Nhỏ Bình thường Lớn

Cập nhật Covid-19 ngày 28/1: Các biến thể của virus SARS-CoV-2 lây lan sang 70 nước và vùng lãnh thổ, tỷ lệ nhiễm Covid-19 tại Anh và Pháp vẫn rất cao

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 101,4 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có 2.184.126 ca tử vong và hơn 73,3 triệu bệnh nhân bình phục.
Cập nhật Covid-19 ngày 28/1: Các biến thể của virus SARS-CoV-2 lây lan sang 70 nước và vùng lãnh thổ, tỷ lệ nhiễm Covid-19 tại Anh và Pháp vẫn rất cao
Cập nhật Covid-19 ngày 28/1: Các biến thể của virus SARS-CoV-2 lây lan sang 70 nước và vùng lãnh thổ, Tỷ lệ nhiễm Covid-19 tại Anh và Pháp vẫn rất cao

Tại châu Á

Ấn Độ hiện ghi nhận tổng cộng 10.702.031 ca nhiễm Covid-19 và 153.885 ca tử vong. Với số ca nhiễm mới theo ngày giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng qua, Bộ Nội vụ Ấn Độ đã công bố tài liệu hướng dẫn mới cho giai đoạn mở cửa tiếp theo, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/2 tới.

Quy định mới ở Ấn Độ cũng sẽ không hạn chế hoạt động di chuyển của người và hàng hóa trong mỗi bang cũng như giữa các bang với nhau, kể cả hoạt động trao đổi hàng hóa qua biên giới trên bộ theo hiệp định với các nước láng giềng. Các hoạt động như trên sẽ không cần phải được cấp phép nữa. Bên cạnh đó, tất cả các loại phòng triển lãm sẽ được phép mở cửa.

Ngày 27/1, Nhật Bản tiến hành thử nghiệm mô phỏng chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại thành phố Kawasaki, gần thủ đô Tokyo, trước khi triển khai chiến dịch tiêm chủng trên quy mô lớn vào cuối tháng 2.

Theo kế hoạch, chương trình tiêm phòng của Nhật Bản sẽ bắt đầu từ cuối tháng 3, với các nhân viên y tế, tiếp đó là những người từ 65 tuổi trở lên, những người có bệnh nền và các nhân viên chăm sóc người cao tuổi. Dự kiến, đa số người dân Nhật Bản sẽ được tiêm chủng vào khoảng tháng 5 tới.

Cùng ngày, quan chức phụ trách phòng chống dịch Covid-19 của Palestine Wissam Sbeihat cho biết nước này sẽ nhận được lô vaccine đầu tiên vào giữa tháng 2 tới và sẽ triển khai chương trình tiêm chủng ngay khi có vaccine. Tuy nhiên, quan chức này không nêu cụ thể tên vaccine hoặc số lượng sẽ được bàn giao.

Ngày 27/1, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết nước này đang đặt mục tiêu tiêm vaccine cho 19 triệu dân trong giai đoạn đầu của chương trình tiêm chủng bắt đầu vào ngày 14/2 tới.

Một báo cáo công bố ngày 27/1 của Viện Lowy Australia xếp hạng New Zealand là quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng 100 quốc gia có thành tích chống dịch Covid-19 tốt nhất thế giới, đứng ở vị trí thứ hai là Việt Nam. Dữ liệu thu thập tính trên 100 quốc gia, bao gồm số ca nhiễm bệnh Covid-19 ở mỗi nước, tỷ lệ tử vong và số xét nghiệm được xác nhận.

Tại châu Mỹ

Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất thế giới cả về số ca nhiễm và số ca tử vong, với lần lượt là 26.144.393 ca nhiễm và 438.945 ca tử vong.

Brazil đứng thứ ba thế giới và cao nhất ở Nam Mỹ, với 9.000.485 ca nhiễm và 220.237 ca tử vong. Trong vòng 24 giờ qua, Brazil ghi nhận tới 63.895 ca nhiễm mới và 1.319 ca tử vong. Hiện Bắc Mỹ là khu vực có số ca nhiễm cao nhất thế giới với 29.880.531 ca nhiễm và 438.945 ca tử vong, trong đó trong vòng 24 giờ qua ghi nhận thêm 3.339 ca tử vong.

Ngày 27/1, Chile đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine phòng Covid-19 do công ty dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford phối hợp phát triển.

Đây là loại vaccine thứ 3 được cấp phép tại Chile, sau vaccine của Pfizer/BioNTech (Mỹ và Đức) và Sinovac của Trung Quốc. Bộ trưởng Y tế Chile Paula Daza cho biết vaccine mới cấp phép sẽ giúp quốc gia này đảm bảo thực hiện lịch trình tiêm chủng đã định. Một chu trình chủng ngừa đầy đủ sử dụng vaccine của AstraZeneca cần 2 mũi, cách nhau 28 ngày.

Tại khu vực Mỹ Latinh, biến thể mới của SARS-CoV-2 ở bang miền Bắc Manaus, thuộc vùng Amazon Brazil, lần đầu tiên được phát hiện tại Nhật Bản hồi đầu tháng 1 sau khi một số người từ Brazil đến Nhật Bản, hiện đã trở thành biến thể virus gây bệnh cho đa số các ca nhiễm tại bang này.

