Nhỏ Bình thường Lớn

Cập nhật 7h ngày 22/6: 'Cơn lốc' Covid-19 cuốn phăng gần 470.000 tính mạng, Nam Mỹ 'bỏng rẫy', sóng mới 'quá nhanh, quá nguy hiểm'?

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, số ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 toàn cầu đã chính thức vượt mốc 9 triệu người, đánh dấu ngày thứ 26 liên tiếp số ca nhiễm mới luôn ở mức trên 100.000.
TIN LIÊN QUAN
Số ca nhiễm Covid-19 hôm nay tại Ấn Độ và Nam Phi đạt kỷ lục mới
Covid-19: Tây Ban Nha dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, Hy Lạp gia hạn lệnh phong tỏa tại các trại tị nạn
cap nhat 7h ngay 226 con loc covid 19 cuon phang gan 470000 tinh mang hon 9 trieu nguoi dinh benh lan song moi qua nhanh qua nguy hiem
Biểu đồ tình hình dịch Covid-19 thế giới ngày 22/6. (Nguồn: Worldometers)

Kể từ ngày 28/5, số ca nhiễm Covid-19 mới hàng ngày trên toàn cầu luôn ở cao vọt so với giai đoạn trước đó, ở mức hơn 100.000 ca.

Thậm chí, ngày 21/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ghi nhận mức tăng kỷ lục số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu, với tổng cộng 183.020 người được xác định mắc bệnh trong 24 giờ, chủ yếu là từ Bắc và Nam Mỹ với 116.000 ca.

Theo WHO, kỷ lục trước đó về số ca mắc mới Covid-19 trong một ngày là 181.232 ca vào ngày 18/6, trong khi theo Worldometers, kỷ lục cao nhất được ghi nhận cho đến nay là vào ngày 19/6, với 180.874 trường hợp.

Tính đến nay, toàn cầu đã ghi nhận 9.033.421 người mắc Covid-19, trong đó có 469.539 ca tử vong và 4.796.018 người bình phục.

* Mỹ tiếp tục là tâm dịch của thế giới, với 2.355.664 ca mắc và 122.243 ca tử vong.

Theo một cuộc khảo sát do ABC News/Ipsos thực hiện và công bố ngày 21/6, phần lớn công dân Mỹ (58%) không đồng tình với cách ứng phó của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với đại dịch Covid-19, khi đến nay, Mỹ vẫn là nước có số bệnh nhân nhiễm bệnh nhiều nhất thế giới.

Theo cuộc khảo sát, 41% số người được hỏi nói rằng họ hài lòng với cách ứng phó của Tổng thống Trump với Covid-19. Số người có quan điểm này đã tăng nhẹ so với các cuộc thăm dò tiến hành đầu tháng 6. Trước đó, số người không đồng tình là 60% và đồng tình là 39%. Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 17-19/6 với sự tham gia của 727 người trên 18 tuổi, với tỷ lệ sai số 4,1%.

Kể từ khi ABC News/Ipsos bắt đầu cuộc khảo sát về ứng phó đại dịch tại Mỹ hồi giữa tháng 3, số người đồng tình với ông Trump hầu như giữ ổn định, ngoại trừ một tuần giữa tháng 3, khi con số này đạt đỉnh là 55%, trái ngược với 43% số người không hài lòng. Sự cải thiện này được ghi nhận sau khi chính quyền Trump siết chặt các biện pháp chống dịch ở quy mô liên bang. Đặc biệt, Tổng thống Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, mở rộng lệnh cấm đi lại tới châu Âu và kêu gọi hạn chế tụ họp trên10 người.

* Sau Mỹ là Brazil với 1.085.038 ca mắc bệnh. Ngày 21/6, cơ quan y tế Brazil cho biết, số ca tử vong do Covid-19 tại quốc gia Nam Mỹ này cũng đã lên tới 50.608 người sau khi ghi nhận thêm 632 trường hợp trong 24 giờ qua. Trong tuần qua, Brazil đã có 5 ngày liên tiếp ghi nhân số ca tử vong trên 1.000 người.

Mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp với số ca nhiễm mới và tử vong liên tục ở mực cao trong thời gian qua, song giới chuyên gia nhận định, Brazil vẫn chưa đạt tới đỉnh dịch, thậm chí có ý kiến cho rằng Brazil có thể sẽ vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia có số ca nhiễm bệnh cao nhất thế giới vào cuối tháng 7.

* Ở quốc gia Nam Mỹ khác, Chile, số người nhiễm bệnh Covid-19 đã chính thức vượt Italy - đất nước từng là ổ dịch lớn cực kỳ nguy hiểm vào giai đoạn đầu.

Ngày 21/6, Bộ Y tế Chile cho biết, số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 đã lên tới 242.355 người, tăng thêm 5.607 trường hợp trong 24 giờ qua, trong đó có 4.479 người tử vong.

Đáng chú ý, khi Italy ở thời điểm tồi tệ nhật của cuộc khủng hoảng y tế thì Covid-19 vẫn chưa bùng phát ở Chile. Ngoài ra, Chile chỉ có 18 triệu dân, trong khi Italy có 60 triệu dân và Tây Ban Nha có 47 triệu dân.

