Cập nhật Covid-19 ngày 21/5: Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm tại Indonesia; chứng chỉ xanh kỹ thuật số châu Âu; nguy cơ bùng dịch và bài học từ Ấn Độ

Minh Nhật
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận gần 165,9 trệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 3,44 triệu trường hợp tử vong và hơn 146,5 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 21/5:
Cập nhật Covid-19 ngày 21/5: Nhiều ca phản ứng nghiêm trọng sau tiêm tại Indonesia; chứng chỉ xanh kỹ thuật số châu Âu; nguy cơ bùng dịch và bài học từ Ấn Độ

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch Covid-19 vẫn là Mỹ với 602.614 ca tử vong trong tổng số 33.832.527 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 26.030.674 ca nhiễm và 291.365 ca tử vong. Brazil đứng thứ ba với 15.898.558 ca nhiễm và 444.391 bệnh nhân không qua khỏi.

Trong 1 tuần qua, Nam Mỹ là khu vực duy nhất có số ca nhiễm mới tăng (10%), trong khi các khu vực châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á, châu Phi, và châu Đại dương đều có xu hướng giảm. Cụ thể, trong 7 ngày qua, châu Âu ghi nhận số ca nhiễm mới giảm 20%, Bắc Mỹ giảm 16%, châu Á giảm 20%, châu Phi giảm 1% và châu Đại dương giảm 39%.

* Tại châu Mỹ

Argentina tuần qua chứng kiến số ca nhiễm mới tăng 36%, đặt chính phủ nước này vào tình trạng báo động về dịch bệnh.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Tổng thống Alberto Fernandez quyết định sẽ siết chặt các biện pháp phong tỏa để ứng phó với làn sóng dịch bệnh thứ 2 đang hoành hành tại nước này. Theo đó, các trường học và cơ sở kinh doanh hàng hóa không thiết yếu sẽ buộc phải đóng cửa, trong khi các hoạt động tôn giáo, xã hội và thể thao tại nước này cũng hoàn toàn bị cấm. Các biện pháp này có hiệu lực từ ngày 22/5-31/5.

Liên quan đến vấn đề vaccine, các nước hiện tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm thêm nguồn cung và đẩy mạnh tiêm chủng với hy vọng giảm số ca lây nhiễm mới cũng như hạn chế số ca bệnh có triệu chứng nặng phải nhập viện điều trị.

Theo Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ thuộc Viện dị ứng và dịch bệnh truyền nhiễm (NIAID), đến ngày 4/7, nếu 70% người trưởng thành của Mỹ được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine ngừa Covid-19, nước này có thể tránh được làn sóng mới của dịch Covid-19.

Các liệu chính thức cho thấy đến nay có 47,9% người dân Mỹ đã được tiêm chủng ít nhất 1 mũi vaccine ngừa Covid-19. Chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 của Mỹ hiện sử dụng vaccine của Moderna, Pfizer và Johnson & Johnson.

Ngày 20/5, Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo thỏa thuận hạn chế đi lại khu vực biên giới giữa Mỹ và Canada sẽ được gia hạn thêm 1 tháng để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 lây lan. Theo đó, thỏa thuận này sẽ kéo dài đến hết ngày 21/6. Canada và Mỹ đạt thỏa thuận này hồi tháng 3 và tiến hành gia hạn từng tháng, căn cứ vào tình hình dịch bệnh cụ thể để hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

* Tại châu Âu

Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) vừa ký hợp đồng thứ 3 với hãng dược Pfizer (Mỹ) và công ty công nghệ sinh học BioNTech (Đức) mua 1,8 tỷ liều vaccine trong giai đoạn 2021-2023. Hợp đồng mới yêu cầu các sản phẩm vaccine phải được sản xuất tại các nước thuộc EU với các thành phần nguyên liệu sản xuất có nguồn gốc trong khối EU.

Tính đến nay, EU đã ký hợp đồng mua vaccine của AstraZeneca, Sanofi-GSK, Janssen Pharmaceutica NV, CureVac và Moderna.

Ngày 20/5, Nghị viện châu Âu (EP) và các quốc gia thành viên EU đã đạt được thỏa thuận về chứng chỉ xanh kỹ thuật số châu Âu - công cụ hứa hẹn giúp người dân EU sớm khôi phục cuộc sống bình thường sau dịch Covid-19.

Nội dung thỏa thuận quy định các quốc gia thành viên "không áp đặt các hạn chế đi lại bổ sung" như bắt buộc xét nghiệm hoặc cách ly đối với người nhập cảnh, trừ những trường hợp cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Theo kế hoạch, chứng chỉ xanh kỹ thuật số sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU dự kiến diễn trong ngày 24-25/5 tại Brussels (Bỉ) và thỏa thuận này cần được EP thông qua tại cuộc họp toàn thể tiếp theo dự kiến diễn ra vào ngày 7-10/6 tại Strasbourg (Pháp), trước khi có hiệu lực vào ngày 1/7.

Ngày 21/5, nhà nghiên cứu Michael Head, Đại học Southamton (Anh), cảnh báo bầu cử và biến động chính trị có thể là những yếu tố cần quan sát khi dự đoán các đợt bùng phát các ca nhiễm Covid-19 trong tương lai.

Theo chuyên gia này, các cuộc vận động chính trị, các lễ hội và biểu tình đông người có thể gây ra những đợt bùng phát dịch bệnh mới làm quá tải hệ thống y tế.

