Cập nhật Covid-19 ngày 26/10: Hơn 400.000 ca mới toàn cầu 5 ngày liên tục; 'Bóng đen' dịch lại bao trùm Pháp; Thêm một Thủ tướng nhiễm bệnh

Thế Việt
TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, cho đến nay, toàn cầu đã ghi nhận 43.328.174 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.159.009 trường hợp tử vong và 31.900.636 bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 26/10: Hơn 400.000 ca mới toàn cầu 5 ngày liên tục; 'Bóng đen' dịch lại bao trùm Pháp; Thêm một Thủ tướng nhiễm bệnh

* Đến nay, có 8 quốc gia trên thế giới ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 từ 1 triệu ca trở lên. Chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là Mỹ với 230.510 trường hợp tử vong trong tổng số 8.889.179 ca nhiễm.

Ấn Độ xếp thứ 2 về số ca nhiễm mới 7.909.050 ca, trong đó có 119.030 trường hợp tử vong. Brazil đứng thứ 3 với 5.394.128 ca nhiễm, trong đó có 157.163 bệnh nhân không qua khỏi.

Nga đứng thứ 4 thế giới với 1.513.877 ca nhiễm, trong đó có 26.050 trường hợp tử vong.

Hai quốc gia tiếp theo có số ca nhiễm trên 1,1 triệu là PhápTây Ban Nha, với lần lượt 1.138.507 và 1.110.372 ca, trong đó số ca tử vong lần lượt là 34.761 và 34.752.

Hai nước cuối cùng chốt danh sách các quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 trên 1 triệu là ArgentinaColombia, với lần lượt 1.090.589 và 1.015.885 ca.

* Xét theo khu vực, Mỹ Latinh và Caribbean là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, với 390.870 ca tử vong trong tổng số 10.897.051 ca nhiễm; tiếp đó là châu Âu 261.395 ca tử vong trên 8.685.099 ca mắc bệnh.

Châu Á có 165.627 ca tử vong trong số 10.153.519 ca mắc Covid-19; Trung Đông có hơn 56.245 ca tử vong; châu Phi có hơn 41.100 ca tử vong và số ca tử vong do Covid-19 tại châu Đại Dương là hơn 1.000 người.

* Xét trên tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, theo đó cứ 100.000 người dân có 103 người không qua khỏi đại dịch này. Tiếp đến là Bỉ với tỷ lệ 93 người.

* Châu Âu đang trải qua làn sóng lây nhiễm thứ hai và nhiều nước buộc phải áp đặt một loạt các biện pháp chống dịch mới.

Trong ngày 25/10, Pháp ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới cao kỷ lục, với 52.010 trường hợp, trong đó có 116 ca tử vong. Hiện nay, Pháp đang là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất châu lục.

Hôm 23/10, Tổng thống Emmanuel Macron đã đề cập việc tăng cường các biện pháp hạn chế cho đến tháng 12 nếu dịch bệnh không có dấu hiệu giảm. Khoảng 46 triệu dân, ở 54 tỉnh đã bị giới nghiêm từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau.

Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã ký sắc lệnh mới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, theo đó hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được phép mở cửa từ 5h-18h hằng ngày, với tối đa 4 người mỗi bàn.

Sắc lệnh cũng cấm các khu vui chơi giải trí, nhà hát, rạp chiếu phim, phòng tập thể thao, bể bơi,.… hoạt động. Tính đến ngày 26/10, tổng số ca mắc Covid-19 tại Italy là 525,782 trường hợp, trong đó có 37,338 ca tử vong.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã tuyên bố lệnh tình trạng khẩn cấp quốc gia, trong đó tất cả các vùng, trừ quần đảo Canary, sẽ áp đặt lệnh giới nghiêm từ 23h đêm hôm trước đến 6h sáng hôm sau.

Một số nước châu Âu khác ghi nhận số ca mắc mới tăng hơn 10.000 ca trong ngày. Nhà chức trách Nga xác nhận thêm 16.710 ca mắc mới Covid-19, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 1.513.877 kể từ đại dịch bùng phát.

Số ca mắc mới Covid-19 tại Hà Lan tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay, với hơn 10.202 ca trong 24 giờ qua. Như vậy, quốc gia Tây Bắc châu Âu này đã ghi nhận tổng cộng 291.254 ca mắc, trong đó có 7.046 tử vong.

Trong khi đó, Chính phủ Hungary thông báo đã ghi nhận thêm 3.149 ca mắc mới trong ngày 25/10. Đây là ngày Hungary xác nhận số ca mắc mới cao nhất từ trước đến nay và lần đầu tiên vượt 3.000 ca/ngày. Theo đó, tổng số ca mắc tại quốc gia 10 triệu dân này tăng lên 59.247 ca.

