Vaccine Covid-19 của AstraZeneca: 'Chính chủ' lên tiếng, WHO khuyến nghị tiếp tục tiêm, châu Âu cảnh giác, nước nào đã tạm ngừng?

Hoàng Hà
TGVN. Vaccine ngừa Covid-19 do hãng AstraZeneca (Thụy Điển) kết hợp cùng Đại học Oxford (Anh) phát triển đang vướng phải tranh cãi liên quan việc phát hiện một số bệnh nhân có cục máu đông sau khi tiêm chủng, khiến nhiều nước tạm ngừng sử dụng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca: 'Chính chủ' lên tiếng, WHO khuyến nghị tiếp tục tiêm, thêm nhiều nước châu Âu tạm ngừng. (Nguồn: Reuters)
Vaccine ngừa Covid-19 do hãng AstraZeneca kết hợp cùng Đại học Oxford phát triển đang vướng phải tranh cãi, khiến nhiều nước tạm ngừng sử dụng. (Nguồn: Reuters)

Hôm 15/3, Trưởng nhóm Vaccine Oxford thuộc Đại học Oxford, ông Andrew Pollard cho biết, không có mối liên quan giữa vaccine ngừa Covid-19 do trường này và hãng dược AstraZeneca cùng phát triển với bệnh huyết khối (cục máu đông).

Trước đó, hãng dược AstraZeneca và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng khẳng định, không phát hiện bằng chứng nào cho thấy vaccine của hãng làm tăng nguy cơ gây huyết khối, sau khi tiến hành đánh giá những người được tiêm vaccine của hãng.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, nhà khoa học hàng đầu của WHO Soumya Swaminathan kêu gọi mọi người không hoảng sợ và khuyến nghị các quốc gia tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca.

Về phần mình, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cũng cho biết, không có đủ cơ sở để kết luận vaccine này gây ra hiện tượng máu đông.

Theo EMA, tỷ lệ bị máu đông ở những người đã tiêm vaccine thấp hơn nhiều tỷ lệ người bị máu đông trong tổng thể dân số. Hiện tượng máu đông cũng không nằm trong các phản ứng phụ của vaccine.

Theo EMA, các quốc gia có thể tiếp tục tiêm vaccine của AstraZeneca bởi lợi ích của vaccine AstraZeneca vẫn lớn hơn rủi ro mà nó mang lại, đồng thời, tổ chức này vẫn sẽ tiếp tục theo dõi sự việc vì sự an toàn của cộng đồng.

Bên cạnh đó, EMA khuyến nghị nên bổ sung phản ứng dị ứng nghiêm trọng vào danh sách các tác dụng phụ có thể có của vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca.

EMA dự kiến sẽ tiến hành một cuộc họp khẩn cấp về vấn đề vaccine AstraZeneca vào ngày 18/3 tới.

Châu Âu cảnh giác

Mặc dù nhận được đảm bảo từ WHO và EMA, tuy nhiên, trong ngày 15/3, có thêm nhiều nước châu Âu thông báo ngừng sử dụng vaccine do AstraZeneca và Đại học Oxford phối hợp phát triển.

Ngày 15/3, Bộ Y tế Đức ra thông báo tạm ngừng sử dụng vaccine của AstraZeneca, dẫn khuyến nghị của Viện Paul Ehrlich (PEI), cơ quan phụ trách về vaccine của Đức, nói rằng: "Sau các tin tức mới về hiện tượng huyết khối có liên quan đến tiêm vaccine ở Đức và châu Âu, PEI thấy rằng cần xem xét kỹ lưỡng hơn".

Bộ Y tế Đức cũng khẳng định rất nghiêm túc với các báo cáo liên quan và thường xuyên kiểm tra tình hình dữ liệu. PEI và EMA cũng sẽ tổ chức các nhóm chuyên gia để "xem xét kỹ vấn đề".

Theo Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn, có 7 hiện tượng bị huyết khối và cho dù đây là "rủi ro rất thấp" trong số 1,6 triệu mũi tiêm vaccine đã tiến hành ở nước này nhưng sẽ là cao hơn mức trung bình nếu được xác nhận liên quan đến vaccine AstraZeneca.

Quan chức này cũng nhấn mạnh, quyết định tạm ngừng sử dụng vaccine là một biện pháp "thuần túy mang tính phòng ngừa", đồng thời bày tỏ hy vọng EMA sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể trong tuần này sau khi xem xét kỹ lưỡng các trường hợp.

