Nhỏ Bình thường Lớn

Cập nhật Covid-19 ngày 20/11: Số ca nhiễm toàn cầu vọt lên gần mức kỷ lục; Mỹ như 'ngồi trên lửa', số người mắc mới cao chưa từng có

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận 57.231.635 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.365.461 trường hợp tử vong và 39.720.721 bệnh nhân bình phục.
Cập nhật Covid-19 ngày 20/11: Số ca nhiễm toàn cầu vọt lên gần mức kỷ lục; Mỹ như 'ngồi trên lửa', số người mắc mới cao chưa từng có

Trong 24 giờ qua, toàn cầu ghi nhận thêm 647.637 ca nhiễm mới Covid-19, cao chỉ sau ngày thiết lập kỷ lục hôm 13/11 (660.337 ca).

Châu Á hiện là khu vực có tổng số ca nhiễm Covid-19 cao nhất thế giới (hơn 15,46 triệu ca với 272.855 ca tử vong), trong đó Ấn Độ là quốc gia chịu ảnh hưởng nhất với hơn 9 triệu ca. Trong 24 giờ qua, toàn châu lục ghi nhận thêm 107.044 ca nhiễm mới, trong đó có 1.720 ca tử vong.

Châu Âu xếp ngay sau châu Á về số ca nhiễm Covid-19 với xấp xỉ 15 triệu ca nhiễm sau khi ghi nhận thêm 262.043 ca nhiễm trong ngày 19/11. Số ca tử vong tại châu lục này hiện cao thứ 2 thế giới sau Bắc Mỹ, với 342.200 trường hợp. Pháp hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất khu vực này và đứng thứ 4 về số ca nhiễm, với 2.086.288 trường hợp.

Bắc Mỹ xếp thứ 3 thế giới về số ca nhiễm Covid-19 với 14.149.274 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 385.330 trường hợp tử vong. Trong 24 giờ qua, Bắc Mỹ ghi nhận 205.426 ca nhiễm mới, trong đó có 2.734 ca tử vong. Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhề nhất khu vực cũng như trên thế giới với hơn 12 triệu ca, chiếm hơn 85% tổng số ca nhiễm toàn khu vực.

Trong 24 giờ qua, khu vực Nam Mỹ ghi nhận thêm 59.118 ca nhiễm, trong đó có 1.176 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 10,5 triệu ca, trong đó, số người không qua khỏi là 314.680 ca. Riêng Brazil chiếm hơn 50% số ca nhiễm mới trong ngày toàn khu vực. Đến nay, tổng số ca nhiễm tại Brazil là 5,98 triệu ca, cao thứ 3 thế giới sau Mỹ và Ấn Độ.

Tại châu Phi, tổng số ca nhiễm đã vượt 2 triệu (2.040.281 ca). Nam Phi, quốc gia chịu ảnh hưởng nhất do Covid-19 tại châu lục này, ghi nhận thêm 2.514 ca nhiễm trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 759.658 ca.

Diễn biến dịch tại một số quốc gia

Mỹ tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới cao chưa từng có, với 192.186 trường hợp, trong đó có 2.065 ca tử vong mới, cao nhất kể từ làn sóng đầu tiên hồi tháng 5.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giới chức nước này khuyến cáo người dân không đi du lịch trong dịp Lễ Tạ ơn vào tuần tới, đồng thời đưa ra các biện pháp hạn chế tại nhiều địa phương dịch bệnh vùng phát mạnh.

Bang California đã ban bố lệnh giới nghiêm ban đêm, từ 22h-5h, nhằm hạn chế việc tụ tập tại nhà, cũng như các hoạt động ngoài trời, có hiệu lực từ 21/11, đồng thời gia hạn lệnh hạn chế đi lại tại khu vực biên giới với Canada và Mexico.

Bang Arkansas cấm các nhà hàng, quán rượu và các câu lạc bộ tư nhân hoạt động sau 23h. Quy định này có hiệu lực từ ngày 20/11 và kéo dài đến ngày 3/1. Các trường hợp vi phạm sẽ bị phạt từ 100 USD đến 500 USD, hoặc phạt tù tới 1 tháng.

Tại Czech, Hạ viện đã bỏ phiếu thông qua việc cho phép Chính phủ gia hạn tình trạng khẩn cấp từ ngày 20/11-12/12 để ứng phó với làn sóng dịch Covid-19 thứ hai.

Đây là lần thứ 2 Hạ viện Czech thông qua quyết định cho phép gia hạn tình trạng khẩn cấp trong làn sóng dịch hiện nay. Trước đó, quyết định tương tự cũng đã được đưa ra sau khi lệnh tình trạng khẩn cấp kéo dài một tháng, từ 5/10-5/11, hết hạn.

Đến nay, Czech đã ghi nhận hơn 479.000 ca mắc Covid-19, trong đó hơn 6.800 người đã tử vong và hơn 368.000 người bình phục.

