Cập nhật 7h ngày 5/8: Số tử vong toàn cầu do Covid-19 vượt 700.000 ca, châu Á chìm sâu, châu Âu đối mặt nguy cơ bùng dịch, WHO nói về vaccine Nga

Thế Việt
TGVN. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 236.535 ca nhiễm bệnh, trong đó có 5.890 ca tử vong, nâng tổng số người mắc Covid-19 toàn cầu lên 18.673.923 trường hợp, trong đó, số người thiệt mạng đã vượt 700.000 ca, lên 702.973.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Israel dùng trí tuệ nhân tạo phát hiện ổ dịch Covid-19
Vì sao các cường quốc chạy đua giành vaccine Covid-19?
cap nhat 7h ngay 58 so tu vong toan cau do covid 19 vuot 700000 ca chau a chim sau chau au doi mat nguy co bung dich who noi ve vaccine nga
Vaccine đầu tiên của Nga ngừa Covid-19, được phát triển cùng với Viện nghiên cứu dịch tễ và vi trùng học Gamaleya, sẽ được đăng ký giấy phép trong vòng 10 ngày nữa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Tellusdaily)

Ngày 4/8, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói rằng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch Covid-19, bất chấp quyết định rút khỏi tổ chức này của Mỹ.

Phát biểu tại một hội nghị trực tuyến, nhà ngoại giao Nga cho biết, thật đáng tiếc một số quốc gia trên trường quốc tế tiếp tục theo đuổi mục tiêu của riêng mình, gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

"Chúng tôi xem quyết định của Mỹ rút khỏi WHO là phản tác dụng. WHO đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong việc phối hợp các nỗ lực toàn cầu chống Covid-19", ông Ryabkov nêu rõ.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn khiến hàng trăm nghìn người nhiễm trên toàn cầu mỗi ngày, với hàng nghìn ca tử vong được ghi nhận. Cho đến nay, toàn cầu đã ghi nhận hơn 18,5 triệu người nhiễm với hơn 700.000 ca tử vong.

* Tại châu Âu, Đức đang đương đầu với làn sóng dịch thứ hai và các nguy cơ từ việc không tuân thủ quy định giãn cách xã hội đang gây uổng phí thành công bước đầu của nước này.

Ngày 4/8, Viện trưởng Viện Virus và Vi sinh vật học thuộc Đại học Y Brandenburg, Giáo sư Frank T. Hufert nhận định, Đức hiện đang ở giai đoạn đầu của đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ hai, đồng thời cho rằng, chỉ trong vòng 2 đến 3 tuần tới sẽ có thể biết chính xác điều gì đang xảy ra.

Mặc dù sự lây nhiễm của dịch bệnh nguy hiểm này đã giảm đi nhiều so với mức cao điểm của đợt bùng phát đầu tiên hồi đầu tháng 4 vừa qua, song số ca nhiễm mới trong những ngày gần đây tại nhiều nơi ở Đức lại đang trở thành vấn đề thực sự đáng lo ngại, đặc biệt khi số ca nhiễm mới đã vượt mốc 1.000 trường hợp hôm 31/7.

Theo thống kê của Viện Robert Koch (RKI), tính đến ngày 4/8, Đức ghi nhận hơn 212.000 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 và 9.232 ca tử vong.

Tại Pháp, Ủy ban Khoa học nước này cảnh báo "nhiều khả năng" làn sóng dịch Covid-19 thứ hai sẽ bùng phát vào mùa Thu hoặc mùa Đông năm nay do nước này ghi nhận số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gia tăng rõ rệt trong 2 tuần qua.

Trang chủ của Bộ Y tế Pháp đăng tải tuyên bố của Ủy ban trên nêu rõ tình hình tại Pháp hiện nằm trong tầm kiềm soát, nhưng số ca mắc Covid-19 đang tăng trở lại mùa Hè này. Về ngắn hạn, dịch bệnh trong tương lai chủ yếu phụ thuộc vào chính ý thức phòng bệnh của người dân.

Cho đến nay, Pháp đã ghi nhận 192.334 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 30.296 ca tử vong. Nguy hiểm hơn, số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua ở Pháp đã tăng gấp đôi so với 1 ngày trước đó.

Trong khi đó, tại Anh, theo nghiên cứu do các chuyên gia tại Đại học College London cùng trường Y học nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London thực hiện, nước này sẽ đương đầu với làn sóng dịch thứ hai với tốc độ lây lan cao gấp đôi trong mùa Đông năm nay so với thời điểm bắt đầu bùng phát dịch bệnh nếu mở cửa trở lại các trường học mà không triển khai hệ thống xét nghiệm và truy dấu hiệu quả hơn.

Các nhà nghiên cứu cho biết, có thể ngăn chặn làn sóng dịch bệnh thứ hai nói trên nếu 75% những người có triệu chứng mắc Covid-19 được xét nghiệm và được phát hiện, đồng thời có thể truy dấu 68% số người từng tiếp xúc với những người này, hoặc 87% số người có triệu chứng được phát hiện và 40% những người tiếp xúc với họ được xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2.

