Cập nhật Covid-19 ngày 17/3: Pháp 'lâm' làn sóng thứ 3; WHO nói về hộ chiếu vaccine, sắp tiết lộ kết quả điều tra nguồn gốc virus

Thế Việt
TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 121,2 triệu người mắc Covid-19, trong đó có hơn 2,68 triệu trường hợp tử vong và gần 97,78 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 17/3: Pháp 'lâm' làn sóng thứ 3; WHO nói về hộ chiếu vaccine, sắp tiết lộ kết quả điều tra nguồn gốc virus

* Châu Mỹ hiện ghi nhận hơn 54,1 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 1,05 triệu ca thiệt mạng, là châu lục có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới do đại dịch.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 với xấp xỉ 30,2 triệu ca mắc và 549.367 ca tử vong,

Ngày 16/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi những người ủng hộ ông tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trong bối cảnh những quan ngại đang gia tăng do các kết quả thăm dò cho thấy sự do dự tiêm chủng của những người theo đảng Cộng hòa.

Ông Trump nêu rõ: "Tôi sẽ khuyến nghị tiêm chủng đối với những người không muốn tiêm và nhiều người đã bầu cho tôi, tuy nhiên chúng ta có quyền tự do". Ông Trump cũng nhấn mạnh rằng vaccine là "tuyệt vời và an toàn".

Brazil hiện là quốc gia có số ca nhiễm bệnh và tử vong cao thứ 2 thế giới, với lần lượt hơn 11,6 triệu ca và 282.400 ca.

Theo Bộ Y tế Brazil, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 2.841 ca tử vong do Covid-19, mức cao nhất kể từ đầu dịch. Số ca mắc cũng tăng 83.926 ca.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, hơn 13 thành phố thuộc bang Sao Paulo, tâm dịch của Brazil, đã ban bố lệnh phong tỏa trong 5 ngày, kể từ ngày 17/3. Hiện các bệnh viện ở bang này đang hoạt động với 90% công suất.

Brazil đang chứng kiến làn sóng lây nhiễm mới, một phần do biến thể mới bùng phát tại bang Amazonas ở miền Bắc.

* Tại châu Âu, đến nay có hơn 36,56 triệu bệnh nhân Covid-19, trong đó có 862.752 trường hợp tử vong.

Ngày 16/3, Thủ tướng Pháp Jean Castex nhận định, quốc gia này vừa bước vào làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ 3 với thách thức chủ yếu từ các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 khiến số ca nhập viện tiếp tục tăng mạnh tại một số vùng của Pháp.

Ngày 16/3, giới chức y tế Pháp thông báo thêm 29.975 ca mắc mới trên toàn quốc, nâng tổng số ca bệnh tại quốc gia này lên là 4.108.108. Trong khi đó, số ca tử vong vì Covid-19 tại nước này cũng tăng 408 ca trong một ngày, nâng tổng số ca tử vong lên là 91.170 ca.

Phát biểu trước Hạ viện Pháp, ông Castex cho biết, dịch bệnh đang kéo dài hơn dự tính và chính phủ tin tưởng chiến lược tiêm chủng quy mô lớn sẽ giúp khôi phục cuộc sống bình thường.

Chính phủ Pháp cam kết sẽ tiêm chủng mũi vaccine phòng Covid-19 đầu tiên cho ít nhất 10 triệu người đến giữa tháng 4, 20 triệu người đến giữa tháng 5 và 30 triệu người đến mùa Hè năm 2021.

Tính đến ngày 16/3, có 5.295.735 người tại Pháp đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng Covid-19, trong đó có 1,3 triệu người tiêm vaccine của AstraZeneca.

Tại Anh, các chuyên gia cảnh báo, nước này vẫn chưa ra khỏi vùng nguy hiểm trong bối cảnh các biến thể mới của virus vẫn gây nhiều thách thức và vẫn tồn tại nguy cơ vi phạm các quy định phòng dịch.

Tính đến ngày 16/3, Anh ghi nhận thêm 5.294 ca mắc bệnh Covid-19, nâng tổng số ca bệnh lên 4.268.821 ca, trong đó có 125.690 ca tử vong (tăng 110 ca so với một ngày trước đó).

Ngày 16/3 cũng là một ngày buồn đối với Italy khi ghi nhận thêm 502 ca tử vong do Covid-19, mức cao nhất kể từ cuối tháng 1.