Ngày 25/10, Thủ tướng Bulgaria Boiko Borisov đã trở thành lãnh đạo mới nhất có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây Covid-19.

Như vậy, chỉ trong 2 ngày, đã có 2 nhà lãnh đạo ở châu Âu được xác định mắc Covid-19. Trước đó, ngày 24/10, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cũng đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

* Tại châu Á, mặc dù Ấn Độ đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, tuy nhiên, các ca nhiễm tại Ấn Độ đang có chiều hướng giảm. Số liệu của Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ cho biết sáng 26/10, nước này ghi nhận 45.158 ca trong 24 giờ qua.

Tại Đông Nam Á, Quốc vương Malaysia Abdullah đã bác yêu cầu của Thủ tướng Muhyiddin Yassin về tuyên bố lệnh tình trạng khẩn cấp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19, bởi theo ông hiện nay chưa cần tuyên bố lệnh này. Malaysia hiện ghi nhận 26.565 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 229 bệnh nhân tử vong.

Indonesia, nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19 tại Đông Nam Á, ghi nhận thêm 3.732 ca mắc mới trong ngày 25/10, nâng tổng số ca mắc lên 389.712 ca. Số ca tử vong tại Indonesia tăng thêm 94 ca lên 13.299 ca.

Bộ Y tế Philippines công bố thêm 2.223 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 370.028 ca. Số ca tử vong tăng thêm 43 ca lên 6.977. Trong khi đó, số ca bình phục tăng thêm 14.944 người lên 328.036 ca.

* Ngày 25/10, Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới lần thứ 12 đã chính thức khai mạc với chủ đề trọng tâm là đại dịch Covid-19. Do tình hình dịch bệnh, hội nghị vốn được tổ chức vào tháng 10 hằng năm tại Berlin trong năm nay diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Tại hội nghị, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 hiện là cuộc khủng hoảng lớn nhất lịch sử hiện đại. Ông kêu gọi sự đoàn kết toàn cầu, trong đó các nước công nghiệp phát triển phải hỗ trợ hệ thống y tế cho các nước nghèo hơn, đồng thời kêu gọi các nước thực hiện theo chỉ dẫn của các nhà khoa học, cùng hợp tác để vượt qua đại dịch.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo hiện có quá nhiều quốc gia đang chứng kiến sự gia tăng theo cấp số nhân các ca mắc Covid-19 và điều này khiến các bệnh viện và hệ thống chăm sóc đặt biệt đang phải hoạt động gần bằng hoặc quá công suất.

Người đứng đầu WHO kêu gọi các nhà lãnh đạo hành động lập tức để ngăn chặn những cái chết không đáng có tiếp theo, đồng thời nhấn mạnh, hợp tác là cách duy nhất để cộng đồng thế giới thoát khỏi bệnh dịch hiện nay.

* Liên quan đến vaccine ngừa Covid1-19, ngày 25/10, Bộ Quốc phòng Israel tuyên bố, kể từ ngày 1/11, Israel sẽ bắt đầu các hoạt động thử nghiệm trên người đối với loại vaccine ngừa Covid-19 tiềm năng có tên "BriLife" do một viện nghiên cứu được bộ này giám sát phát triển sau khi nhận được sự cho phép của cơ quan chức năng.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Ireland Leo Varadkar cho biết, Chính phủ hy vọng có thể bắt đầu tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho những người dễ bị tổn thương từ quý I hoặc 6 tháng đầu năm 2021.

Xung đột Armenia-Azerbaijan: Lệnh ngừng bắn nhân đạo có hiệu lực, Baku tuyên bố kiểm soát hơn 100 thị trấn và làng mạc

Xung đột Armenia-Azerbaijan: Lệnh ngừng bắn nhân đạo có hiệu lực, Baku tuyên bố kiểm soát hơn 100 thị trấn và làng mạc

TGVN. Ngày 25/10, trong một tuyên bố chung, Bộ Ngoại giao Mỹ cùng chính phủ các nước Armenia và Azerbaijan cho biết, lệnh ngừng bắn ...

Tình hình Belarus: Xuất hiện những tiếng súng ở biểu tình, thủ lĩnh đối lập tuyên bố tổng bãi công toàn quốc

Tình hình Belarus: Xuất hiện những tiếng súng ở biểu tình, thủ lĩnh đối lập tuyên bố tổng bãi công toàn quốc

TGVN. Ngày 25/10, Bộ Nội vụ Belarus cho biết, đang kiểm tra các thông tin về việc xuất hiện những tiếng súng trong các cuộc ...

Thủ tướng Bulgaria dương tính với virus SARS-CoV-2

Thủ tướng Bulgaria dương tính với virus SARS-CoV-2

TGVN. Thủ tướng Bulgaria Boiko Borisov là nhà lãnh đạo chính trị mới nhất có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động