Cập nhật Covid-19 ngày 15/1: Số ca tử vong toàn cầu vượt 2 triệu; Trung Quốc ghi nhận số ca mới cao nhất trong 10 tháng; Anh-Pháp cấp tập hành động

Thế Việt
TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay toàn cầu ghi nhận 93.533.471 ca nhiễm Covid-19, trong đó số ca tử vong đã vượt 2 triệu người và 66.812.623 bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 15/1: Số ca tử vong toàn cầu vượt 2 triệu;Trung Quốc ghi nhận số ca mới cao nhất trong 10 tháng; Anh-Pháp cấp tập hành động

Tính theo khu vực, Bắc Mỹ có nhiều ca nhiễm Covid-19 nhất (27.224.526 ca, trong đó có 574.699 người tử vong) trong khi châu Âu ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (612.762 ca trong tổng số 26.897.440 người mắc bệnh).

Châu Á hiện có hơn 21,8 triệu ca nhiễm, trong đó có 353.324 ca tử vong trong khi Nam Mỹ đã ghi nhận hơn 14,3 triệu ca nhiễm và 383.490 ca tử vong.

* Tại Bắc Mỹ, nước Mỹ chiếm đa số ca nhiễm của khu vực (hơn 23,8 triệu ca), trong đó có 397.767 ca tử vong. Tiếp đến là Mexico đã ghi nhận gần 1,59 triệu ca nhiễm, trong đó có 137.916 ca tử vong.

Giới chức y tế Chile cho biết, nước này vừa phát hiện 15 trường hợp nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc ban đầu từ Anh.

* Tại châu Âu, Nga Anh đều ghi nhận hơn 3,2 triệu ca nhiễm trong khi Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Đức đều có hơn 2 triệu ca; Ba Lan và Ukraine cũng ghi nhận hơn 1,1 triệu ca. Anh là nước có nhiều ca tử vong nhất với 86.015 ca, Italy đứng thứ hai với 80.848 ca.

Từ 4 giờ sáng 15/1 (theo giờ địa phương), Anh đã đóng cửa biên giới với hơn 10 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Nam Mỹ cùng với Bồ Đào Nha do lo ngại nguy cơ lây nhiễm một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Brazil.

Cụ thể, biên giới các nước và vùng lãnh thổ Nam Mỹ bị đóng với Anh gồm Argentina, Brazil, Bolivia, Cape Verde, Chile, Colombia, Ecuador, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Panama, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay và Venezuela.

Tuy nhiên, quyết định này không áp dụng đối với các trường hợp nhập cảnh là công dân Anh và Ireland cũng như vận tải hàng hóa.

Tại Pháp, Thủ tướng Jean Castex thông báo sẽ triển khai thực hiện lệnh giới nghiêm toàn quốc vào 18h hằng ngày, bắt đầu từ ngày 16/1 tới, nhằm ứng phó với tình hình dịch bệnh hiện nay.

Theo đó, ngoại trừ các dịch vụ khẩn cấp, toàn bộ các cửa hàng và dịch vụ đều phải đóng cửa vào thời gian nói trên.

Theo Thủ tướng Jean Castex, việc áp dụng giới nghiêm từ 18h cho thấy rõ hiệu quả khi tỷ lệ nhiễm tại các địa phương thực hiện biện pháp này thấp hơn từ 2 đến 3 lần so với các nơi khác. Thủ tướng Jean Castex đánh giá so với các nước láng giềng, Pháp đã kiểm soát được dịch bệnh song tình hình vẫn "mong manh". Ông cảnh báo các bệnh viện vẫn chịu sức ép quá tải.

Thị trưởng thủ đô Moscow của Nga Sergei Sobyanin cho biết, tình hình sẽ cải thiện nhờ tiêm phòng, đồng thời tuyên bố thành phố này có thể quay trở lại cuộc sống bình thường vào khoảng tháng 5.

Chính quyền Moscow cũng đang phát triển một hệ thống nới lỏng hạn chế cho những người đã nhiễm SARS-CoV-2 và có kháng thể.

Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo, EU đang thúc đẩy phát triển 24 dự án liên quan tới việc thu thập huyết tương của những người được chữa khỏi bệnh Covid-19. Các huyết tương này được sử dụng phục vụ cho công tác nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19.

Công tác nghiên cứu này được cơ chế “Công cụ Hỗ trợ Khẩn cấp” của EU (ESI) tài trợ với tổng chi phí 36 triệu Euro. Các dự án sẽ được thực hiện tại 14 quốc gia thành viên EU và tại Vương quốc Anh.

* Tại Nam Mỹ, Brazil có nhiều ca nhiễm nhất với 8,3 triệu trường hợp, trong khi Colombia, Argentina và Peru đã ghi nhận trên 1 triệu ca nhiễm và trên dưới 40.000 ca tử vong.

Từ ngày 15/1, bang Amazonas ở miền Bắc Brazil thực hiện lệnh giới nghiêm từ 19h-6h để khống chế sự lây lan của dịch bệnh, trong bối cảnh số ca nhiễm mới tại bang này tiếp tục tăng và các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải, thiếu giường bệnh và máy thở.

Theo chuyên gia Felipe Naveca nghiên cứu về biến thể của SARS-CoV-2 tại bang Amazonas, biến thể của SARS-CoV-2 mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là đáng lo ngại có thể đã lây lan khắp Brazil và có thể phát triển trội hơn tại Amazonas.

* Tại châu Á, Ấn Độ ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất, hiện đã lên hơn 10,5 triệu ca và nhiều ca tử vong nhất (151.954 ca). Số ca nhiễm tại Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt 2,3 triệu trong khi của Iran vượt 1,3 triệu. Iran cũng là nước có nhiều ca tử vong thứ hai châu lục với 56.538 ca.

Ngày 15/1, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đại lục ghi nhận 144 ca mắc mới bệnh Covid-19 trong ngày 14/1, trong đó có 135 ca lây nhiễm cộng đồng. Đây là số ca nhiễm mới trong một ngày cao nhất trong hơn 10 tháng qua tại Trung Quốc đại lục.

Trong số các ca lây nhiễm mới trong nước, tỉnh Hà Bắc có 90 ca, Hắc Long Giang 43 ca, các tỉnh Quảng Tây và Thiểm Tây mỗi nơi có 1 ca. Như vậy, tính đến hết ngày 14/1, Trung Quốc đại lục đã có tổng cộng 87.988 ca nhiễm, trong đó 4.635 ca tử vong.

Trong khi đó, tại Hàn Quốc ghi nhận ngày thứ 4 liên tiếp có số ca nhiễm mới theo ngày ở mức 500 ca.

Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), ngày 15/1 ghi nhận 513 ca nhiễm mới, trong đó 484 ca lây nhiễm cộng đồng, giảm nhẹ so với 524 ca ghi nhận ngày 14/1.

Những con số trên cho thấy làn sóng dịch bệnh thứ 3 tại Hàn Quốc đã giảm sau khi trải qua đỉnh dịch. Tổng số ca mắc Covid-19 trên cả nước tính đến nay là 71.241 ca, trong đó có 1.217 ca không qua khỏi, tăng thêm 22 trường hợp trong 24 giờ qua.

Tại Nhật Bản, số ca nhiễm mới gia tăng mạnh trong những ngày gần đây đã khiến hệ thống y tế tại nhiều địa phương đối mặt với nguy cơ quá tải. Hiện tỷ lệ sử dụng giường bệnh tại các bệnh viện và cơ sở y tế điều trị bệnh nhân Covid-19 ở thủ đô Tokyo là 80%, Osaka 66%, Fukushima 60% và Gifu 63%.

Riêng tại thành phố Kobe thuộc tỉnh Hyogo, tỷ lệ này lên tới 96% với 154/160 giường đang được sử dụng. Có nhiều ca lây nhiễm trong gia đình (347 trường hợp), tiếp đến là lây nhiễm tại nơi làm việc và các địa điểm ăn uống. Tuy nhiên, lây nhiễm tại nơi làm việc dường như đang có xu hướng tăng lên sau kỳ nghỉ Tết dương lịch vừa qua.