Hiện nay, Chile vẫn còn 1.713 bệnh nhận phải sử dụng máy trợ thở, trong đó 393 người đang trong tình trạng nguy kịch. Bộ trưởng Y tế Chile Enrique Paris cho biết, Chính phủ đã phải áp dụng trở lại biện pháp cách ly bắt buộc tại các tỉnh Antofagasta, Tocopilla và Mejillones.

Tin liên quan
Kinh tế châu Á tê liệt vì Covid-19 Kinh tế châu Á tê liệt vì Covid-19

* Trong 24 giờ qua, Peru cũng ghi nhận thêm 184 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số trường hợp tử vong lên 8.045 người, trong khi số ca nhiễm mới là 3.598 trường hợp, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 254.936 người. Peru tiếp tục là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao thứ 2 tại Mỹ Latinh sau Brazil.

* Tại Venezuela, ngày 21/6, Phó Tổng thống Delcy Rodríguez thông báo, Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp cách ly đặc biệt tại 10 bang trên cả nước nhằm ngăn chặn sự lây lan đang có xu hướng gia tăng của dịch Covid-19.

Theo sắc lệnh của Tổng thống, thủ đô Caracas và các bang Bolivar, Apure, Tachira, Zulia, La Guaira, Aragua, Miranda, Lara và Trujillo là các địa phương nằm trong diện phải tuân thủ các qui định mới trong thời gian 7 ngày. Các dịch vụ tàu điện ngầm tại Caracas và Los Teques, cũng như tuyến tầu hỏa đi tới khu vực Valles del Tuy sẽ ngừng hoạt động trong thời gian lệnh cách ly đặc biệt có hiệu lực.

Chính phủ Venezuela cũng quy định, chỉ có các lĩnh vực y tế, điện, nước, khí đốt, lương thực, viễn thông và phân phối dược phẩm được phép hoạt động trong thời gian này. Ngoài ra, Lực lượng Vũ trang Quốc gia Bolivar (FANB) sẽ thiết lập các chốt kiểm soát có rào chắn nhằm hạn chế sự dịch chuyển của người dân từ các địa phương bị ảnh hưởng.

Nhằm hạn chế những tác động của việc tạm dừng hoạt động của hệ thống tầu điện ngầm, Bộ Giao thông Venezuela lên kế hoạch đặc biệt để tạo thuận lợi di chuyển cho các đối tượng trong diện được phép đi lại thông qua các tuyến xe mới được thiết lập. Việc đi lại trên các tuyến đường cao tốc tại các bang nằm trong diện bị áp dụng biện pháp cách ly mới sẽ bị hạn chế tối đa.

Phó Tổng thống Rodriguez cũng nhấn mạnh, các địa phương còn lại của đất nước sẽ tiếp tục các biện pháp giãn cách có giám sát theo như kế hoạch nới lỏng đã được chính phủ thông báo từ đầu tháng 6.

Theo thống kê chính thức, đến nay Venezuela đã ghi nhận 3.789 ca mắc Covid-19, trong đó có 33 trường hợp tử vong.

cap nhat 7h ngay 226 con loc covid 19 cuon phang gan 470000 tinh mang nam my bong ray song moi qua nhanh qua nguy hiem
Bức ảnh chụp từ trên không cho thấy cảnh chôn cất nạn nhân Covid-19 tại nghĩa trang chung ở Santiago, Chile, ngày 15/6. (Nguồn: Getty Images)

* Tại Tây Ban Nha, dù số ca mắc Covid-19 vẫn gia tăng, Thủ tướng Pedro Sanchez khẳng định, nước này đang bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Theo đó, kể từ ngày 21/6, Tây Ban Nha cho phép du khách nhập cảnh từ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Schengen không cần phải tự cách ly hai tuần, đồng thời nối lại hoạt động đi lại giữa 17 cộng đồng tự trị của nước này. Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế như bắt buộc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội sẽ vẫn được duy trì.

Ngoại trừ Tây Ban Nha dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, phần lớn các nước khác đều gia hạn hoặc tái áp đặt lệnh phong tỏa để phòng dịch. Bộ Di trú Hy Lạp ngày 20/6 thông báo gia hạn lệnh phong tỏa tại các trại tị nạn đông đúc đến ngày 15/7 tới. Tính đến ngày 20/6, Hy Lạp ghi nhận 3.256 ca mắc Covid-19 và 190 ca tử vong.

Hiện nay, Tây Ban Nha có số người nhiễm Covid-19 cao thứ 6 thế giới, với 293.352 trường hợp và 28.323 người tử vong.

* Tại Hà lan, ngày 21/6, cảnh sát The Hague cho biết, đã bắt giữ khoảng 400 người sau khi họ từ chối rời cuộc biểu tình phản đối các biện pháp giãn cách xã hội của chính phủ Hà Lan được áp đặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.

Đã có hàng nghìn người biểu tình tập trung tại khu vực Malieveld ở The Hague, gần trụ sở văn phòng Chính phủ Hà Lan, mang theo biểu ngữ yêu cầu Chính phủ dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội 1,5m.