Người đứng đầu nhóm các nhà nghiên cứu về các biến thể của SARS-CoV-2 tại bang Manaus, Felipe Naveca cho biết biến thể mới này xuất hiện trong 51% các mẫu bệnh phẩm được xét nghiệm kể từ tháng 12/2020 tới thời điểm ngày 13/1, tỷ lệ các ca nhiễm biến thể này là 91%. Nhà khoa học Brazil khẳng định biến thể mới này của SARS-CoV-2 đang lan rộng khắp nội địa bang Manaus, có mặt tại 11 trên 13 thành phố của bang.

Ông Naveca cảnh báo mọi dấu hiệu đã chứng minh rằng chủng virus mới này dễ lây lan hơn bởi nó có những đột biến gây ra sự lây nhiễm còn lớn hơn các biến thể tại Anh và Nam Phi và điều này đã được chứng minh qua tỷ lệ người nhiễm bệnh.

Tại châu Âu

Nga đã có tổng cộng 3.774.672 ca nhiễm và 71.076 ca tử vong. Tuy nhiên, ngày 27/1, Nga tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới thấp với 17.741 ca.

Tại Anh, quốc gia phát hiện ra biến thể đầu tiên của virus SARS-CoV-2, giới chức nước này cho biết số ca nhiễm mới đã bắt đầu giảm, cho thấy hiệu quả của đợt phong tỏa mới. Tuy nhiên, tốc độ giảm hiện nay chưa đủ để giảm tỷ lệ lây nhiễm vẫn được coi là rất cao so với các nước và khu vực khác. Ngày 27/1, Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố tiếp tục kéo dài lệnh phong tỏa tại England tới ít nhất là ngày 8/3, một quyết định dập tắt hy vọng về khả năng các trường học có thể mở cửa trở lại hoàn toàn vào tháng 2 tới.

Trong khi đó, tại Pháp, số ca nhiễm mới theo ngày tăng trở lại khi ghi nhận tới gần 27.000 ca trong vòng 24 giờ qua, mức cao nhất trong một ngày kể từ giữa tháng 11/2020, thời điểm Pháp đang áp đặt đợt phong tỏa thứ hai. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, với 26.916 ca nhiễm mới, tăng gần 5.000 ca so với một ngày trước đó, tổng số ca mắc Covid-19 tại Pháp hiện đã lên tới hơn 3,1 triệu ca.

Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại Bồ Đào Nha đang diễn biến hết sức phức tạp và nước này đang phải kêu gọi sự hỗ trợ khẩn cấp của quân đội Đức nhằm tiếp nhận, chữa trị bệnh nhân cũng như xây dựng một bệnh viện dã chiến để điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 ở Bồ Đào Nha.

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Nội vụ Bồ Đào Nha cùng ngày thông báo nước này sẽ đình chỉ tất cả các chuyến bay đi và đến Brazil từ ngày 29/1 đến 14/2 do tình hình dịch bệnh đang rất nghiêm trọng cũng như những lo ngại về các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Kể từ nửa đêm 28/1, Na Uy sẽ đóng cửa biên giới với người nước ngoài, áp dụng ngoại lệ với những người buộc phải đi làm, xe vận chuyển hàng và nhân viên y tế từ các nước láng giếng Thụy Điển và Phần Lan. Cuối tuần trước, khu vực thủ đô Na Uy đã áp đặt phong tỏa do sự xuất hiện của các biến thể mới dễ lây lan.

Ngày 26/1, Thụy Sỹ thông báo kế hoạch dành hơn 1 tỷ USD cho việc xét nghiệm phát hiện các ca bệnh không triệu chứng, cho rằng những ca bệnh này có thể là nguồn lây chính cho hầu hết ca mắc mới trong thời gian qua.

Tại Đức, Chính phủ liên bang cũng đang cân nhắc áp dụng thêm các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của các biến thể mới. Cụ thể, Nội các Đức đang thảo luận khả năng cấm nhập cảnh đối với những người từ các khu vực bùng phát tình trạng lây lan của biến thể mới. Hiện dự thảo đang được thảo luận giữa các bộ liên quan.

Hiện Đức đã cấm nhập cảnh với những người từ Anh, Nam Phi, Brazil và Bồ Đào Nha. Một số nước như Đan Mạch và Hà Lan có thể tiếp tục được đưa vào danh sách này. Dù số ca nhiễm mới có giảm, song tình trạng lây lan của các biến thể mới tại Đức vẫn diễn biến đáng lo ngại.

Theo số liệu do Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) công bố tối 27/1, số ca nhiễm mới ở Đức trong 24 giờ qua là gần 15.300 ca và 875 ca tử vong. Hiện cả nước Đức đang có trên 240.800 mắc Covid-19.

Ngày 27/1, Văn phòng Tổng thống Bulgaria thông báo Phó Tổng thống nước này Iliana Yotova đã dương tính với virus SARS-CoV-2 và hiện có triệu chứng nhẹ. Thông báo cũng cho hay Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus này.