Cùng ngày, Chính phủ Anh xác nhận nước này có thể sẽ hạn chế đi lại tại thủ đô London và một số thành phố vùng England. Xác nhận trên được đưa ra khi số liệu chính phủ công bố mới nhất cho thấy số ca phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 trong ngày 3/8 lên tới 938 trường hợp. Đây là mức lây nhiễm hằng ngày tăng cao nhất tại Anh kể từ ngày 26/6 vừa qua.

Viện Y tế quốc gia Hà Lan công bố báo cáo cập nhật hàng tuần cho biết trong tuần qua, số ca mắc mới tại nước này đã tăng gần gấp đôi lên 2.588 ca, duy trì xu hướng tăng kể từ khi chính phủ nới lỏng các biện pháp phòng dịch từ đầu tháng 7. Số ca mắc mới trong một tuần tính đến ngày 4/8 tăng 95% so với con số 1.329 ca trong tuần tính đến ngày 28/7 vừa qua.

Cũng trong ngày 4/8, nhà chức trách Ba Lan công bố thêm 680 ca mắc và 6 ca tử vong. Đây là lần thứ 4 trong một tuần số ca mắc trong ngày tăng lên mức cao nhất. Trong số ca mắc mới, hơn 220 ca được xác nhận tại vùng Silesia, miền Nam Ba Lan.

Khu vực này đang chật vật đối phó với một ổ dịch mới bùng phát trong số các công nhân mỏ sau một thời gian tình hình dịch bệnh ổn định. Như vậy, tính đến ngày 4/8, Ba Lan thông báo tổng cộng 48.149 ca mắc và 1.738 ca tử vong.

Tin liên quan
Kỳ II: Quyền tự do đi lại thời Covid-19 - cam kết và hành động Kỳ II: Quyền tự do đi lại thời Covid-19 - cam kết và hành động

* Châu Á vẫn đang chìm trong làn sóng thứ 2 của đại dịch Covid-19 với hơn 78.329 ca nhiễm mới được ghi nhận trong 24 giờ qua, mức tăng cao nhất so với các khu vực khác.

Ấn Độ là nước bị ảnh hưởng nhất, với 1906.613 ca nhiễm và 39.820 ca tử vong. Tiếp đến là Iran với 314.786 ca nhiễm và 17.617 ca tử vong. Saudi Arabia và Pakistan đều có hơn 280.000 ca nhiễm, trong khi số ca tử vong tại Pakistan cao thứ ba khu vực, với 5.999 ca.

Tại Đông Bắc Á, Nhật Bản để ngỏ khả năng tái ban bố tình trạng khẩn cấp nếu dịch tiếp tục lan rộng. Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy tốc độ lây lan của dịch bệnh đang gia tăng trong thời gian gần đây tại Nhật Bản.

Hiện số ca nhiễm đã vượt ngưỡng 40.000 ca, trong đó có tính cả hơn 700 hành khách và thủy thủ đoàn trên du thuyền Diamond Princess. Tính riêng tại Tokyo, số ca mắc Covid-19 đã lên tới 14.022 người, trong đó có 309 ca được ghi nhận trong ngày 4/8.

Trung Quốc, Ủy ban Y tế Quốc gia nước này (NHC) cho biết ghi nhận thêm 36 ca nhiễm mới tại Trung Quốc đại lục, trong đó có 30 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Như vậy, tính đến hết ngày 4/8, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 84.464 ca nhiễm, trong đó có 4.634 ca tử vong. 79.030 bệnh nhân đã bình phục và được xuất viện.

Cùng ngày, Hàn Quốc thông báo có thêm 34 ca nhiễm mới gồm 21 ca nhập cảnh và 13 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 14.423 ca.

Khu vực Đông Nam Á, Philipines hiện là một trong những điểm nóng dịch bệnh với tổng số ca nhiễm đã vượt con số 100.000 ca, buộc chính quyền tái áp đặt một phần lệnh phong tỏa trên đảo Luzon.

Từ ngày 4/8, hơn 27 triệu người trên đảo Luzon, bao gồm cả thủ đô Manila, đã quay trở lại tình trạng phong tỏa một phần như nhiều tuần trước đây, theo đó người dân phải ở yên trong nhà 2 tuần. Lệnh phong tỏa được ban bố 24 giờ trước khi có hiệu lực áp dụng, đã khiến nhiều người bị mắc kẹt tại thủ đô Manila và không thể trở về nhà khi các chuyến bay nội địa và các tuyến vận tải đường bộ và đường sắt ngừng hoạt động.

Trong khi đó, Indonesia vẫn là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất khu vực với 115.056 ca nhiễm và 5.388 ca tử vong. Singapore đứng thứ 3 với 53.346 ca nhiễm và 27 ca tử vong. Trong khi Malaysia ghi nhận 9.002 ca nhiễm và 125 ca tử vong.

