Cắt nguồn khí đốt tới EU, chiến thuật 'chia để trị' của Nga, nước nào vào tầm ngắm?

Hải An
Nga cắt nguồn cung khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria nhằm trừng phạt những nước muốn loại bỏ khí đốt của Moscow. Điểm chung giữa hai quốc gia EU là đều quyết định không gia hạn hợp đồng khí đốt với Moscow từ tháng 12 năm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chặn nguồn khí đốt tới EU, chiến thuật 'chia để trị' của Nga, sau Ba Lan và Bulgaria, nước nào vào tầm ngắm?
Đường ống tại trạm phân phối khí đốt ở Gustorzyn, miền Trung Ba Lan. (Nguồn: Reuters)

Nga bắt đầu cuộc “phản công” lớn nhất nhằm chống lại các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) bằng cách cắt dòng khí đốt đến Ba Lan và Bulgaria vào ngày 27/4.

Động thái của Gazprom, nhà cung cấp khí đốt độc quyền Nga, đã làm chao đảo thị trường khí đốt toàn cầu, đẩy giá lên cao hơn và đưa ra lời nhắc nhở về việc Điện Kremlin sẵn sàng ngừng xuất khẩu năng lượng tới châu Âu.

Cùng với việc gia tăng lo ngại về an ninh năng lượng của khối, quyết định của hai quốc gia thành viên EU khi từ chối thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng Ruble (thông qua các tài khoản đặc biệt mở tại Gazprombank), cộng thêm sự kiện Nga ngừng cấp khí đốt đã đặt ra câu hỏi về sự đoàn kết của châu Âu trong việc đối đầu với Moscow.

Tại sao lại xảy ra vào lúc này?

Cuối tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu các đơn vị mua khí đốt tại những quốc gia "không thân thiện", bao gồm tất cả các nước thuộc EU, phải thiết lập tài khoản ngoại tệ và đồng Ruble với ngân hàng Gazprombank ở Thụy Sỹ để thanh toán tiền cho Nga. Biện pháp này được coi là nhằm vô hiệu hóa các lệnh trừng phạt của EU đối với Ngân hàng Trung ương Nga.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/4): Nga-châu Âu nóng rẫy chuyện khí đốt, Ba Lan đòi kiện Moscow, đồng Ruble lên ngôi, ông Putin khoe tin vui Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/4): Nga-châu Âu nóng rẫy chuyện khí đốt, Ba Lan đòi kiện Moscow, đồng Ruble lên ngôi, ông Putin khoe tin vui

Kể từ đó, cuộc tranh luận đã nổ ra về việc liệu kế hoạch này - trong đó người mua trả tiền mua khí đốt bằng cách gửi Euro hoặc USD vào ngân hàng Gazprombank, sau đó chuyển đổi chúng thành Ruble - có vi phạm lệnh trừng phạt của EU đối với Moscow và các hợp đồng cung cấp khí đốt hay không.

Các hợp đồng cung cấp khí đốt quy định đơn vị tiền tệ thanh toán là Euro và USD cho hầu hết các quốc gia ở châu Âu.

Yêu cầu của ông Putin là người mua khí đốt Nga phải trả tiền bằng đồng Ruble. Cuộc tranh luận về yêu cầu của Moscow, sử dụng Gazprombank (ngân hàng được EU loại trừ khỏi các lệnh trừng phạt), tập trung vào việc liệu thanh toán theo cách này có phải là thanh toán bằng đồng Ruble hay thanh toán bằng ngoại tệ?

Yêu cầu của Nga có hiệu lực bắt đầu ngày 1/4. Ba Lan và Bulgaria, hai trong số các nước EU ủng hộ mạnh mẽ nhất việc nhanh chóng cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đã tình cờ trở thành những nước đến hạn thanh toán sớm nhất, theo quy định trong hợp đồng đã ký với Moscow.

Ba Lan và Bulgaria bị ảnh hưởng gì?

