Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield đã kêu gọi cộng đồng quốc tế không nên đặt niềm tin vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới của Syria. (Nguồn: AP) |
Ông Karpov nói: “Nga vô cùng lo ngại việc Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đưa các thiết bị quân sự của và củng cố các cứ điểm trong khu vực dân cư Ain Isa ở tỉnh Raqqa. Những hành động này vi phạm nguyên trạng được thiết lập theo biên bản ghi nhớ và làm xói mòn nỗ lực của cả hai nước trong việc giải quyết xung đột ở Syria”.
Ông Karpov lưu ý thêm, vẫn chưa ghi nhận cuộc pháo kích nào của các nhóm vũ trang bất hợp pháp do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn trong những ngày qua.
Trước đó, cùng ngày, hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, Syria đã tiến hành một cuộc tấn công tên lửa nhằm vào 2 điểm dân cư ở phía Bắc tỉnh Aleppo do phía Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ) Linda Thomas-Greenfield đã kêu gọi cộng đồng quốc tế không nên đặt niềm tin vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới của Syria.
Phát biểu trước Hội đồng Bảo an (HĐBA), bà Linda cho rằng, các cuộc bầu cử này không có cả tự do và công bằng, cũng như không đáp ứng các tiêu chí đề ra trong nghị quyết 2254 của HĐBA, đó là phải được LHQ giám sát và tuân thủ theo hiến pháp mới.
Mỹ, nước Chủ tịch HĐBA LHQ, hồi tháng 2 đã quyết định tổ chức phiên họp định kỳ tháng về Syria vào ngày 15/3, trùng đúng ngày cuộc chiến tại đây bắt đầu vào năm 2011.
Mỹ và các đồng minh châu Âu lớn như Pháp, Đức, Italy, Anh đã ra thông cáo cam kết sát cánh với nhân dân Syria.
Các nước này cũng cam kết sẽ theo đuổi giải pháp hòa bình vì quyền lợi và tương lai của người dân Syria.
Tuy nhiên, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia cho rằng, tình hình bất ổn ở Syria chính là do các lực lượng bên ngoài gây ra với tham vọng lật đổ chính quyền hợp pháp của Syria. Ông Nebenzia kêu gọi toàn bộ quân đội của các nước hãy rời Syria.
Trong khi đó, Đặc phái viên của LHQ về Syria Geir Pedersen cam kết sẽ tạo ra “khuôn khổ quốc tế mới” nhằm khởi động lại giải pháp chính trị cho cuộc xung đột tại đây với sự tham gia của các nước Mỹ, Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu và các nước Arab.
TIN LIÊN QUAN | |
AP: Mỹ đẩy mạnh hoạt động ở Biển Đông, thách thức nỗ lực của Trung Quốc hạn chế tự do hàng hải | |
NÓNG! Mưa rocket lại trút xuống quân đội Mỹ tại Iraq, Iran tự 'bào chữa' |