Bộ Y tế Italy cho biết, số ca tử vong ở nước này đã tăng lên 103.001 ca, mức cao thứ hai ở châu Âu chỉ sau Anh. Số trường hợp nhập khoa điều trị tích cực cũng liên tục tăng.

Hiện Italy đang nỗ lực khống chế số ca mắc Covid-19, ghi nhận ở cả những người trẻ, do các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Với gần 20.400 ca mắc mới trong 24 giờ qua, hiện Italy có tổng cộng 3,2 triệu ca mắc đại dịch nguy hiểm này.

Tuy nhiên, điều tích cực là tiến độ tiêm chủng ngừa Covid-19 của nước này đã được cải thiện trong những ngày gần đây.

Tại CH Czech, chính phủ đang nỗ lực thúc đẩy chiến dịch viêm vaccine ngừa Covid-19 hướng tới mục tiêu ít nhất 70% dân số được tiêm vaccine, đồng thời mở rộng áp dụng quy định xét nghiệm bắt buộc đối với các công ty để duy trì hoạt động sản xuất.

Trước đó, phát biểu họp báo ngày 15/3, Bộ trưởng Y tế Czech Jan Blatný cho biết, các biện pháp hạn chế phòng chống dịch Covid-19 sẽ không được nới lỏng trước Lễ phục sinh vào đầu tháng 4 tới.

Trong những tuần gần đây, Czech nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ ca mắc và tử vong do Covid-19 cao nhất tại châu Âu.

Ngày 15/3, quốc gia Trung Âu này ghi nhận hơn 10.500 ca nhiễm mới và hơn 120 ca tử vong do mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm lên gần 1.413.000 và tổng số ca tử vọng lên gần 23.700. Hiện có gần 9.000 trường hợp mắc căn bệnh nguy hiểm này phải nhập viện

* Châu Á hiện ghi nhận hơn 26,36 triệu bệnh nhân nhiễm Covid-19, trong đó có 411.834 bệnh nhân tử vong.

Ngày 17/3, các cơ quan y tế Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ tiếp tục triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược AstraZeneca bất chấp việc một số nước châu Âu đã quyết định tạm dừng sử dụng loại vaccine này để điều tra các phản ứng phụ đã được báo cáo.

Cùng ngày, KDCA thông báo phát hiện thêm 469 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca bệnh ở Hàn Quốc lên 96.849 ca, trong đó có 1.686 bệnh nhân không qua khỏi.

Tại Israel, một đại diện của Bộ Tài chính nước này tiết lộ, đến nay đã chi khoảng 2,6 tỷ NIS (788,86 triệu USD) để mua khoảng 15 triệu liều vaccine ngừa Covid-19.

Israel còn mua thêm các lô vaccine trị giá 2,5 tỷ USD (758,5 triệu USD) để đề phòng có thể sử dụng đến trong mùa Hè tới. Như vậy, tổng số tiền mà Israel đã chi để mua vaccine ngừa Covid-19 đến nay lên tới 5,1 tỷ NIS (1,54 tỷ USD).

Sau 3 tháng thực hiện tiêm phòng toàn quốc, đến nay có khoảng 5,2 triệu người dân Israel (trên tổng số hơn 9 triệu dân) đã được tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên và 4,29 triệu người đã được tiêm đủ 2 mũi.

* Tại châu Phi, đến nay có hơn 4,08 triệu ca nhiễm bệnh, trong đó có 108.603 bệnh nhân tử vong.

Ngày 16/3, chính phủ Algeria thông báo gia hạn lệnh phong tỏa một phần hiện nay ở 16 tỉnh thêm hai tuần và áp đặt giới nghiêm từ 22h-5h.

* Liên quan cuộc điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19, ngày 16/3, người phát ngôn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Christan Lindmeier cho biết, các chuyên gia độc lập của cơ quan này, từng chuyến công tác điều tra ở Trung Quốc, rất có thể sẽ công bố báo cáo về nguồn gốc vào tuần tới.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, ông Lindmeier cho hay các chuyên gia đã thông báo với WHO về kế hoạch này.

Về vấn đề hộ chiếu vaccine điện tử, cùng ngày, WHO cho rằng, đây có thể là công cụ rất hữu ích nhưng đồng thời cảnh báo về việc sử dụng loại chứng nhận này, đặc biệt đối với các chuyến bay quốc tế trong bối cảnh tình hình thế giới “vô cùng hỗn độn”.