Theo Cơ quan năng lượng quốc tế, Ba Lan và Bulgaria nhập khẩu một lượng lớn khí đốt của Nga, lần lượt chiếm 45% và 80% nhu cầu. Các hợp đồng cho phép họ nhập khẩu tới 13 tỷ m3 khí đốt của Moscow, tương đương khoảng 8% lượng khí đốt Nga bán cho EU vào năm ngoái.

Tuy nhiên, việc ngừng cung cấp khí đốt được cho là sẽ không gây ra vấn đề nghiêm trọng cho cả hai quốc gia vì nhu cầu giảm trong mùa Xuân, khi thời tiết ấm áp hơn.

Simone Tagliapietra, nhà nghiên cứu cấp cao tại tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở ở Brussels, Bỉ, cho biết: “Điều này sẽ không có vấn đề trong ngắn hạn đối với cả hai nước”.

Ba Lan hiện có lượng lớn khí đốt dự trữ sau khi nước này tiếp cận khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki khẳng định, đất nước của ông có thể đối phó khi không có nguồn cung cấp khí đốt của Nga.

Bulgaria và Ba Lan đã nỗ lực trong nhiều năm để giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Moscow, đồng thời lên kế hoạch cho các hợp đồng của họ với Gazprom sẽ hết hạn vào cuối năm nay.

Theo đó, Warsaw đã mở rộng một nhà ga LNG tại cảng Swinoujscie ở Baltic và một tuyến đường ống vận chuyển mới với Lithuania sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng Năm tới. Một đường ống dẫn khí đốt nối Ba Lan với các mỏ của Na Uy, công suất hằng năm là 10 tỷ m3, cũng sẽ khai trương vào tháng 10 năm nay.

Trong khi đó, một đầu nối đường ống mới giữa Bulgaria và Hy Lạp, đưa nguồn cung khí đốt từ Azerbaijan, sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng Bảy tới.

Cả hai quốc gia cũng có thể tìm nguồn cung từ các “trung tâm” khí đốt thương mại của châu Âu - thậm chí có khả năng bao gồm cả khí đốt nguồn gốc từ Nga.

Danh sách nước nào tiếp theo?

Theo hợp đồng giữa Gazprom và khách hàng, lịch trình thời hạn thanh toán tiền mua khí đốt được giữ bí mật. Nhưng các quan chức Nga cho biết, hầu hết các công ty sẽ phải đối mặt với thời gian khó khăn vào tháng Năm khi khoản thanh toán cho khí đốt được giao vào tháng Tư đến hạn.

Sự chú ý của giới quan sát hiện đã chuyển sang phản ứng của Đức và Italy, hai nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của lục địa này. Các tập đoàn Uniper ở Đức và Eni ở Italy, hai trong số những khách hàng mua khí đốt Nga lớn nhất châu Âu, cho biết thời hạn thanh toán của họ là gần cuối tháng Năm.

Giới chức Đức cho biết, họ tin rằng có thể áp dụng phương thức thanh toán tuân thủ các lệnh trừng phạt của EU. Berlin sẽ thực hiện các khoản thanh toán bằng đồng Euro chứ không phải bằng đồng Ruble, sau đó việc chuyển đổi tiền sẽ phụ thuộc vào Gazprom.

Ngày 27/4, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết: “Chúng tôi đã đồng ý về cách tiếp cận này với EU và chúng tôi sẽ tiếp tục đi theo con đường này”.

Các nhà phân tích cũng nghi ngờ liệu việc ngừng cung cấp khí đốt cho các khách hàng lớn nhất có mang lại lợi ích cho Moscow hay không.

Tom Marzec-Manser, người đứng đầu bộ phận phân tích khí đốt tại ICIS, một công ty dữ liệu hàng hóa, cho biết: “Việc cắt giảm khí đốt, theo quan điểm của Nga, có tác động đáng kể đến doanh thu”.

