Cập nhật 7h ngày 24/8: Hơn 800.000 người tử vong trên hơn 23,5 triệu ca nhiễm Covid-19 toàn cầu, WHO hối thúc châu Phi mở cửa lại trường học

Thế Việt
TGVN. Theo trang thống kê worldometers.info, cập nhật đến 6h ngày 24/8, thế giới ghi nhận tổng cộng 23.575.624 ca mắc Covid-19, tăng 204.484 ca so với một ngày trước, trong đó có 812.124 ca tử vong, tăng 4.178 ca.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Covid-19 ở Việt Nam sáng 24/8: Không có ca mắc mới, ghi nhận tổng cộng 1016 bệnh nhân, cách ly 70.620 người
Covid-19: Tác động 'hai mặt' đối với hoạt động nhân đạo của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế
dong-thai-moi-nhat-o-trieu-tien-thu-tuong-chinh-phu-bi-thay-the

Hơn 16 triệu bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục và hơn 6,63 triệu ca đang được điều trị, trong đó có 61.700 ca trong tình trạng nặng hoặc nguy kịch.

Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động mạnh nhất với hơn 5,87 triệu ca mắc bệnh, trong đó có hơn 180.100 ca tử vong. Tiếp đến là Brazil với hơn 3,6 triệu ca mắc, trong đó có hơn 114.744 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ 3 thế giới với 3.105.185 ca mắc, trong đó có 57.692 ca tử vong.

Xét theo lục địa, Bắc Mỹ là khu vực ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 cao nhất thế giới với gần 7 triệu người mắc bệnh, trong đó có hơn 259.000 người tử vong. Xếp thứ 2 là châu Á với gần 6,3 triệu người nhiễm, trong đó có hơn 130.000 ca tử vong.

Nam Mỹ xếp thứ 3 thế giới về số người mắc Covid-19 với hơn 5,76 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 189.000 ca tử vong. Châu Âu đứng thứ 4 với hơn 3,35 người nhiễm Covid-19, trong đó số người tử vong là hơn 205.000 ca.

Với hơn 1,19 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 27.800 người tử vong, châu Phi đứng thứ 6 về số ca nhiễm và cuối cùng là châu Đại Dương với hơn 27.100 người mắc bệnh, trong đó có hơn 500 ca tử vong.

* Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) khẳng định, việc các nước châu Phi đóng cửa trưởng học gần 6 tháng qua để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 đã gây ra những tác hại nhất định đối với thanh, thiếu niên các nước châu Phi

Hai cơ quan của Liên hợp quốc đã kêu gọi chính phủ các nước châu Phi thúc đẩy mở cửa lại các trường học một cách an toàn và có các biện pháp cụ thể để hạn chế thấp nhất sự lây lan của virus trong môi trường học đường.

Ông Matshidiso Moeti, Giám đốc khu vực châu Phi của WHO, khẳng định, nếu như các quốc gia có thể nối lại các hoạt động kinh doanh thì mở cửa trường học là một yêu cầu đặc biệt quan trọng.

Để hạn chế sự bùng phát dịch bệnh trong các trường học, WHO và Unicef khuyến nghị các biện pháp như rửa tay thường xuyên, khử trùng và làm sạch hàng ngày các bề mặt, công trình cấp nước và quản lý tốt chất thải.

* Cuộc chạy đua sản xuất vaccine phòng Covid-19 vẫn đang diễn ra tại nhiều nước. Bộ trưởng Công nghiệp Nga Denis Manturov ngày 23/8 tuyên bố nước này dự kiến sản xuất từ 1,5-2 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 mỗi tháng vào cuối năm nay, sau đó tăng dần lên 6 triệu liều mỗi tháng.

Theo kế hoạch, Nga sẽ bắt đầu thử nghiệm trên diện rộng vaccine ngừa Covid-19 mang tên Sputnik-V do Viện Gameleya phát triển từ tuần tới.

Tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã cáo buộc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) tìm cách gây trì trệ việc thử nghiệm vaccine phòng Covid-19 cho đến sau cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới.

Trước đó, Giám đốc Trung tâm Đánh giá và Nghiên cứu Sinh học của FDA Peter Marks tuyên bố sẽ từ chức nếu Chính quyền của Tổng thống Trump thông qua một loại vaccine Covid-19 trước khi loại vaccine đó được chứng minh là an toàn và hiệu quả.

Các nhà khoa học, quan chức y tế và các nhà lập pháp đang quan ngại rằng, chính quyền của Tổng thống Trump sẽ gây áp lực để FDA cấp phép một loại vaccine Covid-19 trước cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11, ngay cả khi dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng không ủng hộ việc vaccine được sử dụng rộng rãi.