Cùng ngày, Ủy viên châu Âu phụ trách y tế Stella Kyriakides cho biết Liên minh châu Âu (EU) và công ty dược phẩm AstraZeneca đã không có được bước đột phá nào trong việc đẩy nhanh tiến độ giao vaccine ngừa Covid-19 vốn đang đứng trước việc bị trì hoãn. EU đang thúc đẩy công ty này cung cấp nhiều vaccine hơn từ các nhà máy được đặt ở châu Âu và Anh sau khi AstraZeneca thông báo việc giao hàng sẽ bị chậm, làm tăng thêm sự thất vọng về chương trình tiêm chủng của EU.

Tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2021 (WEF) diễn ra tại Thụy Sỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh đại dịch Covid-19 có thể kéo dài và cần phải có các biện pháp mới để ứng phó. Theo dự báo của nhà lãnh đạo Nga, trên thế giới sẽ có "những ổ dịch không thể kiểm soát" vì khả năng lây nhiễm là không có giới hạn. Theo nhà lãnh đạo Nga, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến cục diện quốc tế và đang làm trầm trọng thêm các cuộc xung đột.

Theo thông báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các biến thể của virus SARS-CoV-2 đang ngày càng lây lan rộng trên khắp thế giới. Báo cáo của WHO cho biết biến thể phát hiện đầu tiên tại Anh đã xuất hiện tại hơn 70 quốc gia trong khi biến thể từ Nam Phi đã lan ra hơn 30 nước.

Biến thể phát hiện tại Anh có khả năng lây lan nhanh hơn các biến thể hiện tại. Chỉ trong một tuần qua, biến thể này đã lan ra thêm 10 quốc gia trong khi biến thể từ Nam Phi đã lan ra thêm 8 quốc gia trong cùng thời gian này. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy biến thể từ Nam Phi lây nhiễm chậm hơn đối với những người có kháng thể. Ngoài ra, một biến thể mới nhất phát hiện tại Brazil cũng đã lây lan ra 8 quốc gia trong vòng 2 tuần qua.

TIN LIÊN QUAN
Sáng nay (28/1), Thủ tướng họp khẩn về Covid-19 tại nơi tổ chức Đại hội XIII
Viện nghiên cứu của Australia: New Zealand và Việt Nam xử lý đại dịch Covid-19 tốt nhất thế giới
Thông tin thêm về hai ca nhiễm Covid-19 ngoài cộng đồng tại Hải Dương và Quảng Ninh
Đại hội XIII của Đảng: Các học giả quốc tế dự báo về chặng đường phát triển sắp tới của Việt Nam
Hỏi đáp về Ngày Quốc tế: Ngày 27/1 gắn với sự kiện gì?

(tổng hợp)

Tin cũ hơn

Tình hình Nga-Ukraine: Mỹ giúp Kiev lập 800 đội cơ động chống UAV, Nga kiểm soát thêm nhiều điểm dân cư quan trọng ở Donetsk Tình hình Nga-Ukraine: Mỹ giúp Kiev lập 800 đội cơ động chống UAV, Nga kiểm soát thêm nhiều điểm dân cư quan trọng ở Donetsk
Xung đột Ukraine: Kiev phản ứng vì bị Google phơi bày bí mật, Czech cho phép 60 công dân tham chiến, Nga gọi 'án tử' Xung đột Ukraine: Kiev phản ứng vì bị Google phơi bày bí mật, Czech cho phép 60 công dân tham chiến, Nga gọi 'án tử'
Ảnh ấn tượng (28/10-3/11): Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức 'đủ', Triều Tiên nói sát cánh đến khi Moscow thắng, 'sục sôi' bầu cử Mỹ Ảnh ấn tượng (28/10-3/11): Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức 'đủ', Triều Tiên nói sát cánh đến khi Moscow thắng, 'sục sôi' bầu cử Mỹ
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ
Bầu cử tổng thống Moldova: Nữ lãnh đạo thân phương Tây, có chủ trương gia nhập EU, tái đắc cử Bầu cử tổng thống Moldova: Nữ lãnh đạo thân phương Tây, có chủ trương gia nhập EU, tái đắc cử
Điểm tin thế giới sáng 4/11: B-52 Mỹ tới Trung Đông, Australia giảm nợ cho 3 triệu người, Venezuela muốn Brazil ngừng can thiệp nội bộ Điểm tin thế giới sáng 4/11: B-52 Mỹ tới Trung Đông, Australia giảm nợ cho 3 triệu người, Venezuela muốn Brazil ngừng can thiệp nội bộ
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 4/11-10/11 Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 4/11-10/11
Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa 'phản đòn', cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa 'phản đòn', cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao? Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?
Tình hình Ukraine: Nga tuyên bố kiểm soát thêm lãnh thổ ở vùng Donetsk, Hungary đề nghị châu Âu 'quay xe' với Kiev nếu ông Trump đắc cử Tổng thống Tình hình Ukraine: Nga tuyên bố kiểm soát thêm lãnh thổ ở vùng Donetsk, Hungary đề nghị châu Âu 'quay xe' với Kiev nếu ông Trump đắc cử Tổng thống