Tại Đức, giới chức y tế nhận định mặc dù số ca nhiễm Covid-19 mới vẫn còn tăng ở mức cao song đã có những dấu hiệu cho thấy việc điều chỉnh các biện pháp phòng chống của Chính phủ Đức hồi đầu tháng này đang dần phát huy tác dụng.

Phát biểu trong cuộc họp báo, người đứng đầu Viện về các bệnh truyền nhiễm Robert Koch (RKI) của Đức Lothar Wieler cho biết, số ca nhiễm mới tính theo ngày đã ổn định ở mức cao trong hai tuần qua và không có dấu hiệu tăng thêm.

Theo ông, việc tái áp đặt các biện pháp phong tỏa từng phần hôm 2/11 đang có tác dụng, đồng thời hy vọng với tình hình như hiện nay, tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 sẽ sớm bắt đầu theo chiều hướng giảm dần.

Tuy vậy, ông Wieler một lần nữa nhấn mạnh tình hình dịch Covid-19 ở Đức hiện vẫn "rất nghiêm trọng" với số ca nhiễm mới ở mức quá cao, do đó ông yêu cầu người dân không chủ quan và tiếp tục tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng dịch.

Chính quyền Ấn Độ cũng đang áp dụng những biện pháp quyết liệt để phòng dịch Covid-19 lây lan do lo ngại dịch tái bùng phát sau lễ hội Diwali.

Chính quyền thành phố New Delhi cho biết đang nỗ lực để tăng số giường bệnh trong các khoa điều trị tích cực của các bệnh viện, đồng thời sẽ tăng tiền phạt lên 2.000 Rupee (27 USD), gấp 4 lần so với trước đó, đối với những người không đeo khẩu trang.

Bên cạnh đó, ông Kejriwal cũng đề nghị chính quyền trung ương thông qua đề xuất đóng cửa các chợ trong thành phố, vốn có nguy cơ trở thành điểm nóng về dịch bệnh.

Trong khi đó, chính quyền bang Gujarat dự kiến sẽ áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm từ 21h-6h từ ngày 20/11 cho đến khi có thông báo tiếp theo.

* Liên quan vaccine ngừa Covid-19, ngày 19/11, Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca thông báo nước này sẽ ký một hợp đồng trong vài ngày tới để mua 20 triệu liều vaccine từ hãng Sinovac Biotech của Trung Quốc.

Cùng ngày, chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm của Mỹ và là thành viên chính trong nhóm đặc trách chống Covid-19 của Nhả Trắng, ông Anthony Fauci, đã khẳng định, 2 loại vaccine ngừa Covid-19 triển vọng nhất hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm sau cùng gồm vaccine của Pfizer/BioNTech và vaccine của Moderna "đáng tin cậy" và tốc độ phát triển nhanh các loại vaccine này hoàn toàn không ảnh hưởng đến độ an toàn hay tính toàn vẹn khoa học.

Theo ông, việc phát triển nhanh 2 loại vaccine này phản ánh sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, theo đó vaccine được phát triển chỉ trong vài tháng, thay vì nhiều năm như trước đây.

Trong khi đó, ngày 20/11, hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức) sẽ nộp hồ sơ lên FDA xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 do hai hãng này phối hợp phát triển và đang trong giai đoạn cuối thử nghiệm.

Vaccine của hai hãng này và vaccine của hãng dược phẩm Mỹ Moderna đang dẫn đầu trong cuộc đua vaccine trên toàn cầu, sau khi các dữ liệu thử nghiệm quy mô lớn trong tháng này cho thấy các loại vaccine này có hiệu quả ngừa Covid-19 tới 95%.

Chuyên gia Mỹ cảnh báo: Có vaccine Covid-19 không có nghĩa đã an toàn

Chuyên gia Mỹ cảnh báo: Có vaccine Covid-19 không có nghĩa đã an toàn

TGVN. Theo Tiến sĩ Anthony Fauci, hiện vẫn chưa rõ tác động của các loại vaccine Covid-19 đối với sự lây truyền virus SARS-CoV-2 nên ...

IOM kêu gọi tiếp cận bình đẳng vaccine Covid-19 cho người xin tị nạn và di cư tại châu Âu

IOM kêu gọi tiếp cận bình đẳng vaccine Covid-19 cho người xin tị nạn và di cư tại châu Âu

TGVN. Ngày 19/11, Tổng Giám đốc Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc Antonio Vitorino kêu gọi cần đảm bảo việc ...

Cập nhật Covid-19 ngày 19/11: Toàn cầu tiếp 'kỷ lục chết chóc'; Dịch hoành hành, Mỹ 'sắp cấp phép' vaccine; Nhật-Hàn cảnh giác tối đa

Cập nhật Covid-19 ngày 19/11: Toàn cầu tiếp 'kỷ lục chết chóc'; Dịch hoành hành, Mỹ 'sắp cấp phép' vaccine; Nhật-Hàn cảnh giác tối đa

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, toàn cầu đã ghi nhận 56.558.222 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.354.616 ca tử vong và 39.349.808 bệnh ...

(tổng hợp)