Tuy vậy, Giám đốc phụ trách các chương trình khẩn cấp của WHO Mike Ryan cũng nhấn mạnh, việc sử dụng chứng nhận tiêm chủng điện tử trên các chuyến bay quốc tế có thể không công bằng vì việc tiêm chủng ngừa Covid-19 hiện nay chưa được thực hiện rộng rãi và phân phối đồng đều trên thế giới.

Trưởng nhóm các nhà khoa học của WHO Soumya Swaminathan cho biết, tổ chức này đang phối hợp với các đối tác để phát triển giấy chứng nhận tiêm chủng điện tử do việc có chứng chỉ số trên điện thoại di động sẽ có lợi hơn là có chứng chỉ bằng giấy.

Bên cạnh những nỗi lo về bảo mật thông tin cá nhân, nhiều chuyên gia lo ngại “hộ chiếu vaccine điện tử” đó là gây ra tình trạng đặc quyền, sự kỳ thị và bất bình đẳng giữa người đã được và chưa được chủng ngừa.

TIN LIÊN QUAN
Xả súng hàng loạt ở Atlanta: Ít nhất 8 người tử vong, liệu có liên quan đến nhau?
Tấn công dồn dập ở Syria: Tên lửa bắn phá, khủng bố phục kích, hệ thống phòng không được kích hoạt
Tin thế giới 16/3: Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ-Nhật; Nga ấm ức; Triều Tiên gửi Mỹ 'lời khuyên thuốc súng'; Bắc Kinh hành động ở Myanmar?
Mỹ: Nếu Trung Quốc muốn cải thiện quan hệ, cần phải làm điều này đầu tiên
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca: 'Chính chủ' lên tiếng, WHO khuyến nghị tiếp tục tiêm, châu Âu cảnh giác, nước nào đã tạm ngừng?

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 17/2/2025: Ma Kết có nhiều ý tưởng mới

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 17/2/2025: Ma Kết có nhiều ý tưởng mới

Tử vi hôm nay 17/2/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 17/2/2025, Lịch vạn niên ngày 17 tháng 2 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 17/2/2025, Lịch vạn niên ngày 17 tháng 2 năm 2025

Lịch âm 17/2. Lịch âm hôm nay 17/2/2025? Âm lịch hôm nay 17/2. Lịch vạn niên 17/2/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Mỹ thăm dò đồng minh châu Âu, Pháp triệu tập hội nghị thượng đỉnh về Ukraine sau loạt tuyên bố tranh cãi của Washington

Mỹ thăm dò đồng minh châu Âu, Pháp triệu tập hội nghị thượng đỉnh về Ukraine sau loạt tuyên bố tranh cãi của Washington

Pháp thông báo sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu vào ngày 17/2 để thảo luận về chiến sự ở Ukraine và an ninh ...
Công đoàn Việt Nam đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

Công đoàn Việt Nam đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

Chủ tịch Quốc hội cho rằng cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động cần ra sức phấn đấu để góp phần đưa nước ta phát triển nhanh và ...
AU có chủ tịch mới, kêu gọi châu Phi đoàn kết chống chọi với những cú sốc toàn cầu

AU có chủ tịch mới, kêu gọi châu Phi đoàn kết chống chọi với những cú sốc toàn cầu

'Những biến động địa chính trị nhanh chóng và dữ dội đang gây ra sự hỗn loạn kinh tế và ngoại giao, báo hiệu sự tái cấu trúc địa chính ...
Nga tấn công nhà máy điện Ukraine, hơn 46.000 người sống trong băng giá, Kiev giành lại ngôi làng gần thành phố chiến lược Pokrovsk

Nga tấn công nhà máy điện Ukraine, hơn 46.000 người sống trong băng giá, Kiev giành lại ngôi làng gần thành phố chiến lược Pokrovsk

Nga đã tấn công và phá hủy nhà máy nhiệt điện ở Nikolaev (miền Nam Ukraine) trong đêm, khiến hơn 46.000 người dân không có điện sưởi ấm giữa mùa ...
Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Bạn cũ, lợi ích mới

Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Bạn cũ, lợi ích mới

Mối giao tình giữa hai nhà lãnh đạo cùng nhiều lợi ích song trùng là động lực thúc đẩy quan hệ Mỹ-Ấn tiến về phía trước.
Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 7/2 đã diễn ra một cách 'ấm áp'.
Thủ tướng Thái Lan thăm Trung Quốc: Khởi hành đầu năm, khai mở kỳ vọng

