Cập nhật 7h ngày 7/7: Số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ vượt 3 triệu, Tổng thống Brazil có triệu chứng mắc bệnh

Thế Việt
TGVN. Tính đến 6h ngày 7/7, theo trang thống kê Worldometers, số ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới 11.712.840, trong đó có 539.768 người tử vong và 6.620.205 người bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Covid-19 tại Việt Nam sáng 7/7: Phi công người Anh - BN91 ra viện không cần cách ly, còn 5 ngày nữa hồi hương
Du lịch Cà Mau từng bước phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19
cap nhat 7h ngay 77 so ca nhiem covid 19 o my vuot 3 trieu dai dich de doa tinh mang hon nua trieu nguoi mac hivaids
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới. (Nguồn: Worldometers)

Tại Mỹ, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch, số ca nhiễm Covid-19 đã vượt mốc 3 triệu người trong ngày 6/7. Tính đến nay, Mỹ ghi nhận tổng số 3.028.619 ca mắc bệnh, trong đó có 132.850 ca tử vong và 1.309.013 bệnh nhân bình phục.

Tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp ở các bang Arizona, California, Texas và có xu hướng xấu đi ở các bang miền Trung Tây từng ghi nhận số ca nhiễm giảm như Iowa, Ohio và Michigan.

Khu vực Mỹ Latinh tiếp tục là điểm nóng của dịch Covid-19, trong đó Brazil là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khu vực và thứ 2 trên thế giới. Đáng chú ý, ngày 6/7 chứng kiến số ca nhiễm mới Covid-19 giảm hẳn so với những ngày trước đó, ở mức 18.699 ca tính đến 6h ngày 7/7, mức tăng thấp nhất kể từ ngày 21/6.

Cùng ngày, kênh truyền hình CNN tại Brazil đưa tin, Tổng thống Jair Bolsonaro đã có dấu hiệu nhiễm Covid-19 và đã được lấy mẫu xét nghiệm, song phải đợi kết quả trong 24 giờ tới.

Theo nguồn tin trên, Tổng thống Bolsonaro bị sốt 38 độ C và tỷ lệ oxy trong máu hiện là 96%. Hiện ông đang uống thuốc hydroxycloroquine, loại thuốc chữa sốt rét được cho là có thể đối phó với Covid-19. Tổng thống Brazil cũng đã phải hủy chương trình làm việc từ nay cho tới cuối tuần.

Peru xếp sau Brazil tại khu vực Mỹ Latinh với tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 đã vượt 300.000 người, cao thứ 5 thế giới, trong đó, tổng số ca tử vong tại nước này là 10.772.

Ngày 6/7, Bộ Y tế Peru thông báo, kể từ khi bùng phát đại dịch Covid-19, nước này đã thực hiện được hơn 1,8 triệu xét nghiệm y tế và là một trong những nước có số lượng xét nghiệm nhiều nhất ở khu vực Mỹ Latinh.

Tại châu Âu, Hy Lạp thông báo nước này sẽ nối lại các đường bay thẳng từ Anh vào tuần tới trong bối cảnh Athens đang nỗ lực "cứu vãn" mùa du lịch Hè vô cùng quan trọng.

Trong khi đó, Chính phủ Thụy Sỹ đã ban hành chỉ thị yêu cầu tất cả các hành khách sử dụng các phương tiện công cộng như tàu hỏa, tàu điện, xe buýt... trên khắp cả nước phải đeo khẩu trang.

Đồng quan điểm với Thụy Sỹ, Đức giữ nguyên quy định bắt buộc người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng như trong các cửa hàng cũng như trong các trung tâm thương mại trên cả nước.

Theo người phát ngôn chính phủ Đức, ở những nơi công cộng không thể đảm bảo được khoảng cách tối thiểu thì khẩu trang vẫn là "phương tiện" không thể thiếu và quan trọng nhất của mỗi người dân trong việc ngăn chặn cũng như giảm thiểu sự lây lan của đại dịch Covid-19.

Tại châu Á, Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo ghi nhận 4 ca nhiễm mới tại Trung Quốc đại lục, trong đó có 1 ca lây nhiễm trong nước được ghi nhận tại thủ đô Bắc Kinh. Không có trường hợp tử vong nào trong ngày 5/7. Tổng số ca nhiễm tại Trung Quốc hiện là 83.557 ca, trong đó có 4.634 ca tử vong.

Tại Hàn Quốc, Ủy ban đối sách phòng dịch trung ương thuộc Cơ quan phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (CDC) cho biết, bắt đầu từ ngày 6/7, đơn vị này sẽ phối hợp với Bộ Hải dương và Thủy sản và Bộ Tư pháp triển khai xét nghiệm Covid-19 đối với tất cả các thuyền viên xuống tàu vào đất liền, đồng thời tiến hành cách ly thuyền viên người nước ngoài tại cơ sở chỉ định từ ngày 13/7 tới.

Trong khi đó, Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đang xúc tiến thành lập lực lượng đặc nhiệm để truy dấu khách du lịch nhiễm virus SARS-CoV-2, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này chuẩn bị mở cửa không phận trở lại.

Tại Indonesia, Bộ Y tế thông báo có thêm 1.209 ca nhiễm mới và 70 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại quốc gia Đông Nam Á này lên 64.958 ca và 3.241 ca tử vong.

Cùng ngày, Philippines thông báo có thêm 2.079 ca nhiễm mới và 6 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc Covid-19 lên 46.333 ca và 1.303 ca tử vong.

Ấn Độ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực và trở thành vùng dịch lớn thứ 3 thế giới với số ca nhiễm trong ngày ở mức cao, lên tới 22.510 trường hợp, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm Covid-19 lên 720.346, trong đó có 20.174 ca tử vong.

