Cập nhật 9h ngày 26/9: Hơn 32,7 triệu người nhiễm Covid-19 toàn cầu, Nga dùng vaccine làm đòn bẩy kinh tế và chính trị

TGVN. Theo thống kê của trang Worldometers, 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 32.718.131 ca nhiễm và 992.126 ca tử vong do Covid-19, tăng lần lượt 335.927 và 5.286 ca sau 24 giờ, trong khi 24.145.803 người đã bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
0039-cap-nhat-7h-tgvn
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 32.718.131 ca nhiễm và 992.126 ca tử vong do Covid-19.

Bảng thống kê của Đại học Johns Hopkins cho thấy, số ca Covid-19 được xác nhận thông qua xét nghiệm ở Mỹ hiện là hơn 7 triệu người, nhiều nhất trên thế giới. Sau Mỹ là Ấn Độ và Brazil với lần lượt 5,8 triệu và 4,7 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, là 3 nước lần lượt có số bệnh nhân cao nhất thế giới.

Trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Nga đang đàm phán và đã nhận được yêu cầu cung cấp 1,2 tỷ liều vaccine cho hơn 10 nước ở châu Á, Nam Mỹ và Trung Đông. Đây được coi là một bước tiến có thể mang tới cho Nga đòn bẩy kinh tế và chính trị vô cùng giá trị trên trường quốc tế.

Theo hãng Thông tấn Sofia, Quỹ Đầu tư trực tiếp (RFDI) và Công ty Dược phẩm Himrar của Nga đã đồng ý sẽ cung cấp thuốc Avifavir chống Covid-19 cho 17 quốc gia, trong đó có Bulgaria.

Theo RFID, Avifavir đã được cung cấp cho Belarus, Bolivia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Turkmenistan và Uzbekistan và dự kiến sẽ được cung cấp tiếp cho 17 quốc gia khác. Cụ thể, Nga sẽ cung cấp loại thuốc trên cho Argentina, Bulgaria, Brazil, Chile, Colombia, Ecuador, El Salvador, Honduras, Kuwait, Panama, Paraguay, Saudi Arabia, Serbia, Slovakia, Nam Phi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Uruguay.

Vào tháng 5 năm nay, Avifavir đã được Bộ Y tế Nga cấp phép trở thành loại thuốc đầu tiên trên thế giới dựa trên chất favipiravir điều trị Covid-19. Kể từ tháng 4/2020, 408 bệnh nhân nhiễm Covid-19 được xác nhận đã tham gia thử nghiệm tại 35 trung tâm y tế trên khắp nước Nga.

Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 7.230.487 ca nhiễm và 208.266 người chết, tăng lần lượt 51.447 và 865 ca so với một ngày trước đó. Các quan chức y tế Mỹ chỉ ra rằng Covid-19 đang chuyển hướng tấn công người trẻ tuổi, khi 23% số ca nhiễm được báo cáo là từ 18 đến 29 tuổi.

Trong khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố, Mỹ sẽ có đủ vaccine Covid-19 cho tất cả người dân vào tháng 4/2021, giới chuyên gia y tế tỏ ra thận trong hơn, cho rằng, kịch bản mà ông chủ Nhà Trắng mong muốn chỉ có thể xảy ra sớm nhất vào giữa năm sau.

Tại Bắc Mỹ, tổng số bệnh nhân Covid-19 hiện là 8,6 triệu người, sau Mỹ lần lượt là các nước Mexico và Canada với 715.000 bệnh nhân (tăng thêm 5.400 ca) và 150.000 ca (tăng thêm 1.300 ca).

Trong khi đó, tổng số bệnh nhân tại khu vực Nam Mỹ là hơn 7,8 triệu người (tăng 63.000 người) và 246.000 người đã tử vong, trong đó Brazil có tới 4,6 triệu bệnh nhân (tăng 32.000 người). Argentina ghi nhận mức tăng số ca nhiễm mới trong ngày cao thứ hai khu vực – 12.900 ca lên 691.000 bệnh nhân. Sau Brazil, Peru và Colombia hiện là hai nước có số bệnh nhân cao thứ hai và ba tại khu vực Nam Mỹ, hơn 790.000 bệnh nhân.

Brazil còn là vùng dịch lớn thứ ba thế giới, với số người nhiễm Covid-19 tăng 29.704 trong 24 giờ qua, lên 4.689.613. Giới chuyên gia Brazil nhận định, các mô hình cho thấy, nước này đã qua đỉnh dịch, nhưng vẫn cảnh báo tình hình có thể đột ngột xấu đi, nếu chính quyền địa phương cho phép tái mở cửa kinh tế quá sớm, không siết chặt các biện pháp cách biệt cộng đồng.