* Liên quan đến thông tin về vaccine đầu tiên của Nga ngừa Covid-19, được phát triển cùng với Viện nghiên cứu dịch tễ và vi trùng học Gamaleya, sẽ được đăng ký giấy phép trong vòng 10 ngày nữa, phát ngôn viên WHO Christian Lindmeier cho biết, họ coi các thông tin này là "khả quan", song điều quan trọng là phải trải qua tất cả các giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cũng thông báo, các tình nguyện viên thử nghiệm loại vaccine này đã cho thấy phản ứng miễn dịch mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Truyền thông dẫn lời ông Lindmeier nói: “Bất kỳ loại vaccine... (hoặc thuốc) nào cho mục đích này, đương nhiên, phải trải qua tất cả các thử nghiệm và kiểm nghiệm khác nhau trước khi được cấp phép để xuất xưởng”.

Ông Lindmeier lưu ý đến thực tiễn các chỉ dẫn đã được thiết lập, đồng thời khẳng định, "việc tìm kiếm hoặc có manh mối rằng có thể có một loại vaccine hiệu quả và việc trải qua tất cả các giai đoạn thử nghiệm là sự khác biệt lớn”.

Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko ngày 31/7 cho biết, nước này đang lên kế hoạch bắt đầu tiêm phòng vaccine đại trà vào tháng 10.

Tin thế giới ngày 4/8: Sai lầm lớn nhất lịch sử Mỹ, Pháp 'xuống tay' với Hong Kong, Trung Quốc ra mặt vì TikTok. Vaccine ngừa Covid-19 Nga sắp ra lò

Tin thế giới ngày 4/8: Sai lầm lớn nhất lịch sử Mỹ, Pháp 'xuống tay' với Hong Kong, Trung Quốc ra mặt vì TikTok. Vaccine ngừa Covid-19 Nga sắp ra lò

TGVN. Nước Mỹ, vấn đề Hong Kong, TikTok, căng thẳng Mỹ-Trung Quốc và vaccine Covid-19 là những sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 ...

Tình hình dịch Covid-19 ở Đà Nẵng, Quảng Nam đang được kiểm soát

Tình hình dịch Covid-19 ở Đà Nẵng, Quảng Nam đang được kiểm soát

TGVN. Ngày 4/8, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra ...

Covid-19 ở Việt Nam chiều 4/8: 17/18 ca mắc mới liên quan đến BV Đà Nẵng, cách ly ngay trường hợp từ Guinea Xích đạo về

Covid-19 ở Việt Nam chiều 4/8: 17/18 ca mắc mới liên quan đến BV Đà Nẵng, cách ly ngay trường hợp từ Guinea Xích đạo về

TGVN. Bản tin lúc 18h của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Covid-19 cho biết đã ghi nhận thêm 18 ca mắc mới, trong ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.
Giá vàng hôm nay 29/12/2024: Giá vàng biến động theo rủi ro địa chính trị ở Đông Âu và Trung Đông, mốc cao nhất mọi thời đại vẫn được kỳ vọng

Giá vàng hôm nay 29/12/2024: Giá vàng biến động theo rủi ro địa chính trị ở Đông Âu và Trung Đông, mốc cao nhất mọi thời đại vẫn được kỳ vọng

Giá vàng hôm nay 29/12/2024, giá vàng giảm, bị kẹt trong cuộc giằng co giữa lợi suất trái phiếu tăng và nhu cầu trú ẩn. Nhiều người vẫn lạc quan.
Giá tiêu hôm nay 29/12/2024: Tiếp đà tăng, lý do khiến thị trường phục hồi, có dấu hiệu đầu cơ đẩy giá?

Giá tiêu hôm nay 29/12/2024: Tiếp đà tăng, lý do khiến thị trường phục hồi, có dấu hiệu đầu cơ đẩy giá?

Giá tiêu hôm nay 29/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.
Ngoại trưởng Jaishankar gặp 'người quen' ở Washington, nhấn mạnh quan hệ Mỹ-Ấn Độ vì lợi ích toàn cầu

Ngoại trưởng Jaishankar gặp 'người quen' ở Washington, nhấn mạnh quan hệ Mỹ-Ấn Độ vì lợi ích toàn cầu

Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar trao đổi sâu rộng về quan hệ song phương và các vấn đề toàn cầu với ông Michael Walts, Cố vấn an ninh quốc ...
Ca khúc 'Tái sinh' của Tùng Dương gây sốt vì sao?

Ca khúc 'Tái sinh' của Tùng Dương gây sốt vì sao?

Trên kênh YouTube của Tùng Dương, nhiều người cho biết như thấy chính câu chuyện cuộc đời mình qua ca khúc Tái sinh.
Thời tiết Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Thời tiết Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo dự báo, thời tiết Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ sẽ xuất hiện một, hai đợt rét đậm, rét hại.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Phiên bản di động