Mặc dù cho đến nay, chưa có vaccine phòng Covid-19 nào vượt qua giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, song Trung Quốc ngày 22/8 thông báo quốc gia này đã bắt đầu đưa vaccine phòng Covid-19 thử nghiệm vào sử dụng cho những nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh từ hồi tháng 7 vừa qua.

Ông Zheng Zhongwei, một quan chức của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC), cho biết, mục đích của chương trình trên là để tăng cường miễn dịch cho các nhóm có nguy cơ đặc biệt như các nhân viên y tế, những người làm việc trong ngành thực phẩm, giao thông và dịch vụ. Giới chức có thể cân nhắc điều chỉnh quy mô các chương trình sử dụng vaccine khẩn cấp để ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch trong mùa Thu và mùa Đông tới.

* Liên quan việc điều trị bệnh nhân Covid-19, ngày 23/8, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng huyết tương từ các bệnh nhân Covid-19 đã bình phục để điều trị căn bệnh nguy hiểm này.

Theo FDA, bằng chứng ban đầu cho thấy, huyết tương có thể làm giảm nguy cơ tử vong và cải thiện sức khỏe của các bệnh nhân khi được sử dụng trong 3 ngày đầu nằm viện. FDA khẳng định, đây là một phương pháp an toàn dựa trên kết quả phân tích 20.000 bệnh nhân được điều trị bằng huyết tương. Đến nay, đã có 70.000 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này.

Tính đến 6h ngày 24/8, Việt Nam có tổng cộng 674 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó, số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 534 ca.

Cho đến nay, đã có 568/1.016 bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam được công bố khỏi bệnh. Trong số 420 bệnh nhân đang còn được điều trị, có 116 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 từ 1-3 lần.

Chính phủ kêu gọi người dân cài đặt ứng dụng Bluezone-Truy vết tiếp xúc. Cách cài đặt ứng dụng Bluezone như sau:

Bước 1: Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này. Truy cập App Store (iOS) hoặc Google Play Store (Android) và tìm phần mềm tên Bluezone, sau đó nhấn tải về và cài đặt vào thiết bị.

Bước 2: Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng truy cập.

Bước 3: Về cơ bản, chỉ cần làm đến đây là các bạn đã có thể nhận được cảnh báo từ Bluezone.

Sau khi được cấp quyền, ứng dụng sẽ tự bật kết nối Bluetooth để ghi nhận lại việc tiếp xúc với những người dùng khác cùng trong cộng đồng Bluezone.

Trong trường hợp một người dùng trong cộng đồng Bluezone dương tính với Covid-19, thông tin của họ sẽ được cập nhật lên hệ thống. Lúc này, ứng dụng trên máy người dùng sẽ tải về các thông tin đó và so sánh với lịch sử tiếp xúc của bạn. Nếu đã từng tiếp xúc với người bệnh đủ lâu (trên 15 phút) và đủ gần (dưới 2 mét), ứng dụng sẽ gửi thông tin cảnh báo nguy cơ mắc Covid tới điện thoại của bạn.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người!

Ấn Độ: Dịch Covid-19 vẫn 'nóng' lên từng ngày, số ca nhiễm vượt 3 triệu người

Ấn Độ: Dịch Covid-19 vẫn 'nóng' lên từng ngày, số ca nhiễm vượt 3 triệu người

TGVN. Ngày 23/8, Tân Hoa xã dẫn số liệu mới công bố của Bộ Y tế Ấn Độ cho biết số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ...

Đức mạo hiểm tổ chức hòa nhạc đông người để đánh giá nguy cơ lây lan Covid-19

Đức mạo hiểm tổ chức hòa nhạc đông người để đánh giá nguy cơ lây lan Covid-19

TGVN. Đức đã tổ chức 3 buổi hòa nhạc, với các điều kiện y tế khác nhau, để đánh giá khả năng lây lan của ...

Hàn Quốc bùng nổ số ca nhiễm Covid-19 mới, tăng cường giãn cách xã hội

Hàn Quốc bùng nổ số ca nhiễm Covid-19 mới, tăng cường giãn cách xã hội

TGVN. Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) sáng 23/8 cho biết tổng số ca nhiễm Covid-19 tại nước này ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI vừa ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, chính ...
Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, các phương tiện truyền thông Cuba liên tục có nhiều bài viết tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Trong tương lai, công nghệ và an ninh quốc gia sẽ không tách rời trong một thế giới chia rẽ.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động