Nhà chức trách cho phép cuộc biểu tình diễn ra trong thời gian ngắn vào buổi chiều, sau đó đã yêu cầu đám đông giải tán. Tuy nhiên, nhiều người từ chố rời khỏi khu vực biểu tình dẫn đến các cuộc đụng độ nhỏ khiến cảnh sát phải can thiệp bằng vòi rồng và bắt giữ khoảng 400 người.

Quyền Thị trưởng The Hague Johan Remkes cho biết, cuộc biểu tình này ban đầu bị cấm do nhà chức trách đã có thông tin rằng "những đối tượng gây bất ổn" từ khắp nơi trên cả nước, trong đó có nhiều nhóm cổ động viên bóng đá hooligan, lên kế hoạch tới thành phố để gây mất trật tự công cộng và không liên quan đến nội dung cuộc biểu tình hay quyền tự do ngôn luận.

Từ ngày 1/6, các nhà hàng, rạp chiếu phim, quán cafe, bảo tàng tại Hà Lan đã được phép mở lại, song phải tuân thủ quy định giãn cách xã hội cũng như tối đa chỉ phục vụ 30 khách.

Đến nay, Hà Lan đã ghi nhận 49.593 ca mắc Covid-19, trong đó có 6.090 trường hợp tử vong.

* Tại Ấn Độ, ngày 21/6 là ngày thứ 2 liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới vượt mốc 15.000. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận 15.181 người mắc bệnh, nâng tổng số người nhiễm lên 426.910 với 13.703 ca tử vong, tăng 426 trường hợp.

Ấn Độ hiện đang là ổ dịch lớn nhất châu Á và là quốc gia có số ca nhiễm bệnh cao thứ 4 thế giới sau Mỹ, Brazil và Nga.

* Ngày 21/6, báo Daily News Egypt dẫn thông báo của Bộ Y tế Ai Cập cho hay, ghi nhận thêm 1.475 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên tới 55.233 người. Trong những ngày qua, số ca nhiễm mới được phát hiện tăng liên tục và đều ở mức trung bình trên 1.000 người/ngày.

Ngoài ra, đã có thêm 87 bệnh nhân tử vong do Covid-19, nâng tổng số người thiệt mạng vì căn bệnh nguy hiểm này lên 2.193 người. Bên cạnh đó, cũng ghi nhận thêm 409 bệnh nhân đã bình phục và được ra viện, qua đó nâng tổng số trường hợp khỏi bệnh lên 14.736 người.

Tính đến nay, Ai Cập có tới 87 bác sĩ thiệt mạng do Covid-19. Nghiệp đoàn y bác sĩ Ai Cập (EMS) đã lên tiếng kêu gọi tăng cường nỗ lực nhằm giảm tải cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 đồng thời cung cấp thêm trang thiết bị phòng hộ cho đội ngũ y bác sĩ ở nơi tuyến đầu chống dịch.

Thực tế, bất chấp những nỗ lực của nhà chức trách Ai Cập với việc triển khai nhiều biện pháp để chống dịch Covid-19, số ca mắc mới vẫn tiếp tục tăng nhanh trong những ngày gần đây.

Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry mới đây đã lên tiếng kêu gọi quốc tế tạo điều kiện để cho phép tiếp cận các công nghệ mới về phát hiện bệnh hoặc phát triển vaccine mới và điều trị cho bệnh nhân của tất cả các nước, đặc biệt các nước châu Phi, với giá cả hợp lý.

Tại Việt Nam, đã 67 ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, số ca mắc bệnh đã ghi nhận là 349 trường hợp, trong đó, 327 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Trong 22 bệnh nhân còn đang được điều trị, có 6 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 từ 1 lần trở lên.

Covid-19 ở Việt Nam sáng 22/6: 67 ngày không có ca nhiễm mới ở cộng đồng, 49/50 bệnh nhân nước ngoài khỏi bệnh

Covid-19 ở Việt Nam sáng 22/6: 67 ngày không có ca nhiễm mới ở cộng đồng, 49/50 bệnh nhân nước ngoài khỏi bệnh

TGVN. Theo Bản tin 6h ngày 22/6 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tính đến nay, đã 67 ngày Việt Nam ...

Ảnh ấn tượng tuần (15-21/6): Nước Mỹ dậy sóng, Covid-19 càn quét Mỹ Latin và Triều Tiên nổi giận

Ảnh ấn tượng tuần (15-21/6): Nước Mỹ dậy sóng, Covid-19 càn quét Mỹ Latin và Triều Tiên nổi giận

TGVN. Biểu tình ở Mỹ và lan sang các nước khác nhằm phản đối nạn phân biệt chủng tộc, Triều Tiên cho nổ văn phòng ...

Làn sóng Covid-19 thứ hai: Quốc gia châu Á nào có nguy cơ cao nhất?

Làn sóng Covid-19 thứ hai: Quốc gia châu Á nào có nguy cơ cao nhất?

TGVN. Một đợt bùng phát dịch Covid-19 mới ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) những ngày qua đã khiến thế giới hoang mang lo ...

(tổng hợp)