Ông Head nêu dẫn chứng các cuộc tụ họp đông người mang tính chính trị ở Ấn Độ có thể đã góp phần vào sự bùng phát dịch bệnh ở nước này. Thủ tướng và Bộ trưởng Y tế Ấn Độ đã khuyến khích người dân đến tham dự các sự kiện này do đã tin tưởng sai lầm rằng nước này đã đến giai đoạn cuối của đại dịch vào đầu mùa Xuân năm nay.

* Tại châu Á

Mới đây, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản đã phê chuẩn việc sử dụng 2 loại vaccine ngừa Covid-19 của Moderna và AstraZeneca. Dự kiến trong ngày 21/5, Bộ sẽ chính thức công bố quyết định và tổ chức cuộc họp của hội đồng khoa học để thảo luận về đối tượng và cách thức sử dụng.

Như vậy, Nhật Bản đã chấp thuận sử dụng 3 loại vaccine ngừa Covid-19, trong đó, vaccine Pfizer đang được triển khai tiêm chủng rộng rãi với đối tượng ưu tiên là các y bác sỹ và người cao tuổi.

Ngày 21/5, truyền thông Nhật Bản đưa tin nước này đang cân nhắc khả năng ngừng sử dụng vaccine Covid-19 của AstraZeneca do lo ngại hiện tượng đông máu có thể xảy ra sau tiêm.

Trước đó, Chính phủ Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận mua 120 triệu liều vaccine AstraZeneca, trong đó, 90 triệu liều sẽ được bào chế và cung ứng tại Nhật Bản.

Tính đến ngày 16/5, Ủy ban quốc gia Indonesia về các sự kiện sau tiêm chủng (Komnas KIPI) đã nhận được 229 báo cáo về các tác dụng phụ "nghiêm trọng" sau khi được tiêm vaccine ngừa Covid-19, trong đó 211 báo cáo liên quan đến vaccine Sinovac và 18 báo cáo liên quan đến vaccine AstraZeneca.

Ngày 20/5, phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban IX thuộc Hạ viện, Chủ tịch Komnas KIPI, ông Hindra Irawan Satari cho biết trong số các trường hợp nói trên, có 3 ca tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca. Hiện hai ca tử vong đã được xác định không phải do vaccine, trong khi ca tử vong còn lại vẫn đang được điều tra.

Indonesia đã khởi động chương trình tiêm chủng quốc gia ngừa Covid-19 sử dụng vaccine Sinovac vào ngày 13/1, trong khi vaccine AstraZeneca bắt đầu được sử dụng tại quốc gia này vào cuối tháng 3 vừa qua.

Trước đó, Bộ Y tế Indonesia đã quyết định tạm ngừng sử dụng lô vaccine AstraZeneca mang số hiệu CTMAV547 với tổng cộng 448.480 liều sau sự cố hai người dân ở thủ đô Jakarta tử vong sau khi được tiêm vaccine thuộc lô này.

Dịch bệnh Covid-19 trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp, số lượng người mắc bệnh và người chết tiếp tục gia tăng. Đã phát hiện các trường hợp mắc bệnh nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân:

1. Hạn chế đến nơi công cộng, tụ tập đông người không cần thiết.

2. Không được chủ quan, lơ là. Luôn đề cao cảnh giác phòng chống dịch, khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhập cảnh trái phép cần lập tức thông báo ngay cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời.

3. Thực hiện tốt Khuyến cáo 5K: KHẨU TRANG - KHỬ KHUẨN - KHOẢNG CÁCH - KHÔNG TỤ TẬP - KHAI BÁO Y TẾ để phòng, chống dịch Covid-19

4. Liên hệ với đường dây nóng Bộ Y tế: 1900.9095 để được tư vấn khi cần thiết.

Vì lợi ích của đất nước, cộng đồng và của chính mình, mỗi người dân Việt Nam hãy đồng lòng quyết tâm giữ vững thành quả đã đạt được trong phòng, chống dịch Covid-19!

TIN LIÊN QUAN
Ẩn số Nga trong bài toán xung đột Israel-Palestine
Dịch Covid-19: Quan chức Ấn Độ, Singapore 'đấu khẩu' về biến thể virus mới
Cập nhật Covid-19 ngày 20/5: Singapore bác bỏ thông tin về biến thể mới; châu Phi thiếu hụt nguồn cung vaccine; công nghệ mới xét nghiệm nhanh virus
Sắp xếp Quốc kỳ Việt Nam và cờ của đối tác trong lễ ký văn kiện và hội đàm như thế nào?
Đua tranh ở Bắc Cực hứa hẹn cuộc 'chạm trán' nảy lửa Nga-Mỹ
(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Google trả hơn 1 tỷ USD mỗi tháng cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định

Google trả hơn 1 tỷ USD mỗi tháng cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định

Trong năm 2022, Google đã chi 20 tỷ USD cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari. Thông tin này vừa được tiết ...
Alibaba dự định sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

Alibaba dự định sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba lên kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu tại Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu pháp lý ...
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?
Europa League: Bayer Leverkusen thắng As Roma, Atalanta hòa Marseille

Europa League: Bayer Leverkusen thắng As Roma, Atalanta hòa Marseille

Chiến thắng trước AS Roma không chỉ giúp Bayer Leverkusen nối dài kỷ lục bất bại mà còn tiến gần chiếc vé vào chung kết Europa League mùa này.
Xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gặp sự cố mất phanh, gãy càng khi đang chạy ở Malaysia

Xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gặp sự cố mất phanh, gãy càng khi đang chạy ở Malaysia

Mẫu xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gặp phải sự số mất phanh, gãy hệ thống treo sau khi đang chạy tại Malaysia đang là sự việc được rất nhiều ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Phiên bản di động