* Châu Phi ít bị ảnh hưởng hơn nhưng cũng đã ghi nhận hơn 3,1 triệu ca nhiễm và 76.822 ca tử vong. Nam Phi chiếm đa phần trong số này với 1.296.806 ca nhiễm và 35.852 ca tử vong.

Giám đốc WHO khu vực châu Phi Matshidiso Moeti cho biết, các quốc gia trong châu lục hiện đang trải qua làn sóng thứ 2 của dịch Covid-19 với mức độ nghiêm trọng hơn nhiều so với làn sóng thứ nhất.

Đề cập biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tìm thấy tại Nam Phi hồi tháng 12/2020, bà Moeti nhấn mạnh, theo kết quả từ các phân tích, đây là biến thể 501Y.V2 có khả năng lây lan nhanh và do đó có thể là nguyên nhân khiến số ca mắc Covid-19 tăng đột biến không chỉ tại Nam Phi mà còn cả khu miền Nam châu Phi. Hiện biến thể này đã được tìm thấy ở Botswana, Zambia và Gambia.

Theo Giám đốc WHO khu vực châu Phi, hiện tổ chức này đang tiếp tục mở rộng việc tìm hiểu sự lây lan của chủng 501Y.V2 tại các nước khác trong khu vực.

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Phi kêu gọi các quốc gia trong châu lục khẩn trương tiến hành các bước chuẩn bị để sẵn sàng phân phối vaccine ngừa Covid-19 sau khi Liên minh châu Phi (AU) thông báo đã đảm bảo được 270 triệu liều.

* Liên quan vaccine ngừa Covid-19, người đứng đầu bộ phận thuốc và an toàn thuốc của Viện Paul Erich (Đức) Brigitte Keller-Stanislavsky cho biết, viện này đang kiểm tra để xác minh việc có 10 người tử vong sau khi được tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Hãng Pfizer/BioNTech.

Phát biểu họp báo, bà Keller-Stanislavsky nói rằng: "Cho đến ngày hôm qua đã có 9 trường hợp tử vong, hiện tại các chuyên gia chờ thêm thông tin từ bang Hạ Saxony về một trường hợp tử vong nữa".

Tại Canada, Thủ tướng Justin Trudeau cho biết, chính phủ của ông không có kế hoạch áp dụng “hộ chiếu vaccine” chứng thực một người đã được tiêm phòng, ở cấp liên bang đối với người dân người Canada.

Chuẩn bị chiến dịch giải cứu kinh tế Mỹ, Tổng thống đắc cử Joe Biden đề xuất gói kích thích 1,9 nghìn tỷ USD

Chuẩn bị chiến dịch giải cứu kinh tế Mỹ, Tổng thống đắc cử Joe Biden đề xuất gói kích thích 1,9 nghìn tỷ USD

TGVN. Ngày 14/1, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã đưa ra đề xuất gói kích thích kinh tế trị giá 1,9 nghìn tỷ ...

Tin thế giới 14/1: Ông Trump và 2 lần luận tội - 'ở ngoài đó có ai đang chiến đấu vì tôi không?'; IRGC được 'cổ vũ' phá hủy B-52 Mỹ

Tin thế giới 14/1: Ông Trump và 2 lần luận tội - 'ở ngoài đó có ai đang chiến đấu vì tôi không?'; IRGC được 'cổ vũ' phá hủy B-52 Mỹ

TGVN. Hạ viện Mỹ quyết luận tội, ông Trump 'dốc bầu tâm sự', tình hình Iran, điều tra nguồn gốc SARS-CoV-2, Iran bắt tàu chở ...

Cập nhật Covid-19 ngày 14/1: Anh, Đức ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 cao nhất kể từ đầu dịch; Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ áp đặt phong tỏa trở lại

Cập nhật Covid-19 ngày 14/1: Anh, Đức ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 cao nhất kể từ đầu dịch; Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ áp đặt phong tỏa trở lại

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay thế giới ghi nhận 92.728.189 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.985.095 ca tử vong và 66.272.360 ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'.
Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Năm 2024, Tiền Giang thu hút thêm 6 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 39 lượt dự ...
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động