Tiếp sau Đức, hai quốc gia châu Âu khác là PhápItaly cùng ngày cũng đưa ra quyết định tương tự.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói thêm, EMA dự kiến sẽ đưa ra hướng dẫn vào chiều 16/3 (theo giờ địa phương), trong khi cơ quan dược phẩm Italy AIFA cũng nhấn mạnh, việc ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca là "mang tính phòng ngừa và tạm thời" trong khi chờ hướng dẫn của EMA.

Trước đó, Đan Mạch là nước đầu tiên đình chỉ việc tiêm chủng vaccine AstraZeneca viện dẫn một số trường hợp bị chứng đông máu nghiêm trọng sau khi được tiêm vaccine này. Nhiều nước châu Âu sau đó cũng có quyết định tương tự là Na Uy, Iceland, Bulgaria, Ireland Hà Lan.

Ngoài các quốc gia châu Âu, ngày 15/3, tại Venezuela, Phó Tổng thống Delcy Rodriguez cũng cho biết, nước này sẽ không cấp phép cho vaccine ngừa Covid-19 của hãng AstraZeneca.

Lý do dẫn tới quyết định này được cho là do "ảnh hưởng của vaccine này đối với bệnh nhân".

Tại châu Á, cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin thông báo nước này sẽ hoãn phân phối vaccine của AstraZeneca và chờ WHO đánh giá lại.

Nhiều quốc gia tiếp tục tiêm chủng vaccine của AstraZeneca

Dù còn nhiều nghi ngờ ở châu Âu, nhiều quốc gia khác vẫn quyết định lựa chọn AstraZeneca là một trong những vaccine sử dụng để đối phó với Covid-19.

Tại Canada, Thủ tướng Justin Trudeau bày tỏ ủng hộ vaccine AstraZeneca, đồng thời cho biết các chuyên gia y tế nước này đảm bảo tất cả các loại vaccine phòng Covid-19 đang được sử dụng trong nước đều an toàn, bao gồm vaccine AstraZeneca.

Canada dự kiến sẽ bắt đầu nhận thêm vaccine AstraZeneca từ tháng 4/2021.

Sáng 16/3, Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg cũng cho biết, nước này không có kế hoạch ngừng sử dụng vaccine của AstraZeneca trong chương trình tiêm chủng ngừa Covid-19, viện dẫn xác nhận từ WHO và EMA.

Australia bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng toàn quốc tháng 2 vừa qua và bắt đầu sử dụng vaccine của AstraZeneca từ tuần trước.

Theo kế hoạch, phần lớn người dân Australia sẽ được tiêm chủng bằng vaccine của AstraZeneca và hiện nước này đã có hợp đồng mua 54 triệu liều vaccine của hãng này, trong đó 50 triệu liều sẽ được sản xuất ngay tại Australia từ cuối tháng 3 này.

Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Ukraine cho hay, nước này chưa phát hiện bất cứ trường hợp nào có phản ứng phụ để dẫn tới xem xét ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca.

Ukraine bắt đầu chương trình tiêm chủng từ cuối tháng 2. Nước này đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine của AstraZeneca mang tên Covishield và được sản xuất tại Ấn Độ. Trong 3 tuần tiêm chủng đầu tiên, mới chỉ có 53.000 người tiêm vaccine này, chủ yếu là bác sĩ và quân nhân.

Bỉ cũng là quốc gia nằm trong nhóm lựa chọn tiếp tục tiêm vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca, cho rằng, việc sử dụng vaccine AstraZeneca đem tới 'lợi ích nhiều hơn rủi ro'.

Tại châu Á, Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia Khairy Jamaluddin, đồng thời là người điều phối chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 của nước này, cho biết quốc gia Đông Nam Á sẽ tiếp tục mua và đặt hàng vaccine của hãng AstraZeneca.

Bộ trưởng Khairy cũng khẳng định, bộ này sẽ nghiên cứu dữ liệu lâm sàng về các sự cố đã xảy ra tại các quốc gia đã triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca và đưa ra kết luận về việc sử dụng vaccine này.

Cùng ngày, một quốc gia Đông Nam Á khác là Thái Lan thông báo sẽ tiếp tục dùng vaccine AstraZeneca từ ngày 16/3 sau một thời gian ngắn tạm ngừng.

Theo người phát ngôn Văn phòng chính phủ Thái Lan, Natreeya Thaweewong, Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha và các thành viên nội các sẽ là những người đầu tiên được tiêm vào ngày 16/3.

