên giới giữa Colombia và Venezuela đã tăng gấp 10 lần trong 2 tuần gần đây, trong khi các quốc đảo lớn ở Caribbean như Jamaica, Bahamas, Cộng hòa Dominicana cũng đang ghi nhận số ca nhiễm mới cao bất thường, chưa kể số ca tử vong tại một số khu vực của Mexico, Bolivia, Costa Rica và Ecuador cũng gia tăng trong thời gian gần đây.

Theo bà Etienne, chính phủ các nước cần phải nhận thức rõ việc mở cửa trở lại các hoạt động quá sớm sẽ khiến virus SARS-CoV-2 có thêm không gian để lây lan và người dân phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Bà kêu gọi các nước giám sát một cách thận trọng việc nối lại các chuyến bay vì điều này có thể dẫn tới sự thụt lùi trong công tác phòng chống dịch.

Tại Morocco, Bộ Y tế cho biết ghi nhận thêm 2.488 ca mắc Covid-19 mới trong vòng 24h trước đó, nâng tổng số ca bệnh lên 94.504 người. Đây là số ca nhiễm mới kỷ lục trong một ngày kể từ khi quốc gia Bắc Phi này ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên vào giữa tháng 3 vừa qua.

Số ca tử vong do Covid-19 ở nước này là 1.714 người, trong khi đã có 74.930 người được chữa khỏi bệnh. Hiện Morocco xếp thứ 3 trong số các nước châu Phi có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất. Trước tình trạng này, Bộ Y tế Morocco tiếp tục yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang, tôn trọng các quy tắc vệ sinh an toàn và các biện pháp phòng ngừa do chính quyền đề ra.

* Tại châu Á, Ấn Độ tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày giờ cao nhất thế giới, với hơn 96.700 ca được xác nhận trong 24 giờ qua, trong đó có 1.174 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 ở nước này lên 5.212.686 ca nhiễm với 84.404 ca tử vong.

Trong khi đó, tại Đông Nam Á, Indonesia và Philippines vẫn ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới trong 24 giờ qua.

Cụ thể, Indonesia ghi nhận 3.635 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 lên 232.628 ca, trong đó có 9.222 ca tử vong, trở thành nước có số ca tử vong cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Philippines có 3.375 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 lên 276.289 ca, trong đó có 4.785 ca tử vong. Philippines hiện là quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Singapore ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày thấp nhất trong hơn 6 tháng qua (18 ca).

Còn tại Hàn Quốc, tỷ lệ ca mắc Covid-19 chưa xác định được nguồn lây đã tăng lên mốc cao kỷ lục mới, chiếm 26,4% trong tổng số ca mắc mới ghi nhận 2 tuần gần đây. Cụ thể, trong 2.013 ca mắc mới 4 ngày qua, có 532 ca thuộc nhóm nhiễm bệnh song chưa xác định được nguồn lây.

Số ca mắc Covid-19 không thể truy dấu này ở mức cao chưa từng có kể từ khi Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) bắt đầu thu thập số liệu vào tháng 4 vừa qua.

Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, Cơ quan Giám sát Tài chính Hàn Quốc tuyên bố sẽ cho phép nhân viên các công ty tài chính được quyền tiếp cận mạng nội bộ từ xa, qua đó mở đường cho họ có thể làm việc tại nhà mà vẫn đảm bảo tính năng bảo mật.

Covid-19 ở Việt Nam chiều 17/9: Thêm 3 ca mắc mới là người nhập cảnh, Hải Dương gỡ bỏ phong tỏa toàn bộ

Covid-19 ở Việt Nam chiều 17/9: Thêm 3 ca mắc mới là người nhập cảnh, Hải Dương gỡ bỏ phong tỏa toàn bộ

TGVN. Bản tin lúc 18h của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết đã ghi nhận 3 ca mắc mới Covid-19 ...

Tổng thống Trump: Mỹ sẽ phân phối khoảng 100 triệu liều vaccine Covid-19 trong tháng 10

Tổng thống Trump: Mỹ sẽ phân phối khoảng 100 triệu liều vaccine Covid-19 trong tháng 10

TGVN. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16/9 bày tỏ tin tưởng sẽ có vaccine Covid-19 phục vụ người dân trong tháng 10 tới.

Nghề hot thời đại dịch Covid-19 - Giám đốc điều hành từ xa

Nghề hot thời đại dịch Covid-19 - Giám đốc điều hành từ xa

TGVN. Tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang khiến các công việc từ xa ngày càng trở nên phổ biến. ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và ...
Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO: Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO: Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO

Chiều ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.
Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Chuyến thăm là cơ hội tốt để khảo sát những tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Bắc Ninh với các địa phương của Kazakhstan.
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ quay đầu giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 97.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước vượt  84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? thị trường khó xuống vì 'lực mua khủng'

Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước vượt 84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? thị trường khó xuống vì 'lực mua khủng'

Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước hơn 84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? vàng khó xuống vì 'lực mua khủng' từ nước này?
Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động