Tại Pakistan, Bộ trưởng Y tế Pakistan Zafar Mirza thông báo ông có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 . Đây là quan chức cấp cao mới nhất của Pakistan mắc Covid-19. Tính đến nay, Pakistan ghi nhận 231.818 người mắc bệnh, trong đó có 4.762 bệnh nhân tử vong.

Tại châu Phi, theo Bộ Y tế Ai Cập, ghi nhận thêm 969 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số người mắc bệnh lên 76.222 ca. Đây là mức tăng ca nhiễm mới theo ngày thấp nhất kể từ ngày 19/6. Số ca tử vong tại Ai Cập tăng lên 3.422 người.

Tại Nam Phi, số ca nhiễm Covid-19 mới theo ngày vẫn tăng cao, với 8.971 trường hợp được ghi nhận trong 24 giờ qua, nâng tổng số người mắc bệnh lên 205.721, cao nhất lục địa này.

Bất chấp số ca nhiễm và tử vong gia tăng, Nam Phi đã bắt đầu bước vào giai đoạn hai của lộ trình mở cửa trường học, khi hàng nghìn học sinh bắt đầu quay trở lại trường trong ngày 6/7 sau gần 4 tháng trường học đóng cửa để ngăn dịch bệnh lây lan. Trong giai đoạn này, các học sinh từ lớp 6 và lớp 11 quay trở lại học tập. Tháng trước, nhóm học sinh lớp 7 và lớp 12 đã trở lại trường học.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngày 6/7, Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo, đại dịch này có thể khiến nửa triệu người tử vong do AIDS, nếu việc điều trị bị gián đoạn trong thời gian dài, đồng thời cảnh báo đại dịch đang hủy hoại những tiến bộ đạt được trong cuộc chiến chống HIV/AIDS suốt nhiều năm qua.

Nhóm người có nguy cơ mắc HIV/AIDS cao đang đối mặt với rủi ro lớn hơn do các biện pháp phong tỏa và việc phân phối thuốc men bị gián đoạn. Nghiên cứu công bố ngày 6/7 cho thấy, đại dịch đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận thuốc kháng virus PrEP trong các cộng đồng có nguy cơ cao.

Theo khảo sát trên 3.500 bệnh nhân do trung tâm y tế tại Boston, Mỹ tiến hành, tỷ lệ ngưng sử dụng thuốc giữa chừng trong chương trình đã tăng 278% trong 4 tháng đầu năm nay. Số bệnh nhân nhận được thuốc PrEP đã giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

WHO ước tính, nếu các biện pháp phòng Covid-19 gây gián đoạn chương trình điều trị HIV trong 6 tháng, sẽ có thêm 500.000 người tử vong. Khảo sát do WHO tiến hành cho thấy 73 quốc gia đã cảnh báo về nguy cơ hết thuốc kháng virus cao do đại dịch. 24 quốc gia có trữ lượng thuốc vô cùng thấp hoặc nguồn cung dược phẩm thiết yếu bị gián đoạn.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ quan ngại trước các số liệu này, nhấn mạnh rằng thế giới không thể để đại dịch Covid-19 đảo ngược các thành tựu toàn cầu trong việc ứng phó AIDS.

Tin thế giới ngày 6/7: Trung Quốc-Canada căng thẳng, Tehran 'mập mờ' với Bắc Kinh, Huawei 'bám' vào Anh và căng thẳng Israel-Palestine

Tin thế giới ngày 6/7: Trung Quốc-Canada căng thẳng, Tehran 'mập mờ' với Bắc Kinh, Huawei 'bám' vào Anh và căng thẳng Israel-Palestine

TGVN. Vấn đề Hong Kong, quan hệ Iran-Trung Quốc, xung đột Israel-Palestine, Huawei và đại dịch Covid-19 là các sự kiện quốc tế nổi bật ...

Covid-19 ở Việt Nam: Thêm 14 ca mới nhập cảnh, 81 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng

Covid-19 ở Việt Nam: Thêm 14 ca mới nhập cảnh, 81 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng

TGVN. Bản tin lúc 18h ngày 6/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết đã ghi nhận thêm 14 ca ...

Dịch Covid-19: Số ca nhiễm tại châu Á tiếp tục tăng mạnh, thêm quan chức Pakistan dương tính với SARS-CoV-2

Dịch Covid-19: Số ca nhiễm tại châu Á tiếp tục tăng mạnh, thêm quan chức Pakistan dương tính với SARS-CoV-2

TGVN. Ngày 6/7, Bộ trưởng Y tế Pakistan Zafar Mirza tiết lộ, ông có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Hoa hậu Thùy Tiên vui mừng hội ngộ nhóm Quang Linh Vlogs

Hoa hậu Thùy Tiên vui mừng hội ngộ nhóm Quang Linh Vlogs

Khoảnh khắc Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlogs và cậu bé 'Lôi Con' hội ngộ gây 'sốt' mạng xã hội.
Nhiều công trình ý nghĩa được Đội Công binh Việt Nam thực hiện hướng tới kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều công trình ý nghĩa được Đội Công binh Việt Nam thực hiện hướng tới kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đội Công binh Việt Nam gấp rút hoàn thành các công trình hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại khu vực Abyei.
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh hồi tháng 4, Mỹ đã bác dự thảo nghị quyết kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ.
Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga Anatoly Antonov tuyên bố, các biện pháp trừng phạt làm tăng sự hoài nghi về tính xây dựng của vai trò của Mỹ trên thế giới.
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động