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Syria: Nga vô cùng lo ngại hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ khuyên quốc tế 'đừng nên đặt niềm tin'
AP: Mỹ đẩy mạnh hoạt động ở Biển Đông, thách thức nỗ lực của Trung Quốc hạn chế tự do hàng hải
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: 'Hòa bình ở Syria phụ thuộc vào sự hỗ trợ của phương Tây'
Tin thế giới 15/3: Mỹ bị lơ đẹp; Người dân Myanmar nổi giận, Trung Quốc thiệt hại nặng; Syria hứng đòn mới - 'bông hồng sa mạc' gặp nguy
Cập nhật Covid-19 ngày 15/3: Số người mắc bệnh vượt 120 triệu, cảnh báo nguy cơ ở Anh, AstraZeneca lên tiếng về lùm xùm vaccine, EU lạc quan
(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 21/10/2024, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 10 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 21/10/2024, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 10 năm 2024

Lịch âm 21/10. Lịch âm 21/10/2024? Âm lịch hôm nay 21/10. Lịch vạn niên 21/10/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Điểm tin thế giới sáng 21/10: Mỹ rò rỉ thông tin mật, Ấn Độ triệu tập họp khẩn, Moldova trưng cầu ý dân về gia nhập EU

Điểm tin thế giới sáng 21/10: Mỹ rò rỉ thông tin mật, Ấn Độ triệu tập họp khẩn, Moldova trưng cầu ý dân về gia nhập EU

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/10.
Quảng bá 3 địa phương Việt Nam tại Pháp và Italy

Quảng bá 3 địa phương Việt Nam tại Pháp và Italy

Từ 10-17/10, Bộ Ngoại giao phối hợp với hai Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Italy tổ chức chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại nước ...
Ngày Văn hóa ASEAN 2024 – Kết nối và tôn vinh văn hóa Đông Nam Á

Ngày Văn hóa ASEAN 2024 – Kết nối và tôn vinh văn hóa Đông Nam Á

Ngày Văn hoá ASEAN 2024 với chủ đề 'ASEAN vì tất cả mọi người' thu hút hơn 400 khách là các Đại sứ, Đại biện và phu nhân các nước ...
Thuỷ cung ở Trung Quốc sử dụng cá mập voi phiên bản robot

Thuỷ cung ở Trung Quốc sử dụng cá mập voi phiên bản robot

Đó là thuỷ cung Xiaomeisha Sea World ở Thâm Quyến, vừa mở cửa trở lại đón khách sau 5 năm tạm dừng cải tạo.
Bản đồ dẫn lối khám phá nghệ thuật cho tín đồ điện ảnh

Bản đồ dẫn lối khám phá nghệ thuật cho tín đồ điện ảnh

'Hướng dẫn viết về phim' là cuốn sách hữu ích, giúp nâng cao khả năng cảm nhận, bình luận, đánh giá về phim cho tín đồ điện ảnh.
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại Pakistan với sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao.
Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng nguyên thủ 9 nước SNG.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt' gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ...
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Bầu cử Mỹ dưới góc nhìn của tầng lớp trí thức Trung Quốc: Khi 'vầng hào quang' dần phai nhạt

Bầu cử Mỹ dưới góc nhìn của tầng lớp trí thức Trung Quốc: Khi 'vầng hào quang' dần phai nhạt

Tầng lớp trí thức Trung Quốc đang mất dần niềm tin đến cuộc bầu cử ở quốc gia 'kỳ phùng địch thủ'.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thật giả lẫn lộn, 'hội chứng Trump' và 'thuyết âm mưu' về gian lận diện rộng

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Thật giả lẫn lộn, 'hội chứng Trump' và 'thuyết âm mưu' về gian lận diện rộng

Càng đến gần ngày bầu cử tổng thống Mỹ 2024, càng nhiều thành viên thuộc đảng Cộng hòa đưa ra dự đoán sẽ có gian lận bầu cử.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Triều Tiên và Hàn Quốc đều đang có những động thái quân sự khiến căng thẳng bị đẩy lên cao.
Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược đang được phát triển của Việt Nam, qua trình bày của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, phản ánh một quốc gia đang đối mặt với ngã rẽ...
Truyền thông Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với chất lượng và trình độ cao hơn

Truyền thông Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với chất lượng và trình độ cao hơn

Báo chí Trung Quốc như Tân Hoa xã, Nhân dân nhật báo… đồng loạt đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Cường.
Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Việc bố trí các căn cứ quân sự hợp lý ở Trung Đông sẽ giúp Mỹ đối phó hiệu quả với những chiến thuật hiểm hóc của Iran.
Phiên bản di động