Thủ tướng Thái Lan thăm Trung Quốc: Khởi hành đầu năm, khai mở kỳ vọng

Chuyến 'du Xuân' của Thủ tướng Thái Lan được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả cụ thể, mà trước mắt là vấn đề sầu riêng và an toàn du lịch...
Bước ngoặt mới trên chính trường Bỉ

Bước ngoặt mới trên chính trường Bỉ

Sau 239 ngày không có chính phủ, cuối cùng vào ngày 3/2, lãnh đạo đảng bảo thủ Liên minh Flemish mới (N-VA) Bart De Wever trở thành Thủ tướng Bỉ.
Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á-Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ-Trung

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á-Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ-Trung

Cạnh tranh Mỹ-Trung dưới Chính quyền Trump 2.0 sẽ tiếp tục leo thang và định hình lại cục diện toàn cầu.
Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ I): Kiến tạo tầm nhìn mang đậm ‘phong cách Trump’ về vai trò lãnh đạo của Mỹ

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ I): Kiến tạo tầm nhìn mang đậm ‘phong cách Trump’ về vai trò lãnh đạo của Mỹ

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn nhận định 4 yếu tố tạo nên sức ảnh hưởng rất lớn của Tổng thống Trump và 5 thành tố của ‘học thuyết Trump’.
Mong đợi gì từ Hội nghị An ninh Munich 2025

Mong đợi gì từ Hội nghị An ninh Munich 2025

Hội nghị An ninh Munich năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới đầy biến động, phân mảnh và khó lường.
Xung đột Nga-Ukraine: 'Cơ hội lịch sử' bị đánh mất

Xung đột Nga-Ukraine: 'Cơ hội lịch sử' bị đánh mất

Nga từng tin tưởng rằng, Thỏa thuận Minsk-2, ký kết cách đây 10 năm trước tại Belarus, là cơ hội lịch sử để chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine.
Hội nghị Yalta: Cuộc gặp gỡ quyết định vận mệnh thế giới

Hội nghị Yalta: Cuộc gặp gỡ quyết định vận mệnh thế giới

Tròn 80 năm trước, Hội nghị Yalta không chỉ đánh dấu sự kết thúc của Thế chiến II mà còn khởi đầu trật tự thế giới mới.
Hiệp định Paris về Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm còn tươi mới

Hiệp định Paris về Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm còn tươi mới

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của Hiệp định Paris về Việt Nam vẫn nguyên giá trị.
Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bạn lớn được nhân dân Trung Quốc vô cùng kính trọng và cũng là người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Số phận của những con tàu thuộc 'hạm đội bóng tối' của Nga đang bị đe dọa trước động thái mới của một số quốc gia thuộc EU.
Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Quan hệ giữa Mỹ và hai 'ông lớn' Nam Á chứng kiến nhiều thăng trầm, nay chính quyền Tổng thống Trump 2.0 hứa hẹn tái định hình tam giác này.
Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Từ trường phái ngoại giao gấu trúc nổi tiếng, Trung Quốc dần hình thành một công cụ đối ngoại mới mang tên ngoại giao Mặt trăng.
Tổng thống Trump ưu ái Nhật Bản hay 'nước cờ bậc thầy' của Tokyo?

Tổng thống Trump ưu ái Nhật Bản hay 'nước cờ bậc thầy' của Tokyo?

Chắc chắn sẽ không có nhiều ngoại lệ trong những chính sách phục vụ mục tiêu 'nước Mỹ trên hết' của Tổng thống Trump.
Để ngoại giao thành phố trở thành công cụ đắc lực cho nền y tế toàn cầu

Để ngoại giao thành phố trở thành công cụ đắc lực cho nền y tế toàn cầu

Tiềm năng của ngoại giao thành phố vẫn chưa được khai thác đầy đủ, đặc biệt trong việc áp dụng phương pháp One Health.
Bài toán an ninh năng lượng cùng 'cuộc chia tay giằng xé' giữa EU và khí đốt Nga

Bài toán an ninh năng lượng cùng 'cuộc chia tay giằng xé' giữa EU và khí đốt Nga

Kể từ xung đột Nga-Ukraine, các nước EU đã tập trung tăng cường an ninh năng lượng, nhưng 'cuộc chia tay' khí đốt Nga chẳng mấy dễ dàng.
Phiên bản di động