Chính phủ Brazil thông báo quyết định gia hạn thêm 30 ngày lệnh cấm nhập cảnh với người nước ngoài. Lệnh cấm được áp dụng đối với mọi hình thức nhập cảnh gồm đường bộ, hàng không và đường biển. Tuy nhiên, lệnh cấm này sẽ loại trừ một số trường hợp ngoại lệ, bao gồm người nhập cư có hộ khẩu thường trú trong nước; chuyên gia đang thực thi nhiệm vụ của một tổ chức quốc tế; hành khách quá cảnh mà không rời khỏi khu vực cách ly của sân bay; và người nước ngoài có vợ, chồng, hoặc con là người mang quốc tịch Brazil.

Tại châu Á, số bệnh nhân Covid-19 đã vượt ngưỡng 10 triệu người, cụ thể là 10.056.105 bệnh nhân, trong đó số ca tử vong là hơn 186.000 ca. Trong 24 giờ qua, toàn châu lục ghi nhận thêm 120.155 ca nhiễm mới. Ấn Độ tiếp tục là nước chịu ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất trong khu vực với hơn 85.000 ca nhiễm mới, lên mức 5,9 triệu bệnh nhân, trong đó hơn 93.000 người đã tử vong. Số ca nhiễm mới trong một ngày qua tại Indonesia là 4.823 ca – cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Là vùng dịch lớn thứ hai thế giới, số ca nhiễm tại Ấn Độ tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác và chưa có dấu hiệu đạt đỉnh. Tuy nhiên, Ấn Độ tuần qua mở cửa trở lại đền Taj Mahal sau 6 tháng ngừng đón khách du lịch. Số người tham quan mỗi ngày được giới hạn ở mức 5.000, so với trung bình 20.000 trước đại dịch. Vé vào đền chỉ được bán online, có khoảng 300 vé được bán ra trong ngày đầu mở cửa. Khách tham quan được kiểm tra thân nhiệt và phải tuân thủ quy định giữ khoảng cách với những người khác.

Myanmar tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Bộ Giao thông và Truyền thông Myanmar ngày 25/9 đã quyết định kéo dài lệnh đình chỉ hoạt động dịch vụ hàng không quốc tế đến cuối tháng 10. Để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 từ các trường hợp nhập cảnh qua đường hàng không, Chính phủ Myanmar đã đình chỉ hoạt động của các chuyến bay quốc tế kể từ ngày 30/3, sau khi phát hiện ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên ở quốc gia Đông Nam Á này ngày 23/3.

Châu Âu tiếp tục là điểm nóng dịch bệnh của thế giới khi chứng kiến tốc độ gia tăng số ca nhiễm mới cao ở nhiều nước. Số bệnh nhân tại châu lục này hiện là 4,75 triệu người, tăng hơn 60.000 người trong 24 giờ qua, và có 218.000 người đã tử vong (tăng thêm 668 trường hợp).

Nga tiếp tục là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với hơn 1,13 triệu bệnh nhân (tăng thêm 7.200 ca), tiếp đến là Tây Ban Nha – 735.00 ca, Pháp tiếp tục ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ nhất với 15.700 ca - là mức tăng cao nhất tại châu Âu trong 24 giờ qua, lên tổng số 513.000 bệnh nhân Covid-19, trong đó hơn 31.660 người đã tử vong. Sau Pháp, Anh và Ukraine là hai nước ở châu Âu có mức tăng khá cao – lần lượt là 6.800 và 3.500 người trong ngày qua.

Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, nhiều nước tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng dịch. Đan Mạch đã quyết định kéo dài các quy định hạn chế hiện nay tới ngày 18/10. Quy định hạn chế các hoạt động tụ họp nơi công cộng ở mức dưới 50 người hiện nay cũng sẽ được áp dụng đối với những sự kiện được tổ chức một cách cá nhân kể từ ngày 26/9. Tương tự, Chính phủ Czech tuyên bố sẽ thắt chặt các biện pháp hạn chế đối với các hoạt động công cộng và tụ tập đông người từ tuần tới.

Trong bối cảnh số ca nhiễm mới bệnh Covid-19 có chiều hướng gia tăng mạnh trở lại, các cơ quan chức năng của Đức tiếp tục mở rộng danh sách các nước và khu vực ở châu Âu có nguy cơ cao mắc Covid-19. Có hai quốc gia EU là CH. Czech và Luxembourg nằm trọn trong danh sách cập nhật công bố ngày 25/9. Ngoài ra, Đức cũng bổ sung thêm bang Tyrol của Áo, vốn nằm giáp Đức và là khu nghỉ dưỡng ưa thích của người Đức, vào danh sách này. Luxembourg - giáp với bang Saarland và Rheinland-Pfalz của Đức - từng chỉ trích việc đóng cửa biên giới và cảnh báo đi lại của Đức. Tại quốc gia nhỏ bé với khoảng 630.000 dân này, nhiều người đi lại thường xuyên qua biên giới, nhưng được miễn các quy định kiểm dịch.