Ông Andrei Belyi, trợ giảng về luật và chính sách năng lượng tại Đại học Đông Phần Lan, cho biết, việc cắt nguồn cung khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria là “một hành động nhằm trừng phạt những nước muốn loại bỏ khí đốt tự nhiên của Nga vào năm 2022. Điểm chung giữa Bulgaria và Ba Lan là cả hai đều quyết định không gia hạn hợp đồng khí đốt với Moscow từ tháng 12 năm nay”.

Chặn nguồn khí đốt tới EU, chiến thuật 'chia để trị' của Nga, sau Ba Lan và Bulgaria, nước nào vào tầm ngắm?
Động thái của Nga đã làm chao đảo thị trường khí đốt toàn cầu, đẩy giá lên cao hơn và đưa ra lời nhắc nhở về việc Điện Kremlin sẵn sàng ngừng xuất khẩu năng lượng tới châu Âu. (Nguồn: Shutterstock)

Giá khí đốt bị ảnh hưởng thế nào?

Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng tới 20% vào đầu phiên giao dịch hôm 27/4, trước khi chốt giao dịch ở mức cao hơn 10%, với 108 €/MWh.

Giá khí theo hợp đồng có xu hướng thấp hơn giá thị trường giao ngay và thường được cập nhật hằng tháng. Điều đó có nghĩa là nguồn cung cấp khí đốt của Nga có thể rẻ hơn đáng kể so với việc nhập khẩu LNG khi giá giao ngay tăng cao.

Giám đốc điều hành của Uniper Niek den Hollander cho biết, tác động thị trường sẽ không lớn nhưng thừa nhận thị trường đang “lo lắng” và đây là một “tín hiệu tăng giá”.

EU sẽ làm gì?

Ngày 27/4, trước việc Nga ngừng cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã cáo buộc Moscow sử dụng khí đốt làm “công cụ tống tiền”.

Tuy nhiên, EU đã phải vật lộn để đưa ra câu trả lời dứt khoát về việc liệu các công ty và quốc gia thành viên có nên tuân thủ cơ chế mới của Tổng thống Putin hay không.

Một tài liệu hướng dẫn về thanh toán được công bố vào ngày 22/4 cho biết, cơ chế thanh toán của Nga có thể tuân thủ các hợp đồng theo một số điều kiện, miễn là các công ty đã nêu rõ rằng nghĩa vụ thanh toán của họ kết thúc sau khi tiền được gửi vào tài khoản ngoại tệ.

Hungary đã đưa ra những dấu hiệu mạnh mẽ nhất, rằng họ sẽ tuân thủ yêu cầu của Moscow về việc áp dụng cơ chế thanh toán mới, trong khi Đức, Áo và Slovakia chỉ ra rằng họ cũng có thể làm tương tự.

Tuy nhiên, bất chấp hướng dẫn kỹ thuật của Ủy ban châu Âu, bà Von der Leyen cảnh báo, các công ty không nên thiết lập tài khoản tại Gazprombank như Điện Kremlin yêu cầu.

Bà nói: “Khoảng 97% các hợp đồng quy định rõ ràng việc thanh toán bằng Euro hoặc USD. Việc phía Nga yêu cầu thanh toán bằng đồng Ruble là một quyết định đơn phương và không theo hợp đồng. Các công ty không nên tuân theo các yêu cầu của Moscow".

Mặc dù vậy, với việc các quyết định dường như được giao cho các công ty và quốc gia riêng lẻ, các nhà phân tích nói rằng động thái của Điện Kremlin nhằm chia rẽ châu Âu và đẩy lùi các lệnh trừng phạt.

Nhà tư vấn cấp cao Tagliapietra nói: “Đây là một chiến lược ‘chia để trị’ đầy đủ. Nga muốn chia cắt châu Âu càng nhiều càng tốt. Vấn đề quan trọng đang bị đe dọa ở đây là sự thống nhất và đoàn kết của châu lục này".

Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/4): Nga-châu Âu nóng rẫy chuyện khí đốt, Ba Lan đòi kiện Moscow, đồng Ruble lên ngôi, ông Putin khoe tin vui

Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/4): Nga-châu Âu nóng rẫy chuyện khí đốt, Ba Lan đòi kiện Moscow, đồng Ruble lên ngôi, ông Putin khoe tin vui

Nga ngừng cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria, châu Âu lên phương án đối phó, Đức tuyên bố không bị ảnh hưởng, giá ...

Xung đột Nga-Ukraine: Thay đổi trật tự tiền tệ, chia rẽ nền kinh tế thế giới, kế hoạch ‘pháo đài nước Nga’ có sụp đổ?

Xung đột Nga-Ukraine: Thay đổi trật tự tiền tệ, chia rẽ nền kinh tế thế giới, kế hoạch ‘pháo đài nước Nga’ có sụp đổ?

Trong khi các chuyên gia dường như đồng ý rằng một sự thay đổi cơ bản đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu, ...

(theo jnews.uk)

Đọc thêm

Những trường y dược nào xét tuyển bằng IELTS?

Những trường y dược nào xét tuyển bằng IELTS?

Nhiều trường y dược trên cả nước yêu cầu thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 6.5 trở lên với các ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt và ...
Trong tiết trời nắng nóng, chỉ uống nước lọc thôi là không đủ

Trong tiết trời nắng nóng, chỉ uống nước lọc thôi là không đủ

Thời tiết nắng nóng, những người phải di chuyển, vận động lâu ngoài trời thường phải đối mặt với nguy cơ sốc nhiệt, rối loạn điện giải.
Đại sứ Dương Hoài Nam chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Jan Lipavsky

Đại sứ Dương Hoài Nam chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Jan Lipavsky

Ngày 29/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Cộng hòa Czech, Đại sứ Việt Nam tại Czech Dương Hoài Nam đã chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Jan Lipavsky.
Lịch cúp điện Thừa Thiên Huế hôm nay ngày 1/5/2024

Lịch cúp điện Thừa Thiên Huế hôm nay ngày 1/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Thừa Thiên Huế theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Trung ngày 1/5/2024.
Bảo Anh khoe ảnh con gái, bày tỏ 'ở đây có rất nhiều tình yêu thương'

Bảo Anh khoe ảnh con gái, bày tỏ 'ở đây có rất nhiều tình yêu thương'

Ca sĩ Bảo Anh hé lộ khoảnh khắc bế con gái Misumi cách đây hơn một năm, khi em bé được 5 ngày tuổi.
Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Giới quan sát cho rằng chính phủ Trung Quốc nên tăng cường áp lực để ngăn cản Philippines tìm kiếm cơ quan trọng tài thứ hai về tranh chấp Biển ...
Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Trên hành trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh và trí tuệ, từng bước vượt qua thách thức, đạt những thành tựu to lớn...
Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng không điểm dừng, nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' hàng

Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng không điểm dừng, nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' hàng

Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng 'không hồi kết', nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' của thị trường cà phê...
Giá xăng dầu hôm nay 30/4: Trung Đông diễn biến 'nóng' đẩy giá dầu lao dốc hơn 1 USD

Giá xăng dầu hôm nay 30/4: Trung Đông diễn biến 'nóng' đẩy giá dầu lao dốc hơn 1 USD

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu giảm hơn 1 USD, chịu tác động bởi các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas ở Cairo, Ai Cập.
Giá heo hơi hôm nay 30/4: Biên độ dao động không lớn; giá tăng khiến doanh nghiệp chế biến thịt lo lắng

Giá heo hơi hôm nay 30/4: Biên độ dao động không lớn; giá tăng khiến doanh nghiệp chế biến thịt lo lắng

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những thành tựu kinh tế nổi bật

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những thành tựu kinh tế nổi bật

Sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn về phát triển kinh tế-xã hội, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn

Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn

Giá tiêu hôm nay 30/4/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Phiên bản di động