Với việc cập nhật danh sách này, Bộ Ngoại giao Đức cũng sẽ ra những cảnh báo đi lại với các nước/khu vực tương ứng. Theo đó, các trường hợp trở về Đức từ các nước/khu vực có nguy cơ cao phải tiến hành xét nghiệm 48 giờ trước hoặc sau khi nhập cảnh. Cảnh báo đi lại không phải là lệnh cấm, nhưng có tác dụng răn đe đáng kể nhằm hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2 với các trường hợp trở về từ những vùng rủi ro, đặc biệt cảnh báo đi lại cho phép du khách có thể hủy đặt phòng miễn phí. Cho đến nay, Đức đã đưa 15/27 quốc gia EU vào danh sách các nước/khu vực có nguy cơ mắc cao Covid-19. Ba Lan là nước duy nhất trong số 9 quốc gia láng giềng của Đức nằm ngoài danh sách này.

Trong khi đó, số ca mắc Covid-19 mới ở Đức tiếp tục tăng khi ngày 25/9 ghi nhận thêm gần 2.400 ca, trong đó riêng bang Nordrhein-Westfalen có thêm gần 600 ca. Tổng số bệnh nhân ở Đức hiện đã lên tới gần 281.400 người, với 9.419 ca tử vong do virus SARS-CoV-2. Với 160 ca nhiễm mới trong ngày, thủ đô Berlin dự định trong tuần tới sẽ thông báo siết chặt các biện pháp chống Covid-19, trong đó có khả năng áp đặt trở lại các biện pháp hạn chế tiếp xúc như đã thực hiện tới cuối tháng 6. Theo thông báo của Bộ Y tế Đức, nước này hiện đã mua được khoảng 1,2 tỷ chiếc khẩu trang để sử dụng trong cuộc chiến chống Covid-19. Trong năm nay và năm tới, Đức dự định tích trữ khoảng 5,9 tỷ chiếc khẩu trang loại y tế và FFP2.

Tại châu Phi, tổng số bệnh nhân hiện là 1,45 triệu người, tăng 7.000 bệnh nhân trong 24 giờ qua. Nam Phi là vùng dịch lớn thứ 10 thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 667.049 ca nhiễm và 16.283 ca tử vong, tăng lần lượt 1.861 và 77. Số ca nhiễm tại nước này chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm ở châu Phi. Các hạn chế về di chuyển và kinh doanh đã dần được nới lỏng kể từ tháng 6, nhưng Mam Phi vẫn đóng biên giới để tránh các ca ngoại nhập. Tổng thống Nam Phi thông báo dỡ bỏ hầu hết hạn chế từ 20/9 và sẽ mở biên với hầu hết quốc gia từ 1/10.

Ngày 25/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo châu Phi đã thoát khỏi giai đoạn đỉnh dịch khi trong hai tháng qua, tốc độ lây lan virus SARS-CoV-2 tại châu lục này đã giảm đáng kể. Tính riêng trong giai đoạn 4 tuần vừa qua, "Lục địa Đen" chỉ ghi nhận 77.147 ca mắc Covid-19, thấp hơn nhiều so với 131.647 ca trong cùng quãng thời gian trước đó.

Tại Trung Đông, Iraq và Israel cũng ghi nhận các mức tăng số ca nhiễm mới lần lượt là 4.500 và 5.700 ca, cao nhất khu vực.

Lễ hội Carnival Rio de Janeiro lần đầu tiên sau 108 năm không được tổ chức

Lễ hội Carnival Rio de Janeiro lần đầu tiên sau 108 năm không được tổ chức

TGVN. Lần đầu tiên trong lịch sử 108 năm tồn tại, lễ hội Carnival Rio de Janeiro nổi tiếng thế giới của Brazil sẽ buộc ...

Covid-19 ở Việt Nam sáng 26/9: Không có ca mắc mới, phòng chống dịch sẽ gặp khó khi mùa Đông đến

Covid-19 ở Việt Nam sáng 26/9: Không có ca mắc mới, phòng chống dịch sẽ gặp khó khi mùa Đông đến

TGVN. Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia 6g sáng ngày 26/9 cho biết, Việt Nam không có thêm ca mắc Covid-19 mới. Đến ...

Cập nhật 7h ngày 25/9: EU báo động dịch Covid-19 tồi tệ nhất, số ca nhiễm ở Pháp cao chưa từng có, Mỹ-Trung đối đầu trực diện vì đại dịch

Cập nhật 7h ngày 25/9: EU báo động dịch Covid-19 tồi tệ nhất, số ca nhiễm ở Pháp cao chưa từng có, Mỹ-Trung đối đầu trực diện vì đại dịch

TGVN. Tính đến 6h ngày 25/9, trang thống kê Worldometers ghi nhận 32.382.295 ca Covid-19 trên toàn cầu, trong đó có 986.841 trường hợp không ...

(theo AFP, Reuters, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là một trong 3 đột phá chiến lược của Việt ...
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4 ghi nhận đồng USD tăng sau khi một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ được công bố.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

Tin không vui đến với đội tuyển U23 Việt Nam khi Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nặng và nhiều khả năng sẽ chia tay giải bóng đá U23 ...
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động